Giai thoại về công dụng của Ngưu Hoàng Trong y học Trung Quốc, Ngưu Hoàng thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh về răng miệng. Nó có tác dụng đặc biệt đối với các bệnh như đau răng, viêm lợi. Các nha sĩ phương Tây sử dụng các thiết bị phức tạp và dược phẩm, trong khi các bác sĩ Trung Quốc có thể chữa các loại bệnh cấp về răng miệng bằng Ngưu Hoàng. Ở Trung Quốc, Ngưu Hoàng đã được dùng như một loại thuốc trong hơn hai nghìn năm qua. Cuốn từ điển cổ ngữ về các loại thảo mộc cơ bản của Thần Nông đã phân các loại thuốc Trung Quốc thành nhiều hạng khác nhau và xếp Ngưu Hoàng vào hạng được đánh giá cao nhất. Vì Ngưu Hoàng có thể hạ sốt và giải độc, nó thường được sử dụng để chữa sốt cao, bất tỉnh (ngất xỉu), chứng co giật, đột quỵ, động kinh, và những bệnh khác. Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con bò cái bị ốm. Khi bị đau đớn vì nó, con bò trở nên gầy mòn, ăn ít cỏ, và cần uống nhiều nước. Nó không đủ khoẻ để bước đi và mắt của nó chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng nó chết vì ốm. Ngưu Hoàng hình thành một cách tự nhiên là thường được tính theo giá của cuộc đời của một con bò, và vì thế mà nó rất đắt. Có một câu chuyện thú vị về Biển Thước và Ngưu Hoàng. Biển Thước là một thầy thuốc nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, là người có khả năng siêu phàm và chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người. Một ngày nọ, Biển Thước kiếm được một viên Thanh Mông thạch (một dạng khoáng chất do quá trình axít hoá) cho người hàng xóm của mình, ông Cố Dương Văn. Biển Thước dự tính nghiền nó thành bột để chữa bệnh đột quỵ và bệnh liệt của ông Cố Dương Văn. Bỗng nhiên, Biển Thước nghe thấy những tiếng động bên ngoài nhà mình và ông hỏi nguyên nhân. Dương Bảo, con trai của Dương Văn, đang bảo một người giết một con bò cái 10 năm tuổi của nhà họ Dương, con vật đã bị ốm từ 2 năm trước. Sau khi con bò cái bị giết, Dương Bảo tìm thấy một viên sỏi trong túi mật của nó. Biển Thước chú ý đến viên sỏi và hỏi Dương Bảo liệu ông có thể lấy nó không. Dương Bảo cười và bảo, “Đại phu, ông muốn dùng nó để làm thuốc hả?” Sau đó ông đặt viên sỏi bên cạnh viên Thanh Mông thạch. Lúc này,tự nhiên Dương Văn bị đột quỵ. Biển Thước nhào tới ông ta và nhìn vào mắt ông ta đang trợn ngược lên, nôn khan, chân tay ông ta thì lạnh, hơi thở thì ngắn. Ông ta đang trong tình trạng nguy kịch. Biển Thước nói với Dương Bảo, “Nhanh lên, mau đưa cho ta viên Thanh Mông thạch mà ta để ở trên bàn”. Dương Bảo chạy tới nhà Biển Thước và mang thuốc về. Biển Thước không có thời giờ để xem nó rồi nhanh chóng nghiền nó thành bột. Sau đó ông ước lượng một thang và cho Dương Văn uống. Chẳng mấy chốc, Dương Văn dứt cơn co giật, hơi thở trở nên ổn định, và ông ta đã khôi phục sự tỉnh táo. Khi Biển Thước trở về nhà, ông phát hiện ra viên Thanh Mông thạch vẫn còn ở trên bàn, trong khi Ngưu Hoàng thì biến mất. Ông hỏi người nhà, “Ai đã lấy Ngưu Hoàng đi rồi?”. Người nhà ông nói, “Dương Bảo đến để lấy thuốc và anh ta bảo làm theo những gì ông bảo”. Sự ngẫu nhiên này khiến cho Biển Thước suy nghĩ, “Phải chăng Ngưu Hoàng có khả năng làm hết khó thở và điều hòa hệ thống hô hấp?” Ngày hôm sau, ông chủ tâm sử dụng Ngưu Hoàng trong thuốc của Dương Văn thay thế cho Thanh Môn thạch. Ba ngày sau, tình trạng của Dương Văn cải thiện một cách thần kỳ. Ông ta không chỉ hết co giật mà còn cử động được tay chân bị liệt của mình. Từ trường hợp này, Biển Thước kết luận, “Do Ngưu Hoàng được ngâm trong túi mật của con bò trong một thời gian dài, vì vậy tính hàn của nó có thể thấu tới tim và gan của người bệnh. Nó có thể lọc tim, thông các mạch, điều hòa gan và chữa liệt”. . Giai thoại về công dụng của Ngưu Hoàng Trong y học Trung Quốc, Ngưu Hoàng thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh về răng miệng. Nó có tác dụng đặc biệt đối với. sĩ phương Tây sử dụng các thiết bị phức tạp và dược phẩm, trong khi các bác sĩ Trung Quốc có thể chữa các loại bệnh cấp về răng miệng bằng Ngưu Hoàng. Ở Trung Quốc, Ngưu Hoàng đã được dùng. điển cổ ngữ về các loại thảo mộc cơ bản của Thần Nông đã phân các loại thuốc Trung Quốc thành nhiều hạng khác nhau và xếp Ngưu Hoàng vào hạng được đánh giá cao nhất. Vì Ngưu Hoàng có thể