NguyễnXuânHiên-NhàhoạtđộngcáchmạngdũngcảmVânTụ- Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cáchmạng của nhân dân ở đây diễn ra sôi nổi, sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựng và phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt độngcáchmạng nổi tiếng NguyễnXuânHiên (1907 - 1973). VânTụ- Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cáchmạng của nhân dân ở đây diễn ra sôi nổi, sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựng và phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt độngcáchmạng nổi tiếng NguyễnXuânHiên (1907 - 1973). Thân sinh ông NguyễnXuânHiên là ông NguyễnXuân Luyện, gốc ở làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, cha ông lên làm ăn sinh sống ở làng Liên Trì, xã Liên Thành và làm rể một gia đình giàu có họ Phan Đức. Nhà cha mẹ vợ có mấy chục mẫu ruộng nhưng không có con trai, nên khi ông bà ngoại mất, ông Luyện được thừa kế. Về sau, khi ông bà Cố Luyện qua đời, ông Hiên là con trai trưởng đã được thừa hưởng phần lớn tài sản ruộng đất cha mẹ để lại. Lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lại chịu ảnh hưởng của thầy dạy chữ Hán là ông Đầu huyện Tuyết (người đứng đầu huyện trong một kỳ thi sát hạch), một thầy đồ mang nặng “nợ nước thù nhà” (có cha là Chánh tổng Phan Văn Bạt, bị giặc xử chém cuối thời kỳ Văn Thân - Cần Vương) nên ông và nhiều học trò khác đã sớm giác ngộ và đi vào hoạt độngcách mạng. Nhờ kinh tế gia đình khá giả nên từ những năm 1930 - 1931, khi đang hoạtđộng ở Yên Thành, ông đã có điều kiện giúp đỡ tài chính cho tổ chức và chu cấp cho nhiều đồng chí cùng hoạt động. Theo đồng chí Phan Đức Vinh, nguyên Bí thư Huyện ủy Yên Thành, những năm 1936 - 1941 ghi lại trong Sơ thảo lịch sử Đảng bộ xã Liên Thành thì từ giữa năm 1930, với bầu máu nóng của tuổi thanh niên và ý chí căm thù giặc, đồng chí Hiên đã đi tới các vùng như Thanh Chương, Anh Sơn, Diễn Châu liên hệ tìm đến các tổ chức cách mạng. Ở xã Bạch Ngọc, huyện Anh Sơn, ông được các đồng chí ở đây hướng dẫn cách gây dựng phong trào, cách tổ chức Chi bộ Đảng. Về địa phương, ông đã nói chuyện ở các cuộc họp phường hội và tuyên truyền trong các đối tượng thanh niên, học sinh. Đồng thời, liên hệ với các ông Nguyễn Tâm Đệ, Nguyễn Tâm Tiêu,… những người yêu nước đang dạy học ở làng Ngọc Luật, nơi phong trào cáchmạng diễn ra sôi nổi, mang tài liệu về phổ biến và gây dựng cơ sở. Các tổ chức Nông hội đỏ, đội Tự vệ đỏ cũng đã được các ông thành lập và đi vào hoạt động. Thời gian này, Tri huyện Yên Thành đã hai, ba lần cho đòi ông ra nhưng không có chứng cớ, chúng đe dọa rồi thả về. Sau đó, ông đã cùng các các đồng chí khác trở lại Ngọc Luật gặp cấp trên, báo cáo tình hình và xin tổ chức thành lập Chi bộ Đảng nhưng chưa được chấp nhận. Họ trở về hoạtđộng trong nhóm Trung Kiên và liên lạc thường xuyên cũng như tham dự cuộc họp của các tổ chức cáchmạng trong huyện. Trước cuộc biểu tình toàn huyện ngày 7/11/1930, đồng chí Hiên, đồng chí Đệ, đồng chí Vinh… đã liên lạc với các đồng chí ở làng Mậu Long, Phúc Duệ, Nam Thôn, Đồng Mỹ, Trung Phu,… vậnđộng quần chúng nhân dân biểu tình rất đông. Riêng ở làng Liên Trì, các đồng chí còn phân công người cắm cờ đỏ búa liềm lên cây gạo ở đình làng, cây đa Mậu Long và cây gạo Cổng Đông cạnh đường 538, rồi cử đồng chí NguyễnVăn Lâm cầm cờ đi đầu đoàn biểu tình. Mặc dù cuộc biểu tình bị đàn áp, riêng làng Liên Trì có hai người bị thương, hai người bị bắt nhưng phong trào cáchmạng sau đó vẫn diễn ra sôi nổi và liên tục. Các làng đều có Nông hội đỏ hoạtđộng công khai, buổi tối thường tổ chức các cuộc mít tinh diễn thuyết, học văn hóa… nhưng chính quyền tay sai không làm gì được. Trên cơ sở đó, đầu năm 1931, đồng chí Hiên mời cán bộ Tỉnh ủy về tổ chức học tập điều lệ cho một số đồng chí, rồi hôm sau làm lễ kết nạp Đảng và thành lập chi bộ đầu tiên ở địa phương. Sau đó, đồng chí Hiên cùng các đồng chí Đệ, Vinh nhận được chỉ thị cấp trên về kế hoạch đấu tranh ở chợ Kè nhằm phá vỡ âm mưu tập trung quần chúng phát “thẻ quy thuận” của địch dự định tổ chức vào ngày 7/2/1931 cùng một khối lượng truyền đơn khá nhiều. Các đồng chí đã dựa vào tổ chức Nông hội Đỏ, Tự vệ Đỏ của các làng trong vùng, ban đêm phân phát truyền đơn và vậnđộng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh này. Phiên chợ Kè hôm đó, đoàn làng Liên Trì, Phúc Duệ, Mậu Long, Nam Thôn,… không đi tập trung nhưng khá đông. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Yên Thành, nhiều địa phương khác cũng đã chuẩn bị và bố trí nhiều người đi dự. Khi buổi lễ bắt đầu, lá cờ vàng vừa kéo lên, Tổng đốc An Tĩnh chuẩn bị biểu dụ thì hàng ngàn truyền đơn nhất loạt được tung ra. Không khí buổi lễ phút chốc hỗn loạn. Tri huyện, Giám binh xua quân đi dẹp nhưng chúng hoàn toàn bất lực trước khối người khổng lồ nhất tề phản đối. Các quan chức và Giám binh đành phải đánh bài chuồn, chịu sự thất bại nhục nhã. Ở giai đoạn cuối của Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào bị khủng bố, đàn áp khốc liệt. Năm 1931, ông và nhiều đồng chí ở VânTụ bị bắt giải lên tạm giam ở đồn Tràng Kè. Trước khi đi, ông đã căn dặn các đồng chí: “Anh em cứ khai hết cho tôi, tôi sẽ có cách đối phó”. Nhờ vậy, cùng với sự can thiệp của ông Bang Mận (Bang tá huyện) mấy ngày sau, nhiều đồng chí ở Liên Trì, Mậu Long,… lần lượt được thả về. Nhưng ông đã bị giặc đánh đập, tra tấn kéo dài. Là người có sức khỏe, lại giỏi võ nghệ, ông đã cố chịu đựng. Mặt khác, bản thân ông đã dùng lý lẽ để tự biện minh cho mình. Trước sau, ông cứ nói đi nói lại là vì có mấy mẫu ruộng, họ khai cho ông là để ông đi tù rồi lấy của ông. Hơn nữa, họ chỉ nói miệng chứ có ký nhận gì đâu. Cuối cùng, không khai thác được gì, không khuất phục được ông, bọn chúng đã đưa ông vào giam ở nhà lao Buôn Mê Thuột cùng với nhiều nhàcáchmạng khác. Đến năm 1934 ra tù, trên đường về nhà, ông ghé qua và nghỉ lại làng Ngọc Luật, được các đồng chí ở đây phổ biến tình hình, giao nhiệm vụ. Về nhà, ông liên lạc ngay với Phan Đức Vinh và các đồng chí trong nhóm Trung Kiên. Họ phân công nhau móc nối và xây dựng cơ sở Đảng ở các làng và tổ chức một Chi bộ ghép của tổng VânTụ (tổng VânTụ lúc này có 27 thôn bao gồm địa bàn các xã: Liên, Công, Khánh, Bảo, Minh, Lý, Mỹ, Đại Thành ngày nay). Từ Chi bộ này đến đầu năm 1936 tách ra thành bốn Chi bộ nhỏ. Đây là cơ sở để đến cuối tháng 12/1936, Tỉnh ủy Nghệ An cử người ra Liên Trì triệu tập Hội nghị thành lập Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ huyện Yên Thành và đồng chí Phan Đức Vinh được cử làm Bí thư. Sau Đại hội chính thức Huyện đảng bộ đầu năm 1937, ông được điều lên công tác tại Tỉnh ủy Nghệ An. Đầu năm 1939, trong một lần về cơ sở, ông và hai đồng chí cùng đi lại sa vào tay giặc, rồi bị đưa vào giam ở nhàtù Buôn Mê Thuột. Đầu năm 1945, vừa ra tù, ông đã liên hệ ngay với Chi bộ Đảng địa phương, gặp Huyện ủy Yên Thành cùng tổ chức Việt Minh huyện nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhận xét về quá trình ở tù và sau đó, tại Hồ sơ "Cán bộ lão thành cách mạng" đồng chí Chu Văn Biên, nguyên Bí thư Khu ủy Liên khu 4, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp đã viết: “Trong tù, đồng chí Hiên đã tích cực đấu tranh với địch và làm thơ ca cách mạng, là một đảng viên trung kiên, bất khuất. Ra tù, lại tiếp tục hoạt động. Khởi nghĩa năm 1945, đồng chí Hiên trực tiếp lãnh đạo cướp chính quyền tại huyện Yên Thành với chức vụ Trưởng ban Phòng thủ huyện Yên Thành (trưởng ban kháng chiến)”. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Trưởng ban Thương binh liệt sĩ huyện. Với tư tưởng dựa vào dân và sự năng nổ, quyết đoán, ông đã giải quyết được nhiều khó khăn của huyện lúc bấy giờ. Chẳng hạn như việc gửi thương binh về xã: Bản thân ông đã cùng một vài cán bộ đi từ làng này đến làng khác, vậnđộng các gia đình đưa thương binh về nuôi tại nhà. Hay như Trường trung học Lê Doãn Nhã năm 1947 mới thành lập, bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Với uy tín của mình, ông đã cùng cán bộ trường đi vậnđộng các nhà giàu trong huyện ủng hộ tiền bạc, đóng đủ bàn ghế và mua sắm các trang thiết bị khác cho trường. Vốn là người cương trực, nhiều khi ông đã không chịu được trước cảnh người dân bị chèn ép. Do đó, đã hơn một lần, ông can thiệp vào những chuyện bất bình. Ở xã Liên Thành, nhân dân còn truyền miệng nhiều câu chuyện về ông. Ví dụ: Có một lần hai tên lính lệ về thúc việc thu thuế. Cùng với Hương kiểm làng, chúng bắt trói một người đàn ông thường đi rừng, đang bị sốt rét thiếu thuế giải lên đình. Trên đường đi qua vùng ruộng lúa Cổng Kho, ông Hiên ngăn lại và phản đối việc bắt trói người ốm. Hai bên xô xát, một tên lính dương súng dọa bắn, ông ôm cả người và súng quẳng xuống ruộng lúa bùn lầy. Tên còn lại kéo được bạn lên bờ, đuổi theo thì ông đã “cao chạy xa bay”. Một lần khác, ở gần nhà ông có người cao tuổi, bị mù lòa không vợ con, sống bằng nghề nấu rượu. Hôm nọ, có hai tên lính vào phạt ông về tội nấu rượu lậu. Không có tiền nạp, bọn chúng đập vỡ nồi rượu. Ông Học Thức, tên người nấu rượu, chỉ biết ôm đầu kêu khóc. Bước vào nhà, thấy hai người lính còn trẻ, ông Hiên đã bình tĩnh giảng giải: Nào là người lành thì các anh không bắt, lại đi bắt người mù, nào là trách nhiệm của chính quyền và xã hội đối với người tàn tật,… Sau cùng, ông buộc hai tên lính phải trả tiền cho người nhà để mua nồi khác. Bọn chúng không chịu, hai bên cãi vạ, xẩy ra xô xát, ông đá cả hai ngã lăn kềnh, rồi mang khẩu súng trường bỏ đi. Hai tên lính vội vã cầm gươm, cầm dao đuổi theo. Nhưng ông đã nhảy qua dãy tường cao của ngôi nhà trước cổng và “biến mất”. Bọn lính lùng sục mãi không được đành chịu mất súng và lủi thủi ra về. Trong quá trình hoạt động, ông có viết một số bài báo với bút danh là Xuân Sơn. Nhưng các bài báo và những bài thơ ông làm không còn lưu giữ được nhiều. Đến nay người ta chỉ còn nhớ được một số bài thơ của ông. Chẳng hạn bài: VỊNH CHIẾC BÁNH MỲ Duyên dáng ưa thích cái vỏ dòn, Đói no vẫn giữ được vuông tròn, Thử lửa da vàng, lòng vẫn trắng, Chung thủy một đời với nước non. Sau một thời gian lâm bệnh và điều trị tại quê nhà, năm 1957 theo lời khuyên của mấy người em, ông ra Hà Nội gặp một số đồng chí cán bộ cao cấp ở trung ương vốn là những người cùng sinh hoạt trong thời gian ở tù như Tố Hữu, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Thập, Song Hào,… Các đồng chí đó đã tiếp thân mật và khuyên ông nên vào Vinh tiếp tục làm việc (ông ở một mình). Ra về, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, nguyên Ủy viên Bộ chính trị lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có tặng ông bộ ka ky bốn túi cùng giày mũ. Mấy tháng sau, Tỉnh ủy Nghệ An mời ông vào làm việc tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh nhưng do sức khỏe yếu, ông đã gửi giấy vào xin được ở nhà. Tuy vậy, Huyện ủy Yên Thành đã cấp cho ông sổ gạo và đến giai đoạn bao cấp, ông cũng được hưởng chế độ tem phiếu C như là cán bộ cao cấp nghỉ hưu. Cũng thời gian đó, đồng chí Võ Thúc Đồng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh và đồng chí Lê VănHiến-nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong một lần đi công tác ghé vào thăm ông, thấy ông không còn khỏe, đã tìm gặp Bí thư Đảng ủy và Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Liên Thành để: “Nhờ các đồng chí thay chúng tôi quan tâm, chăm sóc đồng chí Hiên”. Năm 1973, Đảng ủy và UBND xã Liên Thành đã tiến hành xây cho ông ngôi nhà. Nhưng công việc đang tiến hành dở dang thì ông mất. Khi ông mất, Nhà nước đã truy tặng Huân chương Độc lập hạng Hai và cho xây dựng lăng mộ, nhà thờ để thờ cúng ông -Nhà hoạt độngcáchmạng dũng cảm./. . Nguyễn Xuân Hiên - Nhà hoạt động cách mạng dũng cảm Vân Tụ - Một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Kể từ Xô viết Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân. và phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng Nguyễn Xuân Hiên (1907 - 1973). Thân sinh ông Nguyễn Xuân Hiên là ông Nguyễn Xuân Luyện, gốc ở làng Tràng Sơn, xã. sâu rộng và liên tục. Một trong những người có công đầu gây dựng và phát triển phong trào đó chính là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng Nguyễn Xuân Hiên (1907 - 1973). Vân Tụ - Một vùng quê