Bạc hà pptx

5 158 0
Bạc hà pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạc hà Cây này thường mọc ngầm tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài. Lá bạc hà thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa bạc hà nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân cây có lông và có mùi thơm. Cây bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm. Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến tiết enzyme kích thích tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa. Phần ngọn của cây bạc hà có tác dụng điều trị rối loạn hệ tiêu hoá, giảm đau bụng, buồn nôn, bệnh cảm cúm và sốt. Được xem là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, lá bạc hà có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một số enzyme có trong lá bạc hà có thể giúp trị ung thư. Bạc hà có vị thơm giòn, ngoài dùng để nấu canh chua còn có thể kết hợp với những nguyên liệu khác chế biến ra những món lạ miệng để thay đổi khẩu vị. Người Trung Quốc dùng bạc hà như một loại thảo mộc hữu ích cho những người có chức năng gan và hệ tiêu hoá kém. Người Việt Nam dùng lá bạc hà ăn kèm các món cuốn hoặc xắt nhỏ cho vào gỏi, canh, bún, các món xào… 8. Thảo quả Thảo quả còn gọi là đò ho hay tò ho, có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb (Amomum tsao-ko Crév.et Lem). Cụm hoa có màu đỏ nhạt mọc từ gốc, dài 13-20cm. Trên mỗi bông có từ 8- 17, quả, khi chín màu đỏ nâu bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau mùi rất thơm. Trong thảo quả có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu. Thảo quá có vị cay, tính ấm có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khu đàm tiệt ngược, tiêu thực trừ hàn. Thảo quả được dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá (khi nấu để cả quả, nhưng sau đó lấy ra vì nồng) và dùng để thêm vào một số bánh kẹo. Ngoài ra, thảo quả còn được dùng làm thuốc chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, tiêu chảy, trị sốt rét, lách to, ngâm nước chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Liều dùng 3-6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. 9. Nghệ Nghệ còn gọi là uất kim hương hay khương hoàng, tên khoa học Curcuma longa L (Curcuma domestica). Đây là loài cây thân thảo cao khoảng 0,6-1m. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy. Củ nghệ chứa: tinh dầu 3-5% màu vàng nhạt, thơm, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat và chất béo. Củ nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống, giúp tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và kháng khuẩn. Một bữa ăn có nghệ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tăng cân. Nghệ có chứa một hoạt chất cơ bản là curcumin mà cơ thể rất dễ hấp thụ, theo một nghiên cứu của ĐH Tufts (Boston, Anh). Trong dược học, nghệ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức. Các đơn thuốc thảo dược có phối nghệ để trị bệnh như: 1. Vàng da: nghệ, nghệ đen, cỏ cú, quả quất non tán bột, trộn với mật ong làm viên uống. 2. Cao dán nhọt: nghệ 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Gọt sạch ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, nghệ rồi phết vào giấy mỏng dùng dán lên mụn nhọt. 3. Thuốc rửa âm đạo (bài thuốc ở An Giang): Bột nghệ vàng (nghệ xà cừ) 30g, phèn chua phi 20g, hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch sau đó nấu sôi lại một lần nữa. Để cho hỗn hợp trên nguội rồi rửa âm đạo. 10. Mùi tây Tên khoa học Petroselinum crispum (Mill.) Nym. hay Petroselinum sativum. Đây là loài cây thân thỏa sống 2 năm, cao 20-80cm, rễ phát triển thành củ hình trụ, đầu hình nón. Lá cây có cuống dài thường hình thành 3 cạnh, xẻ thành thùy với 3 thùy nhỏ, mép có răng cưa. Hoa màu lục vàng nhạt, hợp thành tán kép. Khi vò cây tỏa mùi hương dễ chịu. Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Cây mùi tây rất giàu vitamin A, C được dùng thêm hương vị và màu sắc cho các món ăn sống hoặc chế biến. 11. Ớt Ớt tên khoa học là Capsicum frutescens L. Cây thân cỏ cao từ 0,5 đến 1m, phân nhiều cành. Lá ớt mọc so le, thuôn dài đầu nhọn. Quả ớt mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tùy loại. Quả ớt có vị cay, tính nóng; có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong ẩm thực có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu. Ngoài ra lá ớt có vị đắng, tính mát, ăn vào có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. 12. Tỏi Có tên khoa học là Allium sativum L. Tỏi là cây thân thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi. . Bạc hà Cây này thường mọc ngầm tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài. Lá bạc hà thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa bạc hà. tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Lá bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, đồng thời giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bị sưng viêm. Mùi thơm của lá bạc hà kích hoạt tuyến nước bọt cũng như. Phần ngọn của cây bạc hà có tác dụng điều trị rối loạn hệ tiêu hoá, giảm đau bụng, buồn nôn, bệnh cảm cúm và sốt. Được xem là chất sát trùng và giúp hơi thở thơm tho, lá bạc hà có tác dụng ngăn

Ngày đăng: 10/08/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan