Cấu tạo phanh guốc (Phanh tang trống) docx

5 4K 21
Cấu tạo phanh guốc (Phanh tang trống) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấu tạo phanh guốc (Phanh tang trống) Phanh guốc hay còn gọi là phanh trống là loại phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh mà khi tác động lực sẽ ép vào mặt trong của trống phanh, bộ phận thanh được liên kết với bánh xe. Cấu tạo : -Guốc phanh: Hầu hết guốc phanh của xe du lịch được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại. Độ cong của vành guốc phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt của vành guốc được gắn với má phanh. Guốc phanh được chế tạo từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt. Guốc phanh có nhiều hình dáng khác nhau, các kiểu đa dạng của guốc phanh được nhân dạng bằng số hiệu guốc được chỉ định bởi viện Tiêu chuẩn vật liệu ma sát (FMSI: Frichon Materials Standards Institute) Thông thường guốc phanh được đặt hàng theo sự chế tạo, kiểu xe, năm sản xuất đối với từng loại xe riêng để đạt được sự chuẩn xác. - Má phanh: Ở xe du lịch và xe tải nhẹ má phanh được gắn vào guốc phanh bằng một trong hai cách, dán keo hoặc tán rivê. Còn đối với các xe tải hạng nặng má phanh được khoan lỗ để gắn bulong, cho phép việc thay thế dễ dàng. Tuy nhiên loại má phanh dán thông dụng và được ưa chuộng hơn vì nó tận dụng được tối đa bề dày của má, khi mòn không bị đinh tán cọ làm hỏng mặt trong trống phanh. Má phanh thứ cấp luôn dài hơn má phanh sơ cấp, đôi khi má phanh được gắn ở vị trí cao hay thấp trên guốc để thay đổi đặc tính tự kích hoạt hay trợ động của guốc phanh. -Mâm phanh: Được thiết kế, chế tạo để gắn cụm phanh, mâm phanh được gắn bằng bulong vào trục bánh sau hoặc khớp lái ở cầu trước, trên mâm phanhcũng có các lỗ, vấu lồi để gắn xilanh thủy lực, lò xo giữ guốc phanh và cáp phanh tay. - Lò xo phanh: Cụm phanh tang trống thông thường sử dụng hai lò xo, một bộ kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, một bộ dùng để giữ guốc phanh tựa vào mâm phanh. Các lò xo gắn thêm thường được dùng để vận hành cơ cấu tự điều chỉnh và chốnh trạng thái chùng lỏng của hệ thống phanh tay. Lò xo trả về của guốc phanh có nhiệm vụ rất then chốt, đặc biệt ở loại phanh trợ động. Trog khi nhả phanh ra, các lò xo này sẽ kéo guốc phanh trở về và đẩy piston trở về trạng thái ban đầu. - Bộ điều chỉnh guốc phanh: Các guốc phanh phải được điều chỉnh theo chu kỳ để giữ cho má phanh phải ttương đối sát với bề mặt trống phanh. Nếu khe hở giữa má phanh và bề mặt trống phanh quá lớn khiến chân phanh phải ấn một đoạn dài phanh mới có tác dụng gây nguy hiểm. Có thời gian khe hở má phanh được điều chỉnh bằng tay.Ở loại phanh trợ động, bộ điều chỉnh là một cụm bằng ren. Ngày nay hầu hết ô tô sử dụng hệ thống điều chỉnh phanh tự động, có nhiều dạng kết cấu khác nhau tùy theo cấu tạo của guốc phanh và nhà sx. - Trống phanh: Có hình dáng như cái thùng được gắn vào trục bánh xe hoặc mặt bích của moayơ, ở ngay bên trong bánh xe và cùng quay với bánh xe. Trống phanh có bề mặt cứng chịu đượng mài mon, có độ bền vật liệu tốt để không bị biến dạng và hoạt động như một bộ phận tiêu nhiệt. Hầu hết trống phanh được chết tạo bằng gang xám, chống mài mòn khá tốt, một phần do hàmlượng carbon cao cổtng gang xám. Tuy nhiên nhược điểm là nó khá nặng và dễ nứt vỡ, vì vậy mà nhiều trống phanh được cải tiến bằng cách chế tạo tróng có nhiều thành phần: phần giữa làm bằng thép dập, phần vành và bề mặt ma sat làm bằng gang. Phân loại Cơ cấu loại phanh guốc có hai loại guốc phanh quay quanh chốt lệch tâm và đặt đối xứng với xilanh làm việc. Phanh guốc có kết cấu đơn giản, điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống bằng cam quay và chốt lệch tâm. Để đảm bảo độ mòn đồng đều ở hai má phanh thì má của guốc phanh có hiệu quả cao (tự siết) được làm dài hơn. Phanh loại bơi, cơ cấu này có hai bậc tự do và không có điểm tựa cố định. Ở cơ cấu này, hai xilanh làm việc đều tác dụng lên đầu trên và đầu dưới của guốc. Khi phanh các guốc sẽ chuyển dịch theo chiều ngang và ép má phanh sát vào trống. Nhờ ma sát má phanh bị cuốn theo ống xilanh làm việc tỳ sát vào điểm tựa cố định. Hiệu qủa phanh của ôtô khi tiến hay lùi đều bằng nhau cấu tạo phanh guốc So sánh giữa guốc phanh dẫn động – bị động và guốc phanh loại bơi: + Guốc phanh dẫn động – bị động: Cần lực lớn để hãm Gọn nhẹ, dễ kiểm tra sửa chữa Cụm thắng ổ định, ít hư hỏng Đối với một số xe không cần van định lượng + Guốc phanh loại bơi Chỉ cần lực nhỏ để hãm xe Bánh xe có xu hướng khoá kẹt khi thắng gấp Cần van định lượng cho hệ thống thủy lực a. Bố thắng: Bố thắng được gắn vào guốc sao cho tận dụng tốt nhất sự ma sát và mài mòn đều trên toàn bề mặt · Bố tán rivet: Rivet bằng đồng thau hoặc nhôm làm loe hai đầu gắn chặt vào bố và guốc · Bố dán: Bố được dán vào guốc bằng keo chuyên dùng chịu nhiệt · Bố bắt bu long: Bố được khoan lỗ và bắt vào guốc ( dùng cho tải nặng ) Ưu và khuyết điểm các loại bố: · Bố tán rivet: Làm việc êm, dẫn và giải nhiệt tốt. Nhưng gây trầy xước cho trống thắng khi bố mòn, dễ bị nứt vỡ chổ tán rivet khi làm việc ở nhiệt độ cao. · Bố dán: Ít gây trầy xướt khi bố mòn, sử dụng hết chiều dài bố. Nhưng làm việc không êm dịu, tản nhiệt kém bằng bố tán rivet do bó quá sát không tạo được khoảng co giản · Bố bắt bu long: Sử dụng xe tải lớn, dễ thay thế b. Ưu và khuyết điểm phanh guốc: + Ưu điểm của phanh guốc: -Dễ bố trí thắng đậu xe -Dùng lực nhỏ khi thắng (ở cơ cấu phanh loại bơi) nên ở một số loại xe nhỏ không cần booster trợ lực. + Khuyết điểm: -Có nhiều chi tiết và cần sự điều chỉnh phức tạp -Thắng dễ bị dính hoặc trượt khi có thay đổi nhỏ trong cụm thắng, làm xe bị đâm lệch một bên khi thắng. Hoạt động Khi phanh người điều khiển tác động một lực vào hệ thống dẫn thủy lực hoặc hơi, truyền lực này tới xi lanh nằm bên trong Moayơ, đẩy pist tông ra, tác động vào guốc phanh, ép má phanh chặt vào trống phanh. Khi trống phanh quay, guốc phía trước (gọi là guốc dẫn động, sơ cấp) được kích hoạt và kéo chặt vào trống phanh, guốc phía sau (guốc bị dẫn, thứ cấp) bị đẩy dang ra hay bị khử kích hoạt. Loại phanh sử dụng guốc dẫn động và bị dẫn thường được gọi là phanh không trợ động. . Cấu tạo phanh guốc (Phanh tang trống) Phanh guốc hay còn gọi là phanh trống là loại phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh mà khi tác động lực sẽ ép vào mặt trong của trống phanh, . xe. Cấu tạo : -Guốc phanh: Hầu hết guốc phanh của xe du lịch được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại. Độ cong của vành guốc phù hợp với mặt trong của trống phanh, bề mặt của vành guốc được. má phanh. Guốc phanh được chế tạo từ nhôm đúc, có trọng lượng nhẹ và tản nhiệt tốt. Guốc phanh có nhiều hình dáng khác nhau, các kiểu đa dạng của guốc phanh được nhân dạng bằng số hiệu guốc

Ngày đăng: 10/08/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan