dieu tra ppt

9 263 2
dieu tra ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần 1: DẪN NHẬP 1.1. Đặt Vấn Đề Như ta đã biết rừng có giá trị về nhiều mặt, đất nước ngày càng phát triển nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cho nên con người không thể không khai thác tài nguyên rừng đặc biệt đối với những loài cây có giá trị kinh tế cao đang là tầm ngắm của rất nhiều người. Nước ta năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất, hiện nay còn 8,5 triệu ha chiếm 23,8%, trong đó 2,8 triệu ha rừng phòng hộ, 5,2 triệu ha rừng sản xuất, 0,7 triệu ha rừng đặc dụng. Tốc độ mất rừng ở Việt Nam là 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khai thác gỗ quá mức. Riêng khu vực Quảng Ninh, tốc độ mất rừng là 2,8% năm. Mặt khác, trữ lượng gỗ và chất lượng rừng đang bị suy giảm. Rừng bị mất dần cũng chính là nguy cơ đe dọa đối với loài người. Có thể nói 80% diện tích rừng bị suy giảm là do con người khai thác, tàn phá. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng. Điều này đòi hỏi các lĩnh vực ngành lâm nghiệp phải xem xét cách tiếp cận cũng như vận dụng lý thuyết sản lượng trong thực tiễn cụ thể trong lĩnh vực điều tra rừng hiện nay đang có nhiều bất cập liên quan đến việc đánh giá tài nguyên gỗ của rừng. nguyên nhân là do thiếu đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực điều tra rừng cho nên phải quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực có năng lực trong công tác điều tra rừng đặc biệt đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường thì cần thiết phải thực tập ngoài thực địa để điều tra nắm bắt được phân bố tài nguyên rừng, số lượng, chất lượng diễn biến của tài nguyên rừng. trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp đánh giá tài nguyên gỗ của rừng một cách chính xác hơn. Đồng thời việc thực hành thực tập môn học Điều Tra Rừng giúp cho sinh viên tiếp xúc và quen với nghề rừng, giáo dục lòng yêu nghề. Vừa qua với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo bộ môn Thái Văn Thành về lý thuyết và chúng em thực hành thực tế một tuần tại tiểu khu 121 nằm trong khu BTTN & DT vĩnh cửu. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy qua một tuần góp mặt với thực tế đã làm cho chúng em hiểu sâu rộng hơn về điều tra số lượng, chất lượng diễn biến tài nguyên rừng và hơn thế nữa là tầm quan trọng việc điều tra rừng đối với đời sống của con người và môi trường. Nó luôn gắn liền với đời sống con người chúng ta vì điều tra rừng cũng nhằm mục đích phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 mục đích Củng cố bổ sung kiến thức đã học về điều tra cây riêng lẻ và điều tra lâm phần. Tập vận dụng lý thuyết đã học giải quyết một số vấn đề kỹ thuật điều tra cây riêng lẻ và lâm phần trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng, phẩm chất của cán bộ kỹ thuật điều tra rừng. 1.2.2 Yêu Cầu Nắm vững trình tự các bước kỹ thuật điều tra đánh giá số lượng một lô rừng (lâm phần) Nắm vững kỹ thuật giải tích thân cây, nguyên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng. Thành thạo sử dụng một số dụng cụ và bảng biểu điều tra thông dụng. Rèn luyện năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện một cuộc điều tra theo quy trình có sẵn. Từng cá nhân phải hoàn thành báo cáo thực tập riêng trên cơ sở tài liệu chung của tổ hoặc nhóm thực tập. 1.3 Nội dung thực tập và các bước tiến hành 1.3.1. Điều tra lâm phần hay lô rừng bằng kỹ thuật điều tra mẫu 1.3.1.1. Công tác ngoại nghiệp Tiến hành khảo sát trên bản đồ hiện trạng kết hợp với khảo sát thực tế để tiến hành chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn cho các trạng thái rừng. Lập ô tiêu chuẩn 2000m2 có kích thước 40m x 50m. Lập 4 ô dạng bản ở 4 góc vuông để điều tra cây tái sinh, diện tích ô là 16m2 ( 4m x 4m) Trên ô tiêu chuẩn theo chiều 50m phân thành 5 dải, mỗi dải 10m. Tiến hành xác định tên cây, đo tất cả các cây có d1.3 >6cm theo từng dải theo thứ tự dải nọ kế tiếp dải kia, khi đo kết hợp với đánh dấu cây đã đo tránh bỏ sót hay đo lặp. Chọn dải 2 và 4 để đo cao bằng thước Blume leiss tất cả các cây cùng với đo đường kính 1.3. - Trên ô dạng bản xác định tên cây, đo chiều cao, đánh giá tình hình sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh để ghi vào biểu. - Đối với rừng trồng lập ô tiêu chuẩn có diện tích là 1000m2, không lập ô điều tra tái sinh. 1.3.1.2. Công tác nội nghiệp Chỉnh lý tài liệu Tìm hiểu đặc điểm phân bố N-D và tương quan H/D bằng phương pháp biểu đồ. Xác định các nhân tố điều tra cơ bản thuyết minh số lượng tài nguyên rừng. Tổng hợp kết quả, nhận xét và đánh giá về số lượng tài nguyên rừng. 1.3.2. Giải tích thân cây nguyên cứu sinh trưởng và xác định tăng trưởng cây rừng. 1.3.2.1. Trước khi giải tích Chọn cây giải tích Mô tả cây giải tích, cây quan hệ, lâm phần. đánh dấu cây giải tích. 1.3.2.2. Giải tích cây Chặt cây giải tích Đánh dấu vị trí cưa thớt. Đánh dấu trên thớt. 1.3.2.3 Công tác nội nghiệp Gia công thớt. Đo đường kính các tuổi ở các thớt. Xác định chiều cao các tuổi. Xác định thể tích các tuổi. Xác định tăng trưởng các tuổi. vẽ biểu đồ sinh trưởng và tăng trưởng cây giải tích. 1.3.2.4. Đánh giá sinh trưởng và tăng trưởng cây giải tích. Phối hợp với tài liệu cây giải tích, cây quan hệ, lâm phần và đặc điểm khí hậu để nhận xét, phân tích đánh giá tình hình sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng giải tích. Nếu giải tích cây bình quân sẽ có thể suy diễn ra tăng trưởng và sinh trưởng của lâm phần. 1.4. Biểu mẫu điều tra 1.5 Dụng cụ - Thước dây - Thước kẹp kính - Thước Blume – leiss - dao phát - Địa bàn cầm tay - Cưa - Văn phòng phẩm 1.6 Kế hoạch thời gian ( cho 6 ngày làm việc) - Chuẩn bị và huấn luyện đề cương: 0,5 ngày - Điều tra lâm phần rừng nhân tạo: 0,5 ngày - Điều tra lâm phần rừng tự nhiên: 3 ngày - Xử lý số liệu và viết báo cáo thực tập: 2 ngày Phần 2: Kết Quả I. các văn bản và những định hướng chiến lược PTLN khu vực 1. Các văn bản pháp lý Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 2004. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống Khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010. Quyết định 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất sản xuất là rừng tự nhiên. Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 8/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Quyết định số 09/2006/QĐ-UBT ngày 20/2/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập Khu BTTN& Vĩnh cửu. Quyết định số 240/2008/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ NN $PTNT về việc thành lập cơ sở 2 của Trường Đại học Lâm Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai. Văn bản ghi nhớ số 231/VBGN-CS2ĐHLN-KBTTNVC ngày 20/5/2008 thỏa thuận giữa cơ sở 2 trường ĐHLN và Khu BTTN $ DT Vĩnh cửu về xây dựng cơ sở thực hành, thựa tập, nguyên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Văn bản số 2423/UBND-VX ngày 2/4/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Đồng nai, chấp thuận chủ trương hợp tác giữa khu BTTN & DT Vĩnh cửu và cơ sở 2 Trường ĐHLN xây dựng cơ sở thực hành thực tập, nguyên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực lâm nghiệp tại Khu BTTN $ DT Vĩnh cửu. 2. Những định hướng phát triển lâm nghiệp đến 2020 và thông tin cơ bản 2.1 Về lâm nghiệp Phát triển 3 loại rừng theo quy hoạch hợp lý Sắp xếp ổn định lại hệ thống 3 loại rừng bao gồm: 8,4 triệu ha rừng sản xuất, 5,68 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 ha rừng đặc dụng. phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ. Xây dựng các vùng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ ở Tây Bắc (giấy, ván nhân tạo), Đông Bắc (giấy, dăm, trụ mỏ, đồ mộc), Bắc Trung Bộ (Dăm giấy, nhựa thông, tre, mây, Nam Trung Bộ, Đông nam bộ (Nguyên liệu giấy), Đông bằng Sông Cửu Long (bột giấy, ván nhân tạo, đồ mộc). Nhà nước tập trung đầu tư phát triển rừng phòng hộ ở những vùng đầu nguồn nhạy cảm về môi trường tại Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ; rừng phòng hộ ven biển ở các vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông cửu long nhằm đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, môi trường nước và khí hậu, phòng chống thiên tai, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Củng cố và phát triển hệ thống rừng đặc dụng theo hướng bảo tồn nguyên trạng, điều kiện tốt nhất để phát triển các hệ sinh thái đặc thù, bảo tồn quỹ gen và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học. Đổi mới phương thức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng Quy hoạch lâm phận quốc gia ổn định cho 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp. Gắn chi phí đầu tư với hiệu quả kinh tế và giá trị môi trường, gắn và chia sẻ lợi ích giữa chủ rừng với cộng đồng. Xây dựng nhận thức bảo vệ rừng để bảo vệ hệ sinh thái, lấy phát triển rừng để bảo vệ. Phối hợp hoạt động bảo vệ giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước. Giao rừng và đất rừng cho đối tượng quản lý thuộc các thành phần kinh tế theo quy hoạch được phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ hình thức kinh doanh của hộ gia đình, trang trại, cộng đồng và kinh tế hợp tác, phát triển liên doanh liên kết; sắp xếp lại công tác lâm nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước; kết hợp bảo vệ rừng, khai thác rừng với phát triển gây nuôi động thực vật và lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn DDSH. Kết hợp bảo tồn, phòng hộ, khai thác với phát triển du lịch sinh thái, các dịch vụ môi trường khác và sản xuất nông ngư nghiệp. Kết hợp cải tạo, làm giàu rừng tự nhiên với khai thác bền vững để vừa bảo vệ tài nguyên rừng, vừa có nguồn thu hợp lý nhằm tái sản xuất mở rộng cho các tổ chức, cá nhân làm lâm nghiệp theo nguyên tắc “ khai thác rừng giàu dựa trên lượng tăng trưởng bình quân”. Đối với rừng nghèo kiệt và mới phục hồi, phải “khoanh nuôi, cải tạo, làm giàu” hoặc thay thế bằng rừng trồng có năng xuất cao nếu cần. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trồng cây bóng mát và chắn gió kết hợp lấy gỗ dọc theo các công trình giao thông, thủy lợi trong đo thị, trong khu dân cư. Xây dựng chính sách khuyến khích trồng phân tán cây lấy gỗ có giá trị. Áp dụng khoa học công nghệ để giám sát, quản lý diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, cải tạo giống cây rừng và biện pháp lâm sinh. Phát triển nghề trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng, đem lại việc làm, thu thập cho số đông cư dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc miền núi. Xây dựng các khu công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, làng nghề truyền thống gắn với vùng nguyên liệu thành mũi nhọn kinh tế cho ngành lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre và trồng rừng nghiêm trọng. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, bột giấy. Trên cơ sở xác định tỷ lệ gỗ nhập khẩu phục vụ công nghiệp chế biến có hiệu quả nhất, quy hoạch các vùng nguyên liệu trong nước cân đối với nguồn cung cấp nguyên liệu nhập khẩu ổn định. Tạo ra bước đột phá về chính sách để hình thành động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Nhanh chóng xóa bỏ tình trạng quản lý lỏng lẻo đất rừng, rà soát lại các văn bản giao đất, giao rừng, tiến hành thanh bồi hoàn để thu hồi đất, hình thành quỹ đất công tập trung để cho thuê, tổ chức sản xuất rừng trên quy mô hàng hóa lớn. II. điều kiện cơ bản của tiểu khu 121 1. Điều kiện tự nhiên của tiểu khu 121 1.1 Vị trí địa lí Tiểu khu 121 nằm ở phía Đông Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu, cách trung tâm hành chính Khu bảo tồn khoảng 15km, nằm sát bên Hồ Trị An. Ranh giới tiểu khu như sau: Phía Bắc giáp đường be 3000 và Tiểu khu 111. Phía Nam giáp đường be 79 và Tiểu khu 127. Phía Đông giáp Hồ Trị An. Phía Tây giáp đường tỉnh lộ 761. Có tọa độ địa lý: Từ 11 0 12'39" đến 11 0 12'43" vĩ độ Bắc Từ 106 0 72'60" đến 106 0 73'20" kinh độ Đông. 1.2 Địa hình địa thế Tiểu khu 121 có địa hình tương đối bằng phẳng dạng đồi thấp và bán bình nguyên. Độ dốc trung bình từ 5 0 đến 8 0 nơi dốc nhất khoảng 10 0 . Độ cao tuyệt đối trung bình so với mặt nước biển trong khu vực là 70m, cao nhất 101m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nghiêng về phía lòng Hồ Trị An. 1.3. Khí hậu thủy văn Tiểu khu 121, nằm trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm 26 0 C. Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 35 0 C Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 18 0 C. Lượng mưa hàng năm xấp xỉ 2000m/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Mưa có cường độ lớn, tập trung, đất không kịp thấm, nước chảy tràn trên bề mặt gây xói mòn mặt mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, tháng khô nhất là tháng 3, 4, độ ẩm còn 50%. Trong khu vực có một số suối nhỏ như suối Lai Nha, Suối Tre và một số suối nhỏ khác. Suối chỉ có nước trong mùa mưa và đầu mùa khô. Từ giữa mùa khô đến đầu mùa mưa tất cả các suối đều khô cạn. 1.4. Thổ nhưỡng Khu vực tiểu khu 121 có ba nhóm đất chính: Nhóm đất phát triển trên đá Macma kiềm và trung tính, bao gồm các loại đất trên đá bazan, đá bọt núi lửa. Đây là nhóm đất tốt, có độ phì cao, thích hợp trồng các loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Phân bố ở các sườn đồi thấp có độ cao trên 70m. Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, bao gồm các loài đất xám, đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Về kết cấu đất thường có lượng sét tương đối cao. Do quá trình phong hóa các hạt sét nhỏ trên đất bị rửa trôi, còn lại các hạt tương đối lớn được gọi theo các tên khác nhau tùy theo màu sắc và độ lớn của hạt. Đặc điểm chính của loại đất này là nghèo về mặt dinh dưỡng nhưng do có mực nước ngấm gần bề mặt nên độ ẩm cao hơn so với các loại đất khác. Phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 70m. Nhóm đất bồi tụ phù sa ven suối. Nhóm đất này chiếm diện tích nhỏ, phân bố dọc theo các suối nhỏ và thường được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. 1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất Sau nhiều năm khai thác với cường độ cao, hiện nay chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác và diện tích nhỏ rừng nghèo. Người dân bị mất đất canh tác khi lòng Hồ Trị An hình thành đã lên canh tác trong tiểu khu làm tăng diện tích đất nông nghiệp, nương rẫy. Bảng 1: Thống kê hiện trạng rừng và sử dụng đất trong tiểu khu 121 Khoảnh Tổng cộng Đất có rừng Đất nông nghiệp Cộng đất có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Cộng IIIa 2 IIIa 1 IIb 1 248,3 144,6 55,9 0,5 55,4 88,7 103,7 2 202,7 198,3 185,9 20,1 29,0 136,8 12,4 4,4 3 101,2 101,2 101,2 23,3 77,9 4 123,2 123,2 102,2 102,2 21,0 5 196,7 103,5 103,5 93,2 6 233,5 68,9 68,9 164,6 7 217,2 187,9 132,5 10,3 7,7 114,4 55,5 29,3 8 220,3 197,9 173,2 19,6 153,6 24,7 22,4 Cộng 1543,1 1125,5 750,8 30,4 80,1 640,3 374,7 417,6 Cùng với diện tích rừng giảm, chất lượng rừng cũng giảm sút. Thời gian qua công tác bảo vệ rừng đã được kiểm soát, các trạng thái rừng có chiều hướng phục hồi tốt. Bảng 2: Chỉ tiêu điều tra đánh giá các trạng thái rừng TT Trạng thái rừng Tiết diện trung bình (m 2 ) Đường kính bình quân (hg/cm) Chiều cao bình quân (hg/m) Trữ lượng bình quân m 3 /ha) Mật độ cây (N/ha) 1 Rừng phục hồi (IIb) 0,019321 15,7 14,5 142,416 1193 2 Rừng nghèo (IIIa 1 ) 0,022328 16,9 15,2 160,370 1049 3 Rừng trung bình (IIIa 2 ) 0,018595 15,4 15,1 189,539 1250 2. Điều kiện kinh tế xã hội Trong tiểu khu 121, hiện có 2 cụm dân cư thuộc ấp 3 và 4 xã Mã Đà, trong đó: Ấp 3 có 133 hộ gia đình với 891 nhân khẩu, tỷ lệ dân số Nam/Nữ là 455/436. Người Kinh chiếm đa số với 97,7% dân số, người Hoa là 0,8% và dân tộc Khơ me chiếm 1,5% dân số. Ấp 4 có 129 hộ gia đình với 465 nhân khẩu tỷ lệ dân số Nam/Nữ là 730/735. Người Kinh chiếm tuyệt đại đa số với 99,2% còn lại là người Hoa 0,8% dân số. Dân cư trong tiểu khu sống ổn định trong nhiều năm qua bằng trồng rừng, trồng cây ăn trái, hoa mầu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận Ưu điểm: Hầu hết diện tích trong tiểu khu có địa hình bằng phẳng giúp cho việc đi lại được dễ dàng và nhanh chóng, việc điều tra, lập ô tiêu chuẩn và xác định trạng thái được thuận lợi. Thời tiết đẹp, không mưa, gió nên không làm gián đoạn công việc điều tra. Ở tiểu khu có nhà nghỉ của nhà trường nên tạo điều kiện cho HSSV nghỉ ngơi và giải quyết kịp thời khi có vấn đề gì liên quan đến sức khỏe, con người và đồ đạc, dụng cụ được giữ gìn cẩn thận. Tồn tại: Một số cây các lớp thực tập trước đánh dấu sơn nhưng do một số cây chết nên việc điều tra cây còn thiếu. Một số cây gỗ nhỡ đường kính khoảng 6cm còn bị chặt nhiều. Địa bàn phân bố rộng, nên quá trình đi lại và thực hiện quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. Đặc biệc quá trình đi lại để chăm sóc và bảo vệ rừng. 2. Kiến Nghị Cần khoanh vùng tiến hành các biện pháp phục hồi rừng. Ở một số khoảnh rừng cây tái sinh nhỏ rất nhiều nên cần thúc đẩy việc tái sinh, chăm sóc rừng. Xây dựng các mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng các loài cây bản địa có giá trị. . điều tra rừng cũng nhằm mục đích phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 mục đích Củng cố bổ sung kiến thức đã học về điều tra cây riêng lẻ và điều tra. thuật điều tra cây riêng lẻ và lâm phần trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng, phẩm chất của cán bộ kỹ thuật điều tra rừng. 1.2.2 Yêu Cầu Nắm vững trình tự các bước kỹ thuật điều tra đánh giá. tế đã làm cho chúng em hiểu sâu rộng hơn về điều tra số lượng, chất lượng diễn biến tài nguyên rừng và hơn thế nữa là tầm quan trọng việc điều tra rừng đối với đời sống của con người và môi trường.

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan