Đông dược: Uống đúng sao vẫn tử vong? pps

5 93 0
Đông dược: Uống đúng sao vẫn tử vong? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đông dược: Uống đúng sao vẫn tử vong? Xen lẫn giữa những thông tin về một số trường hợp chết do dùng đông dược gần đây, dễ dàng nhận thấy một số chứng cứ cho biết những vị thuốc nạn nhân sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép, thậm chí nhiều loại còn rất quý hiếm. Vậy tại sao họ vẫn gặp nạn? Để có câu trả lời cuối cùng, sẽ phải đợi những kết luận của cơ quan chức năng. Tuy nhiên đứng ở góc độ chuyên môn, có thể nhận thấy những tai nạn đó chẳng có gì bí ẩn. Cũng như thuốc tây, đông dược luôn có những tác dụng không mong muốn khi sử dụng, thậm chí có thể gây chết người như một số tai nạn vừa qua. Dễ uống nhưng cũng dễ… chết Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn khi dùng thuốc đông y, trong đó đầu tiên phải kể đến là bệnh nhân bị dị ứng với một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa. Điều này xảy ra tương tự như đối với tân dược. Tuy nhiên vì thuốc đông y thường là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khác nhau nên rất khó xác định dị nguyên cụ thể (là chất có thể gây dị ứng). Một số trường hợp bệnh nhân dùng quá liều (tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định) loại thuốc đông y mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc như bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn… cũng có thể dẫn đến nguy hiểm. Thêm vào đó, do quan niệm “hiền như thuốc đông y” vẫn còn trong dân gian nên không ít bệnh nhân đã tuỳ tiện dùng thuốc vì nghĩ “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”, bất chấp những hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng và quy trình điều trị, dẫn đến ngộ độc. Số khác thì dùng phối hợp với quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả tân dược, dẫn đến tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể. Tai nạn trong dùng đông dược còn có thể đến với người bệnh từ phía các thầy thuốc. Do trình độ hoặc thăm khám không kỹ, một số thầy thuốc đã kê đơn cho bệnh nhân dùng loại thuốc đông y mà lẽ ra phải là chống chỉ định. Thực tế đã có không ít trường hợp bị nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng hoặc bị gian thương cố tình đánh tráo để trục lợi, như dùng thương lục làm giả nhân sâm. Ngoài ra, chất lượng thuốc không bảo đảm, trồng trọt chăm bón với quá nhiều hoá chất có hại, bảo quản không tốt (dùng quá nhiều lưu huỳnh), bào chế sai quy cách hoặc thuốc bị nhiễm vi sinh vật có hại cũng rất dễ gây ra ngộ độc, dị ứng khi dùng thuốc. Họa từ cách sắc và uống thuốc Trong đông y, sắc thuốc là một công việc khá phức tạp và công phu nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng và uống ra làm sao là một chuyện hết sức quan trọng. Trên thực tế, do thiếu hiểu biết về vấn đề này lại không được các thầy thuốc hướng dẫn cẩn thận nên nhiều người bệnh tỏ ra lúng túng hoặc cứ uống đại cho xong, làm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả trị liệu và gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Thường khi sắc thuốc xong, chắt thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng vì rất hợp sinh lý. Tuy nhiên với những người mắc chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh… muốn nâng cao tác dụng thì phải uống nóng. Ngược lại, với những người mắc chứng nhiệt, biểu hiện bằng các triệu chứng sốt cao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét… thì phải đợi thuốc thật nguội mới uống. C ác vị thuốc uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hoà nên khi sắc thuốc thì dùng lửa nhỏ. Các vị thuốc uống nóng thường có tính ôn nhiệt nên khi sắc phải dùng lửa to, sắc nhanh. Các vị thuốc uống lạnh thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút. Tóm lại, khi uống thuốc cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể và tính chất của dược liệu để lựa chọn cách uống phù hợp. Thuốc có hiệu quả hay không ngoài dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc thời gian uống có hợp lý không. Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc bồi bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có tác dụng kiện vị, khu trùng (trừ giun)… nên uống lúc bụng đói trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày và ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn bổ dương khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến giữa trưa… Để tránh tai biến do đông dược Với bệnh nhân, điều trước tiên là phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của thầy thuốc, không tuỳ tiện sử dụng đông dược khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Một số vị thuốc và bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm dân gian có thể tự dùng, nhưng tốt nhất nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc có chuyên khoa. Khi sử dụng, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì phải ngừng thuốc ngay và báo lại cho thầy thuốc biết để xử trí. Với thầy thuốc, phải thăm khám tỉ mỉ, nắm được tiền sử dị ứng của bệnh nhân, trọng dụng các xét nghiệm hiện đại để biết tình trạng của các cơ quan quan trọng và tiên lượng kết quả khi dùng thuốc. Hết sức thận trọng trong kê đơn những vị thuốc có độc. Hướng dẫn bệnh nhân chu đáo cách thức dùng thuốc, không phối hợp thuốc tây và thuốc ta một cách cẩu thả, kiểm tra kỹ chất lượng thuốc trước khi cân thuốc theo đơn cho người bệnh. Ngoài ra, kiêng cữ ăn uống cũng là một điều rất cần thiết. Theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khoẻ người bệnh. Do hạn chế về kiến thức, nhiều thầy thuốc bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều thứ, kể cả những thứ rất cần thiết cho cơ thể hoặc tạo ra các thói quen cứ khi dùng thuốc đông y là phải kiêng tôm, cua, ốc, thịt gà, rau muống, giá đỗ… một cách cứng nhắc. Trên thực tế, kiêng cữ ăn uống phải tuỳ thuộc hai yếu tố: các món ăn kỵ với những vị thuốc đang uống, ví như bạch linh kỵ giấm, miết giáp kỵ bạc hà… và các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc, ví như khi uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng các thức ăn có tính mát lạnh . Đông dược: Uống đúng sao vẫn tử vong? Xen lẫn giữa những thông tin về một số trường hợp chết do dùng đông dược gần đây, dễ dàng nhận thấy một số. thuốc. Họa từ cách sắc và uống thuốc Trong đông y, sắc thuốc là một công việc khá phức tạp và công phu nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng và uống ra làm sao là một chuyện hết sức quan. thuốc đông y mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc như bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn… cũng có thể dẫn đến nguy hiểm. Thêm vào đó, do quan niệm “hiền như thuốc đông y” vẫn còn

Ngày đăng: 10/08/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan