Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: Câu 1. Một người lái một một chiếc ôtô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều tới B, cách A 105Km. Tính vận tốc của xe, biết rằng xe tới B lúc 8giờ 30phút. a. 30km/h b. 45km/h c. 48km/h d. 42km/h Câu 2. Khi đang chạy với vận tốc 36km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960m. Tính khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc. a. 50s b. 40s c. 60s d. 45s Câu 3. Một bán xe đạp có bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Bánh xe quay 1 vòng hết đúng 0,2s. Hỏi tốc độ dài (v) của van xe nằm trên vành bằng bao nhiêu? a. v = 3,14m/s b. v = 3,5m/s c. v = 6,28m/s d. v = 5m/s Câu 4. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào? a. Lớn hơn b. Không thay đổi c. nhỏ hơn d. bằng 0 Câu 5. Một vật có khối lượng 2,0kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80cm trong 0,50s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu? a. 3,2m/s 2 ; 6,4N b. 3,2m/s 2 ; 12N c. 640m/s 2 ; 1280N d. 6,4m/s 2 ; 12,8N Câu 6. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc g = 9,8m/s 2 . Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu? a. 1,0 m/s b. 9,8m/s c. 10m/s d. Giá trị khác Câu 7. Một viên đạn được bắn theo phương ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng là 250m/s. Lấy g = 9,8m/s 2 . Điểm đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương ngang bao xa? a. 757,5m b. 437m c. 650m d. 660,5m Câu 8. Một vật có khối lượng m = 5,0kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: bằng một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0 so với phương nằm ngang. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s 2 . Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng. a. 25N; 40N b. 25N; 43,3N c. 34,6N; 20N d. 25N; 30N Sử dụng dữ kiện sau để trả lời cho các câu 9, 10. Một thanh nhẹ AB nằm ngang được gắn vào tường tại điểm A, đầu B nối với tường bằng dây BC không dãn (điểm C nối với tường). Vật có khối lượng m = 1,2kg được treo vào đầu B bằng dây BD. Biết AB = 20cm, BC = 52cm; g = 10m/s 2 . Câu 9. Tính lực căng của dây BC. a. 31.2N b. 22,75N c. 13N d. 15,5N Câu 10. Lực nén lên thanh AB. a. 8,75N b. 10,5N c. 8N d. 5N Câu 11. Một người nâng một đầu của một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng là 20kg. Người đó tác dụng một lực F vào đầu trên của một tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc α = 30 0 . Tính độ lớn của lực trong trường hợp lực F vuông góc với tấm gỗ. (Lưu ý: Một đầu của tấm gỗ đặt ở dưới đất, đầu còn lại đẩy lên). a. 86,6N b. 60N c. 70,5N d. 100N Câu 12. Hai người ngồi ở hai đầu A, B của một bập bênh, biết mỗi người có trọng lượng lần lượt là 40N và 120N. Bập bênh được làm bằng gỗ, đồng chất, điểm tựa ở giữa của bập bênh. Hỏi người thứ hai (tại B) phải ngồi cách điểm tựa O bao nhiêu để bập bênh cân bằng (không bị nghiêng). Biết hai người cách nhau 3m. a. 2,25m b. 0,75m c. 0,5m d. 1,5m Câu 13. Trọng tâm của vật là điểm đặt của … của vật. a. Lực masát b. Hợp lực Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: c. Trọng lực d. Không của lực nào Câu 14. Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn. Biết phần chiều dài của thanh nhô ra khỏi mép bàn là 20cm, trọng lượng của thanh là 40N. Hỏi một người phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu , có phương thẳng xuống dưới vào đầu nhô ra của thanh để thanh quay quanh mép bàn? Thanh dài gấp 5 lần phần nhô ra. a. 50N b. 100N c. 160N d. 60N Sử dụng dữ kiện sau để trả lời cho các câu 15, 16, 17. Một vật được nối với một sợi dây và được kéo bằng một lực có độ lớn 60N trên một sàn nhà, biết hệ số ma sát giữa vật với sàn nhà là μ = 0,1; khối lượng của vật m = 25kg, g = 10m/s 2 . Tìm gia tốc của vật. Trong trường hợp: Câu 15. Lực F song song với mặt đường. a. 1.5m/s 2 b. 1,4m/s 2 c. 1,7m/s 2 d. Một giá trị khác Câu 16. Lực F hợp với phương ngang một góc 30 0 . a. 4,539m/s 2 b. 0,04m/s 2 c. 1,198m/s 2 d. Một giá trị khác Câu 17. Tính vận tốc của vật ở cuối giây thứ 3 trong trường hợp góc α = 30 0 . a. 3,59m/s b. 0,08m/s c. 0,3m/s d. Một giá trị khác Câu 18. Một tấm ván nặng được bắc qua con mương. Hai đầu của tấm ván nén lên hai điểm tựa A, B của bờ mương lần lượt các lực là 160N và 80N; thanh dài 2,1m. Tìm khoảng cách từ trọng tâm của tấm ván đến hai điểm tựa (GA, GB). a. 0.6m; 1,5m b. 0,7m; 1,4m c. 0,5m; 1,6m d. 1,0m; 1,1m Sử dụng dữ kiện sau để trả lời cho các câu 19, 20. Một vật có khối lượng 1kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực hợp với phương nằm ngang một góc 60 0 Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: làm nó đi được 80cm trong 2s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8m/s 2 . Câu 19. Tính lực kéo. a. 3,5N b. 4,58N c. 5N d. 6,68N Câu 20. Sau quãn đường ấy, lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều? a. 5,9N b. 10N c. 2,94N d. Một giá trị khác Câu 21. Hai lực của một ngẫu lực tác dụng lên một vật hình chữ nhật có độ lớn F = 6,0N. Khoảng cách giữa hai giá của hai lực là 20cm. Tính mômen của ngẫu lực. a. 30N b. 0,3N c. 1,2N d. 120N Câu 22. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 10N để nén lò xo. Khi ấy, chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu? a. 2,5cm b. 9,75cm c. 7,5cm d. 12,5cm Câu 23. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải … mặt chân đế. a. song song b. xuyên qua c. rơi ngoài d. không có câu trả lời Câu 24. Điều kiện cân bằng: Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, … a. Cùng độ lớn và cùng chiều b. Không cùng độ lớn và ngược chiều c. Cùng độ lớn và ngược chiều d. không cùng độ lớn và cùng chiều Câu 25. Một xe tải kéo một xe con, chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, trong 20s đi được 200m. Bỏ qua ma sát. Khối lượng của xe tải và xe con lần lượt là 5 tấn và 1 tấn. Độ cứng của dây cáp nối 2 xe là μ = 2.10 6 N/m. Tính độ dãn của dây cáp. a. 0,4mm b. 0,5mm c. 0,6 mm d. 0.7mm . Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: Câu 1. Một ngư i l i một một chiếc ôtô xuất phát từ A lúc 6 giờ sáng, chuyển động thẳng đều t i B, cách A 105 Km Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: bằng một s i dây song song v i mặt phẳng nghiêng. Mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0 so v i phương nằm ngang d. 1,5m Câu 13. Trọng tâm của vật là i m đặt của … của vật. a. Lực masát b. Hợp lực Trường THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Mã Đề 641 Họ và Tên: Môn Vật Lí 10 BC lớp: c. Trọng lực d. Không