PHAN NHAT LINH pdf

31 184 0
PHAN NHAT LINH pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN TP.Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2011 1 ĐỀ TÀI: QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7: 1. Nguyễn Thị Phương Anh 2. Phan Nhật Linh 3. Nguyễn Thị Thảo Nguyên 4. Võ Hồng Yến Nhi 5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung 6. Đoàn Thị Phượng 7. Lương Ngọc Bích Quân 8. Nguyễn Thị Phương Tâm 9. Đặng Đức Thịnh (nhóm trưởng) 10. Huỳnh Thị Thùy Trâm 2 ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 3 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu …………………………………………………… 5 I. Đặt vấn đề …………………………………………………. 6 II. Giải quyết vấn đề 1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.1 Lực lượng sản xuất……………………………… 7 1.2 Quan hệ sản xuất………………………………… 11 2. Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2.1 Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất… 13 2.2 Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất………………… 14 III. Sự vận dụng quy luật vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1. Thực trạng……………………………………………… 19 2. Giải pháp………………………………………………. 25 IV. Kết luận………………………………………………… 29 Danh sách các tài liệu tham khảo 4 LỜI MỞ ĐẦU Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật vô cùng quan trọng, có sức ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Quy luật này là quy luật trọng tâm chi phối lịch sử phát triển của xã hội Nó góp phần tạo nên sự vững chắc của nền kinh tế, làm tiền đề để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Ta biết rằng vấn đề kinh tế là vấn đề tiên quyết làm thay đổi các vấn đề khác do vậy Đảng ta chỉ ra rằng sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là một vấn đề cực kì quan trọng trong giai đoạn hiện nay: giai đoạn đi lên Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế, để đáp ứng nhu cầu của Đảng thì sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên các khối nghành kinh tế cần tìm hiểu sâu hơn về quy luật này. Có kiến thức về quy luật này chúng ta sẽ biết được quy luật vận động của nền kinh tế quốc gia nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng. Từ đó có thể đóng góp một phần nhỏ bẻ của mình vào kinh tế nước nhà. Sau đây chúng em xin được trình bày sâu hơn về nội dung của quy luật. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng em còn hạn chế, rất mong quý thầy có ý kiến đóng góp, nhận xét để bài làm được hoàn thiện hơn. 5 I.Đặt vấn đề Loài người đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là: Nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa. Tư duy phát triển, nhận thức của con người không dừng lại ở một chỗ. Từ khi sản xuất chủ yếu bằng hái lượm săn bắt, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu thì ngày nay trình độ khoa học đạt tới mức tột đỉnh. Không ít các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đổ sức bỏ công cho các vấn đề này cụ thể là nhận thức con người, trong đó có triết học. Với ba trường phái trong lịch sử phát triển của mình chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và trường phái nhị nguyên luận. Nhưng họ đều thống nhất rằng thực chất của triết học đó là sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất như thống nhất giữa hai mặt đối lập tạo nên chỉnh thể của nền sản xuất xã hội. Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất được Mác và Ănghen khái quát thành qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Từ những lý luận trên đưa Mác - Ănghen vươn lên đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Không chỉ trên phương diện triết học mà cả chính trị kinh tế học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Dưới những hình thức và mức độ khác nhau, dù con người có ý thức và mức độ khác nhau, dù con người có ý thức được hay không thì nhận thức của hai ông về qui luật vẫn xuyên suốt lịch sử phát triển Để hiểu thêm về quy luật và những thực trạng của xã hội chúng ta, chúng em xin vào vấn đề trọng tâm. 6 II. Giải quyết vấn đề. 1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.1 Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất gồm có tư liệu sản xuất và người lao động . Có thể nói lực lượng sản xuất là tất cả các nhân tố vật chất, kĩ thuật cần thiết để tiến hành một quá trình sản xuất nào đó trong đó người lao động giữ vai trò nhân tố cơ bản và quyết định . Tư liệu sản xuất lại được cấu thành từ hai bộ phận: đối tượng lao động và tư liệu lao động • Đối tượng lao động: có thể là giới tự nhiên hoặc những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con người bằng lao động của mình đã tạo ra Vd: - Đối tượng lao động có sắn trong tự nhiên: rừng, biển, ruộng, đất 7 - Đối tượng lao động không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, ví dụ như các vật liệu nhân tạo của các ngành công ngiệp chế biến. • Tư liệu lao động gồm hai yếu tố - Công cụ sản xuất:dẫn truyền sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Vd: cuốc, xẻn, dao, rựa,… - Phương tiện lao động: là những vật hay phức hợp các vật thể nối con người với đối tượng lao động. vd: nhà kho, sân phơi, đường giao thông. Trong hai tư liệu lao động thì công cụ sản xuất được coi là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Bất kỳ một thời đại lịch sử nào, công cụ sản xuất bao giờ cũng là sản phẩm tổng hợp, đa dạng của toàn bộ những phức hợp kỹ thuật được hình thành gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển của khoa học kỹ thuật. Nó là kết quả của rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng và trực tiếp nhất là trí tuệ của con người được nhân lên trên cơ sở kế thừa nền văn minh vật chất trước đó. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà trong đóđặc biệt là công cụ sản xuất là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, đồng thời đó cũng là cơ sở xác định trình độ của sản xuất và là tiêu chuẩn đánh giá sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế , các chếđộ chính trị xã hội. ví dụ, trong thời đại phong kiến thì đếm tiền bằng bàn tính, còn trong thời đại hiện nay thì có máy tình tiền hiện đại, chứng tỏ tư liệu lao động phát triển 8 Song nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất phải nói tới nhân tố người lao động. Lênin đã nói: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [V.I. Lenin Toàn tập, tập 38_ nhà xuất bản Tiến bộ_ Matxcơva_ năm 1977_ trang 430]. Dù tư liệu sản xuất cóđối tượng lao động phong phú, giàu cóđến mức nào, có tư liệu lao động tinh xảo và hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không phát huy được tác dụng tích cực của nó. Ví dụ máy vi tính có hiện đại tinh xảo đến đâu mà con người không có biết sử dụng thì máy tính trở nên vô dụng. Trong lịch sửđã và sẽ không tồn tại một hình thức sản xuất vật chất nào mà lại không có nhân tố con người. C.Mac và Ph.Ăng-ghen đã viết: “Bản thân con người bắt đầu được phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ” [C.Mac và Ph.Ăng-ghen tuyển tập, tập 1_ Nhà xuất bản Sự thật_ Hà Nội_ năm 1980_ trang 268]. Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Sản xuất suy đến cùng làđể tiêu dùng, không có tiêu dùng thì cũng không có sản xuất nhất là trong điều kiện ngày nay, khi công cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thì vị trí trung tâm của con người ngày càng được nhấn mạnh. Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có sức lực (sức khoẻ), kĩ năng lao động , tri thức khoa học , tri thức công nghệ và cả tính nhân văn ( bao hàm cả các giá trị đạo đức). 1.2 Quan hệ sản xuất: 9 Nếu như lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên, phản ánh mặt kĩ thuật của sản xuất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phản ánh mặt xã hội của sản xuất. Để tiến hành quá trình sản xuất nhất định con người phải có mối quan hệ với nhau. Tổng thể các mối quan hệ đó được gọi là mối quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Tổng thể các quan hệ xã hội này được chia thành 3 nhóm cơ bản: • Thứ nhất quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất tức là mối quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất –biểu hiện thành chế độ sở hữu. Trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của 2 loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng - Sở hữu công cộng: là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của cộng đồng. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ xã hội trong sản xuất và trong đời sống xã hội nói chung trở thành quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Vd: tất cả những gì thuộc về biển đều thuộc sở hữu của cộng đồng, ai cũng có thể ra khơi đánh bắt trong quy phạm luật pháp. - Sở hữu tư nhân: là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung trong tay một số người, còn đại đa số là có rất ít hoặc không có tư liệu sản xuất, vì thế các quan hệ trở nên bất bình đẳng. vd: thời phong kiến, đất đai đa số thuộc về địa chủ phong kiến, còn lại 10 . PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7: 1. Nguyễn Thị Phương Anh 2. Phan Nhật Linh 3. Nguyễn Thị Thảo Nguyên 4. Võ Hồng Yến Nhi 5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung 6. Đoàn Thị Phượng 7.

Ngày đăng: 10/08/2014, 18:20

Mục lục

    * Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan