1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí ppsx

3 5,6K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 131,87 KB

Nội dung

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí Hầu hết tất các các động cơ lắp trên ôtô ngày nay người ta chỉ sử dụng cơ cấu PPK kiểu xupáp treo nên ta chỉ xét cấu tạo và nguyên

Trang 1

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí

Hầu hết tất các các động cơ lắp trên ôtô ngày nay người ta chỉ sử dụng cơ cấu PPK kiểu xupáp treo nên ta chỉ xét cấu tạo và nguyên lý làm việc của CCPPK kiểu xupáp treo

1 Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt trong thân máy gồm có các chi tiết sau:

- Trục cam, con đội, đũa đẩy, trục cò mổ, gối đỡ trục cò mổ, cò mổ, xupáp, lò xo xupáp, đế lò xo, móng hãm, ống dẫn hướng xupáp, bệ đỡ xupáp, vít điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp, phớt…

- Đối với cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt trên nắp máy có cấu tạo cũng tương tự như CCPPK kiểu xupáp treo có trục cam đặt trong thân máy nhưng chỉ khác là không có đũa đẩy

- Một số động cơ điều chỉnh khe hở nhiệt bằng căn đệm không có vít điều chỉnh khe hở nhiệt, hoặc một số động cơ có hai trục cam điều khiển các xupáp hút – xả

có thể không có cò mổ mà cam tác động vào xupáp thông qua con đội

Trang 2

2 Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ làm cò mổ quay đẩy xupáp đi xuống (mở xupáp) thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí Lúc này lò xo xupáp bị nén lại

Khi cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupáp làm cho xupáp đóng kín vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupáp đóng

3 Các pha của quá trình phối khí

Nói một cách lý thuyết thì các xu páp phải đóng và mở đúng vào các thời điểm khi pít tông đi qua các điểm chết Trên thực tế chúng được mở sớm hơn (trước khi pít tông đi đến điểm chết và đóng muộn hơn (sau khi pít tông đã đi qua điểm chết) Phần mở sớm và đóng muộn thường được tính theo góc quay tương ứng của trục khuỷu

Để có thể tăng được lượng khí nạp trong kỳ hút thì xu páp nạp được mở sớm khoảng 10 ¸ 20° trước khi pít tông lên tới ĐCT và nó chỉ được đóng lại khi pít tông đã đi qua điểm chết dưới được 40 ¸ 60°

Xu páp xả được mở ở ngay cuối kỳ nổ, khi pít tông còn cách ĐCD khoảng 40 ¸ 65° và chỉ được đóng lại khi pít tông đã đi qua ĐCT khoảng 10 ¸ 20° Việc mở sớm, đóng muộn xu páp xả nhằm mụch đích nhanh chóng giảm áp lực khí cháy trong xi lanh và nhờ đó và giảm lực cản chuyển động của pít tông khi nó bắt đầu

di chuyển đi lên trong kỳ xả, đồng thời cũng là để có thể xả tối đa lượng khí thải ra ngoài

Trang 3

Các góc đóng và mở các xu páp so với các điểm chết được tính theo góc quay của trục khuỷu gọi là các pha phối khí Để có thể dễ dàng nhận biết các pha phối khí của động cơ, người ta thường thể hiện chúng dưới dạng biểu đồ phối khí

Ngày đăng: 10/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w