BẠC HÀ (Kỳ 1) pptx

5 260 0
BẠC HÀ (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẠC HÀ (Kỳ 1) Tên khác: bạc hà Vị thuốc Bạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa), Tác dụng, chủ trị: bạc hà + Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận). + Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo). + Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo). + Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh). + Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa). + Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú). + Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo). + Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo). + Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật). + Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu). + Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân). + Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo). + Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ (Nam Dược Thần Hiệu). + Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều dùng: + Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm. + Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi. + Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml. Kiêng kỵ: + Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận). + Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân). + Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa. BẠC HÀ (Kỳ 1) Tên khác: bạc hà Vị thuốc Bạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương. Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên),

Ngày đăng: 08/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan