1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHƯƠNG II - lượng chất pps

9 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 97 KB

Nội dung

⃰ Quy luật- Khái niệm: Là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự

Trang 1

CHƯƠNG II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG

THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

A Mục tiêu bài học

I Về kiến thức

1 Giúp sinh viên hiểu được khái niệm quy luật và phân loại được các quy

luật

2 Hiểu được các khái niệm cơ bản như chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy

trong triết học

3 Nắm được quan hệ biện chứng giữa chất và lượng, ý nghĩa rút ra từ quy

luật

4 Biết được vị trí, vai trò của quy luật đối với sự phát triển của sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên

II Về kỹ năng

1 Sinh viên có được kỹ năng phân tích, đánh giá đúng đắn và toàn diện sự

vật, hiện tượng trong giới tự nhiên

2 Phân tích được rõ ràng 2 mặt lượng, chất của sự vật trong thực tiễn

III Về thái độ

1 Tôn trọng quy luật khách quan về cách thức vận động của sự vật, hiện

tượng

2 Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, trung thực

3 Xem xét, đánh giá khách quan sự vật, hiện tượng, không vội vàng, chủ

quan dẫn đến sai lầm; không bảo thủ, trì trệ

B Tài liệu dạy và học

- Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB

Chính trị quốc gia, 2011

- Tài liệu tham khảo: Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2006

C Phương tiện dạy học

- Máy tính

- Máy chiếu

- Bảng, phấn

D Phương pháp dạy học

Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề

E Thời gian: 45’ (1 tiết)

F Tổ chức hoạt động lên lớp

kiến thời gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Trang 2

⃰ Quy luật

- Khái niệm:

Là những mối liên hệ khách quan,

bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp

đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố,

các thuộc tính bên trong mỗi một

sự vật, hay giữa các sự vật, hiện

tượng với nhau

GV: Dẫn vào bài

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu lên 3 quy luật phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy, một trong 3 quy luật

đó là quy luật chuyển hóa từ những

sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại

Để hiểu được quy luật phổ biến này trước hết cần tìm hiểu thế nào là quy luật

GV: Các em hãy lấy những ví dụ

trong thực tế mà các em cho rằng trong đó thể hiện tính quy luật?

HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Gọi học sinh trả lời

(định hướng câu trả lời: 4 mùa xuân,

hạ, thu, đông; mặt trời mọc hướng đông, lặn hướng tây,…)

GV: Các em rút ra được kết luận gì

từ ví dụ trên?(hay: các em thấy điểm gì tương đồng ở các sự vật, hiện tượng trong ví dụ vừa rồi?)

HS: Trả lời câu hỏi

(định hướng câu trả lời: chúng đều

có sự lặp đi lặp lại)

GV: Theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin quy luật là gì?

HS: Nghiên cứu giáo trình và trả lời GV: Gọi 1 em trả lời

GV: Giảng giải cho học sinh hiểu về

cách phân loại quy luật:

+ Căn cứ vào mức độ của tính phổ

Trang 3

Triết học với tư cách là một

khoa học về mối liên hệ phổ biến

và sự phát triển, phép biện chứng

duy vật nghiên cứu những quy luật

chung nhất, tác động trong toàn bộ

các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư

duy: quy luật chuyển hóa từ những

sự thay đổi về lượng dẫn đến

những sự thay đổi về chất và ngược

lại, quy, quy luật thống nhất và đấu

tranh giữa các mặt đối lập, quy luật

phủ định của phủ định

1 Quy luật chuyển hóa từ

những sự thay đổi về lượng

thành những sự thay đổi về chất

và ngược lại

a Khái niệm lượng, chất

biến:

Quy luật riêng: tác động trong những lĩnh vực riêng biệt của hiện thực

Quy luật chung: tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau

Quy luật phổ biến: tác động trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội, tư duy

+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động: Quy luật tự nhiên Quy luật xã hội Quy luật tư duy

GV: Đưa ra ví dụ về 1 hình chữ

nhật, yêu cầu học sinh nêu lên những đặc điểm, tính chất của hình chữ nhật đó

Trang 4

- Khái niệm chất: dùng để chỉ tính

quy định khách quan vốn có của sự

vật, là sự thống nhất hữu cơ các

thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ

không phải là cái khác

+ Thuộc tính của sự vật là những

tính chất, trạng thái, yếu tố cấu

thành sự vật; là cái vốn có của sự

vật; bộc lộ thông qua sự tác động

qua lại với các sự vật, hiện tượng

khác

+ Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính,

AB = CD = 4 cm

AC = BD = 2 cm

GV: Theo em những tính chất, đặc

điểm nào của hình chữ nhật vừa nêu giúp chúng ta phân biệt được với các hình khác?

(hình chữ nhật là hình có 2 cặp cạnh đối song song, bằng nhau và có 1 góc vuông)

HS: Trả lời câu hỏi GV: Rút ra khái niệm chất

GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về

chất của sự vật trong các lĩnh vực

tự nhiên, xã hội, tư duy.

HS: Làm việc theo nhóm và trả lời GV: Gọi các em trả lời

GV: Phân tích định nghĩa cho học

sinh hiểu (trong quá trình đó kết hợp lấy ví dụ và phát vấn học sinh)

B A

Trang 5

mỗi thuộc tính biểu hiện một chất

của sự vật

+ Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính

những không phải thuộc tính nào

cũng biểu hiện chất của sự vật, chỉ

thuộc tính cơ bản mới cấu thành

chất của sự vật

+ Thuộc tính cơ bản của sự vật chỉ

bộc lộ thông qua các mối quan hệ

cụ thể với sự vật khác → thuộc tính

cơ bản, không cơ bản

+ Chất của sự vật không những

được quy định bởi chất của những

yếu tố cấu thành mà còn bởi

phương thức liên kết (kết cấu) của

sự vật

GV: Em hãy cho biết chất của một

người (để phân biệt với động vật) là gì?

HS: Trả lời

GV: Chất của bạn A để phân biệt

với bạn B là gì?

HS: Trả lời

→ Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên tổng kết và nhấn mạnh lại nội dung kiến thức đã học

GV: Đưa ra ví dụ về than chì và kim

cương, đồng thời phát vấn học sinh qua các câu hỏi:

- Em hãy nêu điểm giống và khác nhau cơ bản của than chì

và kim cương?

- Theo em tại sao lại có sự khác biệt trên?

GV: Từ việc phân tích ví dụ giáo

viên rút ra kết luận nội dung kiến thức cần đạt

Trang 6

- Khái niệm lượng: dùng để chỉ tính

quy định khách quan vốn có của sự

vật về các phương diện: số lượng

các yếu tố cấu thành, quy mô của

sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các

quá trình vận động và phát triển

của sự vật

→ Sự phân biệt 2 yếu tố chất và

lượng chỉ mang tính tương đối Tùy

mối quan hệ mà các thuộc tính của

sự vật biểu hiện ra la chất hay

lượng

b Quan hệ biện chứng giữa chất

và lượng

GV: Chuyển ý

Giáo viên mời 1 bạn học sinh miêu tả ngoại hình của 1 em khác…

Từ đó rút ra khái niệm về lượng

GV: Đưa ra ví dụ cho học sinh phân

tích qua các câu hỏi:

+ Yếu tố nào giúp phân biệt hình chữ nhật (phần đầu đã cho) với các hình khác?

(định hướng học sinh vào yếu tố kích thước)

+ Nếu có 2 hình chữ nhật thì yếu tố kích thước có còn biểu thị là chất để phân biệt chúng nữa không?

→ giáo viên rút ra kết luận

GV: Chuyển ý

Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất của 2 mặt lượng, chất Chúng có quan hệ biện chứng với nhau Mối quan hệ biện chứng đó thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo

GV: Đưa ra hình chữ nhật (phần

trên)

Em hãy cho biết làm thế nào

để hình chữ nhật trên biến thành

Trang 7

- Những thay đổi về lượng dẫn đến

những thay đổi về chất

Sự thay đổi về lượng và chất của sự

vật diễn ra cùng sự vận động, phát

triển của sự vật và có quan hệ chặt

chẽ với nhau

+ Độ là phạm trù triết học dùng để

chỉ khoảng giới hạn trong đó sự

thay đổi về lượng của sự vật chưa

làm thay đổi căn bản chất của sự

vật

+ Điểm nút là phạm trù trết học

dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại

đó sự thay đổi về lượng đã làm thay

đổi về chất của sự vật

+ Bước nhảy là phạm trù triết học

dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất

của sự vật do sự thay đổi về lượng

trước đó gây nên

hình vuông → thành 1 đoạn thẳng?

HS: Trả lời GV: Kết luận: Những thay đổi đó

trong triết học gọi là những thay đổi

về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

GV: Lấy ví dụ về quá trình làm

nước sôi, trong quá trình đó kết hợp phát vấn học sinh

→ Kết luận về các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy

GV: Em hãy phân tích sự thay đổi

về lượng dẫn đến những thay đổi về chất về điểm số của một học sinh? Chỉ rõ 3 yếu tố độ, điểm nút, bước nhảy?

HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Chuyển ý

(Quay trở lại ví dụ về nước sôi)

Theo em khi chất mới ra đời (hơi nước) có khác gì so với chất cũ

Trang 8

- Những thay đổi về chất dẫn đến

những thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác

động trở lại lượng của sự vật Sự

tác động ấy thể hiện ở chỗ: chất

mới ra đời làm cho lượng của sự

vật thay đổi với quy mô, tốc độ,

nhịp điệu khác đi

→ Trong tất, cả các lĩnh vực của tự

nhiên, xã hội và tư duy, mọi sự vật

hiện tượng hay quá trình đều diễn

ra theo cách thức này Hay quy luật

chuyển hóa từ những sự thay đổi về

lượng thành những sự thay đổi về

chất và ngược lại nói lên cách thức

vận động, phát triển của sự vật,

hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và

tư duy

c Ý nghĩa phương pháp luận

- Đánh giá sự vật, hiện tượng trên

quan điểm toàn diện về 2 mặt

lượng, chất

- Sự thay đổi về lượng tất yếu dẫn

đến sự thay đổi về chất của sự vật,

theo đó trong hoạt động thực tiễn

cần chú ý tích lũy về lượng để thực

hiện chuyển đổi về chất

(nước ở thể lỏng) ?

→ đi tới nội dung tiếp theo

GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ

trong tự nhiên, xã hội, tư duy để chứng minh

HS: Làm việc nhóm và trả lời

( gợi ý: + Tự nhiên: sự biến đổi từ vượn thành người

+ Xã hội: sự chuyển biến của các cuộc cách mạng

+ Tư duy: các cấp học hoặc điểm phẩy của 1 sinh viên)

Trang 9

- Tránh 2 khuynh hướng tả khuynh,

hữu khuynh

- Vận dụng linh hoạt các hình thức

của bước nhảy Trong đời sống xã

hội, sự phát triển không chỉ phụ

thuộc yếu tố, điều kiện khách quan

mà còn phụ thuộc nhân tố chủ

quan Do vậy con người cần phải

1 Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ biểu thị quy luật lượng chất?

2 Là một nhà giáo trong tương lai, quy luật trên có ý nghĩa như thế nào đối với ngành nghề của anh (chị) ?

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vuông → thành 1 đoạn thẳng? - CHƯƠNG II - lượng chất pps
Hình vu ông → thành 1 đoạn thẳng? (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w