Tẩm bổ cho người bị COPD Người bệnh thường ăn không thấy ngon miệng hoặc do người bệnh có khuynh hướng ít đi lại, ít giao tiếp, ít vận động để tránh khó thở nên không có yếu tố kích thích sự thèm ăn Suy dinh dưỡng là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi bệnh càng diễn tiến đến những giai đoạn nặng thì người bệnh càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn. Nếu biết cách dinh dưỡng hợp lý không chỉ có tác dụng hỗ trợ mà còn được xem là một biện pháp điều trị cần thiết giúp người bệnh có thể “sống chung hòa bình” với căn bệnh. Thực đơn cho người bị COPD nên giảm bớt lượng đường bột, tăng lượng đạm và béo Nhiều lý do gây suy dinh dưỡng Tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh, Trưởng Khoa Lao nữ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), cho biết người COPD phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn người bình thường vì phải tăng cường hoạt động hô hấp chống lại sự tắc nghẽn phế quản và tình trạng ứ khí trong lồng ngực. Họ phải hao tốn năng lượng gấp 5-10 lần so với người bình thường nhưng người bệnh lại ăn uống rất kém vì tình trạng ứ khí trong lồng ngực làm cho lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày làm cho người bệnh rất dễ mệt khi ăn no. Một số bệnh nhân thường khó thở nhiều hơn trong khi ăn, ở người bình thường việc ngưng thở ngắn khi nuốt thường không ảnh hưởng gì nhưng ở người COPD có thể làm cho người bệnh bị mệt khi ăn nên không dám ăn nhiều. Người bệnh thường ăn không thấy ngon miệng do tâm lý buồn bã, lo âu về căn bệnh của mình hoặc do người bệnh có khuynh hướng ít đi lại, ít giao tiếp, ít vận động để tránh khó thở nên không có yếu tố kích thích sự thèm ăn. Một số người chưa cai được thuốc lá cũng thường ăn không thấy ngon miệng. Nhiều người còn thường xuyên có tâm lý bất an, lo lắng quá mức về căn bệnh của mình lâu ngày có thể làm cho rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể bị loét dạ dày và cũng làm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống. Ngoài ra, có những yếu tố khác cũng góp phần làm giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể như thói quen ăn uống không đúng, không hợp lý, có những quan niệm sai lầm về thực phẩm và dinh dưỡng… Bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình và lưu ý đi khám ngay khi nhận thấy có sụt cân kéo dài. Chế độ ăn hợp lý Theo tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thức ăn giàu năng lượng và uống đủ nước giúp cho người COPD có đầy đủ năng lượng cần thiết đối phó với tình trạng mất quân bình năng lượng của cơ thể. Nguyên tắc xây dựng thực đơn để tránh suy dinh dưỡng, khoảng 30 kcal cho mỗi ký cân nặng chuẩn. Giảm bớt lượng đường bột, tăng lượng đạm và béo để tránh phóng thích nhiều thán khí vì làm tăng ứ đọng thán khí trong phổi và làm nặng thêm tình trạng hô hấp, tỉ lệ 50% đường bột, 15% đạm và 35% béo. Nên chọn thực phẩm cung cấp chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật với các acid béo không no và giữ lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày. Nếu có kết hợp thêm các bệnh lý khác cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nên đến tham vấn với chuyên viên dinh dưỡng. Nhóm bệnh nhân gầy nên ăn khẩu phần cung cấp nhiều năng lượng, chọn lựa thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, hạn chế các bữa ăn có quá nhiều chất đường bột, chất béo cung cấp nhiều năng lượng mà tạo ra ít khí cacbonic. Còn bệnh nhân béo phì nên hạn chế chất béo, khẩu phần ăn cân đối đạm – đường – béo. Ăn nhiều trái cây tươi, đặc biệt vitamin A, C, E rất hữu ích cho căn bệnh. Ăn quá nhiều muối dễ gây phù, ứ đọng nước trong cơ thể gây khó khăn cho hoạt động hô hấp, ăn quá nhiều muối dễ gây cao huyết áp nhưng hạn chế muối quá mức cũng không tốt cho cơ thể. Người bị COPD cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày, chia ra nhiều lần trong ngày, không chỉ uống khi thấy khát. Hạn chế uống nhiều cà phê hoặc nước có chứa cafein. 10 lời khuyên ăn uống hợp lý khi bị COPD 1. Ăn 5 – 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày. 2. Ăn điểm tâm sớm và đầy đủ năng lượng. 3. Chọn thức ăn dễ tiêu, dễ chế biến, hình thức hấp dẫn kích thích sự thèm ăn. 4. Ăn trong trạng thái thoải mái, thư giãn, giúp bữa ăn ngon miệng. 5. Tránh các thức ăn không có năng lượng hoặc năng lượng quá ít. 6. Tránh ăn các thức ăn sinh hơi như bắp, đậu hủ, dưa, bắp cải, đồ uống có gas… 7. Tránh ăn vội vã dễ gây mệt và nuốt khí vào bụng. 8. Ngồi thẳng người trong tư thế thoải mái giúp phổi và dạ dày làm việc dễ dàng. 9. Nếu phải thở ôxy tại nhà, nên thở ôxy cả trong khi ăn vì hoạt động ăn uống và tiêu hóa thức ăn cần nhiều năng lượng và ôxy. 10. Nên nghỉ ngơi sau khi ăn để dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không đòi hỏi nhiều ôxy. . Tẩm bổ cho người bị COPD Người bệnh thường ăn không thấy ngon miệng hoặc do người bệnh có khuynh hướng ít đi lại, ít giao tiếp, ít vận. trong khi ăn, ở người bình thường việc ngưng thở ngắn khi nuốt thường không ảnh hưởng gì nhưng ở người COPD có thể làm cho người bệnh bị mệt khi ăn nên không dám ăn nhiều. Người bệnh thường. gấp 5-10 lần so với người bình thường nhưng người bệnh lại ăn uống rất kém vì tình trạng ứ khí trong lồng ngực làm cho lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày làm cho người bệnh rất dễ