§26. BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I- MỤC TIÊU Biết cách giải bài tập tổng hợp về dòng điện xoay chiều. Hiểu sâu thêm một số kiến thức cơ bản. Có kĩ năng tính toán, giải phương trình, vẽ giản đồ vectơ, mắc các dụng cụ đo điện và xác định sai số dụng cụ đo. Biết cách trình bày bài giải. II- CHUẨN BỊ Học sinh Cần ôn tập một số kiến thức cơ bản ở phần lí thuyết của chương. - Các loại trở kháng và cách tính tổng trở. - Mạch điện xoay chiều có R, L, C. - Cuộn cảm có điện trở thuần. - Giản đồ vectơ. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Tiết bài tập này được trình bày với ý đồ thiết kế mang tính định hướng khá rõ cho GV khi tổ chức hoạt động dạy – học tại lớp. Vì vậy GV cần hiểu đúng ý đồ thiết kế của tác giả, trong đó có những điểm chính sau : 1. Nội dung tiết học này gồm một bài tập tổng hợp có bài giải kiểu tự luận và hai bài kiểu trắc nghiệm không có đáp án. 2. Bài tập tổng hợp được đưa ra dưới hình thức bài thực hành của một bạn HS với mục đích làm cho bài sinh động hấp dẫn, HS vào cuộc cùng với bạn trong bài. 3. Mức độ kiến thức và kĩ năng được phân bố theo hướng tăng dần. Phần đầu của bài này gồm những vấn đề nhỏ, cơ bản và dễ giải quyết, các phần sau có các vấn đề khó hơn, sâu hơn và tổng hợp hơn. 4. Bài 1 trong SGK được trình bày khá tường minh cả về nội dung lời giải và cả cách thức trình bày trên trang giấy. Mục đích là để HS tham khảo một kiểu trình bày bài giải, đây là một kĩ năng rất quan trọng khi các em làm bài thi tốt nghiệp. 5. Bài 2 và 3 GV có thể dùng để luyện tập tại lớp hoặc để ra bài tập về nhà. Nên củng cố các kĩ năng chính để giải bài tập thực nghiệm mà HS đã làm quen từ lớp 6. §27 – 28. CHỈNH LƯU DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU MÁY BIẾN THẾ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG I- MỤC TIÊU Hiểu và giải thích được mạch chỉnh lưu một nửa chu kì và chỉnh lưu cả chu kì dùng điôt bán dẫn. Biết công dụng của máy biến thế, hiểu và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy. Biết cách sử dụng thành thạo công thức về máy biến thế Hiểu được vì sao phải nâng hiệu điện thế khi tải điện đi xa. Biết tính công thức hao phí khi truyền tải điện. II- CHUẨN BỊ Giáo viên - Bộ chỉnh lưu tương tự Hình 27.1 và 27.2 SGK với dao động kí điện tử. - Tranh vẽ phóng to Hình 27.1 * và 27.2 * SGK. - Máy biến thế có nhiều cuộn dây tương tự Hình 27.3 * SGK. - Bộ TN như hình 27.4 SGK. - Tranh vẽ phóng to Hình 27.5 * SGK. Hình 27.1 Đồ thị dòng điện xau chỉnh lưu nửa chu kì Học sinh - Đặc tính dẫn điện của điôt bán dẫn. - Định luật cảm ứng điện từ. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Nội dung bài này gồm những kiến thức gắn chặt với thực tế đời sống và kĩ thuật. Những vấn đề chỉnh lưu, biến thế, truyền tải điện đều là những nhu cầu cấp thiết, thường gặp trong đời sống hiện nay của đại đa số nhân dân. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động dạy – học cũng cần thể hiện rõ sự gắn kết ấy. 2. Trong phần chỉnh lưu, nên sử dụng tranh vẽ phóng to để HS dễ phân tích, có bút màu để ghi chiều dòng điện qua mỗi điôt. Nếu có dao động kí điện tử, hoặc các giải pháp thay thế như gợi ý đầu chương thì hiệu quả sư phạm tăng lên nhiều. 3. Nên cho HS thao tác đo lường trên máy biến thế thật như Hình 27.3 và 27.4 SGK. Có thể mời một HS thao tác trước lớp rồi phát biểu nhận xét để các HS khác bổ sung. Nếu không thể có máy biến thế thật thì phải có tranh phóng to của Hình 27.3 và 27.4. Tranh này nên bọc bằng nilon trong suốt để có thể dùng bút viết bảng vẽ thêm các đường nét ở bên ngoài. Giải pháp này giúp các em được tiếp cận kiến thức gần với thực tế hơn. 4. Nội dung giới thiệu về các loại nhà máy phát điện thì có thể dành cho HS tự đọc. 5. Nên phóng to Hình 27.10 SGK (hoặc dùng máy chiếu) để có thể hướng dẫn tìm hiểu, thảo luận. Trong hình này có khá nhiều vấn đề lí thú có thể gợi ý HS tự tìm hiểu thêm. . §26. BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I- MỤC TIÊU Biết cách giải bài tập tổng hợp về dòng điện xoay chiều. Hiểu sâu thêm một số kiến thức cơ. một bài tập tổng hợp có bài giải kiểu tự luận và hai bài kiểu trắc nghiệm không có đáp án. 2. Bài tập tổng hợp được đưa ra dưới hình thức bài thực hành của một bạn HS với mục đích làm cho bài. quan trọng khi các em làm bài thi tốt nghiệp. 5. Bài 2 và 3 GV có thể dùng để luyện tập tại lớp hoặc để ra bài tập về nhà. Nên củng cố các kĩ năng chính để giải bài tập thực nghiệm mà HS đã