1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương nghiên cưu: Nghiên cứu phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang pptx

8 1,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Đề cương nghiên cứu 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn đã có nhiều bước phát triển rõ rệt. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất ngành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Nhiều cơ sở và các hộ dân sản xuất ngành nghề đã bước đầu khẳng định được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hóa của mình đối với khách hàng trong nước và thế giới. Chỉ tính riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có mây tre đan hiện đã cuất khẩu sang 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng từ 13-20%, đạt kim ngạch gần 850 triệu USD năm 2007. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng mây tre đan nói riêng nhờ lợi thế về nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ trọng nhỏ từ 3-5% giá trị nhập khẩu [19]. Song song với quá trình phát triển đó, ngành nghề MTĐ ở huyện Yên Dũng còn nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh chưa khai thác hết, Hiện trong trong toàn huyện có thổng số 23 xã nhưng trong đó mới chỉ có 2 xã có làng nghề với 3 làng nghề truyền thống về MTĐ với trên 500 hộ tham gia vào làm nghề. So với tiềm năng chung của toàn tỉnh thì con số này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (21,42%) [10]. Cũng giống như các làng nghề MTĐ khác trên toàn quốc, sản phẩm của các hộ và các cơ sở sản xuất ra một phần được tiêu thụ trong nước và phần lớn xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản Đối với làng nghề MTĐ, sử dụng chủ yếu nguyên liệu mây, nguồn nguyên liệu mây rừng ở chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn nguồn mây vườn chủ yếu được khai thác tại chỗ. Nhưng trong thực tế ở đây, sản xuất ngành nghề MTĐ vẫn mang tính chất thủ công trong các hộ các gia đình, các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị sản xuất thô sơ nên hiệu quả kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm nên cần phải có giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thúc đẩy ngành nghề tại địa phương phát triển đúng hướng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” rất có ý nghĩa với quá trình phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung và phát triển ngành nghề MTĐ nói riêng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu phát triển ngành nghề MTĐ và đánh giá đúng thực trạng về phát triển ngành nghề MTĐ ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giangđề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề mây tre đanhuyện Yên Dũng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dânhuyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hoá các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững ngành nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan trong phát triển kinh tế hiện nay. • Đánh giá đúng thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động của ngành nghề mây tre đanhuyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. • Đánh giá các yếu tố thuận lợi, khó khăn,cơ hội thách thức đối với phát triển bền vững ngành nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đanhuyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. • Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi thúc đẩy phát triển bền vững ngành nghề thủ công mỹ nghệ mây trehuyện Yên Dũng, góp phần nâng cao thu nhập của người dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Đặc trưng của nghề mây tre đanhuyện Yên Dũng? 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ làm nghề mây tre đan hiện nay ở Yên Dũng như thế nào? 3. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ MTĐ phát triển mạnh hay suy giảm? 4. Nếu phát triển thì tại sao lại phát triển ngành nghề mây tre đan? 5. Thực trạng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ MTĐ ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang? 6. Các điểm mạnh yếu, cơ hội thác thức trong phát triển nghề mây tre đan ở huyện? 7. Các khả năng và phương hướng phát triển nghề MTĐ ở huyện trong thời gian tới như thế nào ? 8. Các giải pháp nào thức đẩy phát triển ngành nghề mây tre đan để góp phần nâng cao thu nhập của hộ nông dânhuyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển ngành nghề MTĐ trong các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình sản xuất tại các làng nghề của huyện. Đối tượng trực tiếp là các chủ thể tham gia sản xuất ngành nghề MTĐ tại địa bàn huyện. Các nhân tố tác động đến phát triển ngành nghề MTĐ tại địa bàn huyện. trong các làng nghề thuộc các xã Tân Mỹ, Song Khê, Tiến Dũng. 1.3.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan Trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển NNNT là vấn đề quan trọng. Vì thế mà chủ đề về NNNT đã và đang là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề, NNNT với các vấn đề như: tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động, ô nhiễm môi trường … Báo cáo khoa học “Nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết trong phát triển làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc” của PGS – TS. Phạm Vân Đình, KS. Đinh Văn Hiến, KS. Nguyễn Phượng Lê đã đề cập đến vấn đề đất đai, lao động, thu nhập, vốn và môi trường trong các làng nghề. Nhưng báo cáo chưa đi sâu phân tích tác động của phát triển làng nghề đến các vấn đề đó. Báo khoa học của KS. Đinh Văn Đãn, ThS. Dương Văn Hiểu “Khảo sát phát triển NNNT ở tỉnh Ninh Bình” chỉ đề cập đến vai trò, ý nghĩa phát triển NNNT đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa đi sâu phân tích để thấy được tác động của phát triển NNTT đến sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế của hộ nông dân. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Khung phân tích Khung nghiên cứu đề tài dựa trên sự phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề mây tre đanhuyện Yên Dũng - Bắc Giang. Khung phân tích được mô tả như sau: 1.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 1.4.2.1 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu nghiên cứu + Số liệu thứ cấp: + Số liệu sơ cấp: • Chọn điểm điều tra • Chọn mẫu điều tra 1.4.3 Phương pháp phân tích 1.4.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng nhằm phân tổ theo qui mô hộ gia đình, tổ hợp, nhóm sản xuất các mặt hàng cụ thể để làm cơ sở cho việc phân tích. So sánh giữa các xã, các sản phẩm. 1.4.3.2 Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) Sử dụng công cụ SWOT xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức - làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan. Dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề ra các giải pháp nhằm phát triển nghề mây tre đanYên Dũng. Ma trận SWOT được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu PHÁT TRIỂN NGHỀ MÂY TRE ĐAN CHI PHÍ, KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔ CHỨC – THỂ CHẾ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Cơ chế, chính sách Truyền thống của làng nghề Điều kiện tự nhiên Kinh tế xã hội KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ tố ảnh hưởng theo hai hướng: các cơ hội (O) và các thách thức là (T) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài tác động tới sự phát triển của nghề mây tre đanphát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố bên trong theo hai hướng: điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) rút ra từ việc phân tích mức độ quan trọng của yếu tố nội lực bên trong. Ma trận SWOT được thiết lập trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận. Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập: cơ hội được thiết lập với điểm mạnh (OS), cơ hội thiết lập với điểm yếu (OW), thách thức thiết lập với điểm mạnh (TS) và thách thức tác động với điểm yếu (TW). 1.4.3.3 Phương pháp phân tích ngành hàng + Xác định các tác nhân tham gia ngành hàng: tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là một trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Ta có thể hiểu rằng: tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. + Xác định các luồng hàng sản phẩm chủ yếu: những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạm sản xuất, chế biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. + Một số khái niệm dùng cho tính toán - Sản phẩm P (product): là doanh thu của từng cá nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. + Chi phí trung gian (intermediate Cots) là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào một quá trình sản xuất - kinh doanh. + Giá trị gia tăng thô VA (Value Added) là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn là đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách thuế Nhà nước. Ta có VA = P - IC. + Lãi gộp GPr (Gross Profit): là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuê lao động (W), chi phí cơ hội của lao động gia đình (L), thuế (T) và chi phí về tài chính (FF). GPr = VA - (W + L + T + FF). + Lãi ròng NPr (Net Profit): là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi hao mòn tài sản cố định (A). NPr = GPr - A. 1.4.3.4 Phương pháp dự báo Sử dụng phương pháp này cho phép dự đoán ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn. Tài liệu thường được sử dụng để dự đoán là dẫy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề mây tre đan trên địa bàn huyện. 1.4.3.4. Nghiên cứu điển hình Nghiên cứu điển hình là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng trong các nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả của các nghiên cứu điển hình là những minh chứng xác thực cho kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì lí do đó, đề tài sẽ thực hiện một số nghiên cứu điển hình về các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, tổ, nhóm, hộ gia đình) đã thành công hay thất bại trong quá trình phát triển làng nghề MTĐ. Những thành công hoặc thất bại này sẽ giúp cho kết quả đánh giá có ý nghĩa hơn. Nghiên cứu điển hình sẽ được thực hiện bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh và thảo luận sâu với các đối tượng trong quá trình nghiên cứu. 1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.5.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN 1.5.1.1 Tình hình phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung tại huyện 1.5.1.2 Tình hình phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện 1.5.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI HUYỆN 1.5.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ và cơ sở sản xuất điều tra 1.5.2.2 Thực tiễn về phát triển ngành nghề mây tre đan a Phân tích quá trình hình thành nghề b Qui trình và tổ chức sản xuất c Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nghề mây tre đan - Trình độ chuyên môn của lao động trực tiếp sản xuất và quản lý trong các làng nghề sản xuất hàng mây tre đan - Vốn và công nghệ sản xuất - Mẫu mã và chất lượng sản phẩm - Thị trường tiêu thụ hàng mây tre đan trên địa bàn huyện - Giá cả các yếu tố đầu vào và nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất - Các nhân tố ảnh hưởng khác d Sinh kế, thu nhập của các hộ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở - Doanh thu của các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất - Chi phí của các hộ và cơ sở sản xuất - Thu nhập - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả môi trường - Khả năng phát triển so với các ngành nghề khác tại địa phương trong các hộ gia đình e Mối quan hệ qua lại về lợi ích kinh tế giữa các tác nhân trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ - Sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho hoạt động kinh tế khác - Chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan do hộ gia đình avf các cơ sở sản xuất 1.5.3 Nhận xét tổng quát về khả năng phát triển ngành nghề mây tre đan a Thành công b Chưa thành công c Khả năng khắc phục 1.5.4 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức phát triển ngành nghề mây tre đan a Những thuận lợi b Những khó khăn 1.5.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN 1.5.5.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống 1.5.5.2Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, phát triển cụm cơ sở ngành nghề nông thôn 1.5.5.3 Giải pháp về đầu tư tín dụng 1.5.5.4 Giải pháp về hoạt động thương mại 1.5.5.5 Giải pháp về khoa học công nghệ 1.5.5.6 Giải pháp về hỗ trợ hoạt động khuyến công 1.5.5.7 Một số giải pháp khác có liên quan khác KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN 1 Thống nhất tên đề tài Từ 1/9 đến 7/9/2009 2 Xây dựng đề cương Từ 8/9 đến 25/9/2009 3 Bảo vệ đề cương Từ 25/9/2009 đến 30/9/2009 4 Hoàn thiện đề cương chi tiết Tháng 10 – 11/2009 5 Điều tra thực địa Từ 10/2009 đến 2/2010 6 Nhập và xử lí số liệu Tháng 3/2010 7 Viết báo cáo Tháng 4/2010 8 Nộp báo cáo lần 1 Tháng 4/2010 9 Hoàn chỉnh báo cáo lần 1 Tháng 4/2010 10 Nộp báo cáo lần 2 Tháng 5/2010 11 Hoàn chỉnh báo cáo lần 2 Tháng 5/2010 12 Báo cáo tiến độ Bộ môn Tháng 6/2010 13 Hoàn thiện báo cáo Tháng 7/2010 14 Bảo vệ Bộ môn Tháng 9/2010 15 Bảo vệ tốt nghiệp Tháng 10/2010 1.6. GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP Tạo công ăn việc làm cho người nông dân có thêm thu nhập trong lúc nông nhàn Sự đóng góp từ ngành nghề mây tre đan cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2000). Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đào Thế Tuấn (2007). Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí cộng sản số 1 (112) năm 2007. 3. Dương Bá Phượng, Phạm Văn Mai (1998). Kết quả nghiên cứu làng nghề của các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Mạnh Hùng (2007). Giảm chi phí sản xuất nông nghiệp trong tiến trình hội nhập. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6/2007. 5. Nguyễn Thị Minh Phượng (2004). Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dânhuyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Luận văn thạc sĩ nông nghiệp; Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 6. Phạm Vân Đình và cộng sự (2002). Thực trạng sản xuất và tiêu thụ trong nước hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam. Phòng thương mại và công nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2006). Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 8. Phạm Đức Minh (2007). Nghiên cứu cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm Mây tre đan tỉnh Hà tây: Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 9. Nguyễn Đình Hùng (2007). Nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu lao động và thu nhập của lao động trong làng nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan xã Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Tây. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 10. Kết quả tổng hợp từ cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 12. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn 13. Nghị định 66/2006/NĐ-CP Ngày 7 tháng 7 năm 2006 Chính phủ đã ban hành " về phát triển ngành nghề Nông thôn". 14. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Trần Quế (1995), Xác định hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội, của doanh nghiệp và đâu tư. NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội, trang 21. 16. Phạm Vân Đình (1998), Phát triển xí nghiệp Hương Trấn ở Trung Quốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Phạm Vân Đình (2002) “ Một số vấn đề kinh tế nảy sinh trong phát triển làng nghề vùng đất cổ kinh Bắc”, Hoạt động khoa học, (10), tr.23. 18. Bộ NN&PTNT (2005). Chương trình mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 - 1010. 19. F.Kabuta, APO (2007), Giới thiệu về phong trào một làng một sản phẩm tại Oita của Nhật Bản, HỘi thảo quốc gia về phát triển phong trào một làng một sản phẩm ngày 10/4/2007, Hà Nội. 20. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2006), Cơ sở khoa hoạc của việc xây dựng cơ chế chính sách hình thành vùng chuyên canh nguyên liệu mây tre phục vụ tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 21. Mai Thế Hởn (1999). Tình hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở một số nước châu Á, những kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam. Tạp chí, Những vấn đề kinh tế thế giới, trang 40-60. Hà Nội. . Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Đề cương nghiên cứu 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ khi Chính phủ ban hành. HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN 1.5.1.1 Tình hình phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nói chung tại huyện 1.5.1.2 Tình hình phát triển ngành nghề mây tre đan tại huyện 1.5.2. chung Nghiên cứu phát triển ngành nghề MTĐ và đánh giá đúng thực trạng về phát triển ngành nghề MTĐ ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành

Ngày đăng: 24/03/2014, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w