KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHIM TRẮNG THƯƠNG PHẨM Cá chim trắng có nguồn gốc từ vùng Amazôn Nam Mỹ, người dân địa phương gọi nó là Môgôcôtô hoặc Papu. Ðây là loài cá ăn tạp, phổ thức ăn rộng, tốc độ sinh trưởng nhanh. Cá chim trắng được du nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Từ đó đến nay, nhiều địa phương trong cả nước đã có một số người nuôi thử nghiệm và thành công lớn. Qua thực tế nuôi cho thấy đây là loài cá hoàn toàn thích nghi với khí hậu Việt Nam. Trong cơ cấu giống loài đàn cá nuôi nước ngọt hiện tại, cá chim trắng đang được bà con nông dân quan tâm. Ðể người nuôi cá chim trắng đạt được hiệu quả kinh tế cao và an toàn lớn, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một số nét chính như sau: Về đặc điểm sinh trưởng, sinh thái của cá Cá chim trắng là loài cá nhiệt đới khi du nhập và nuôi ở các nước có nhiệt độ thấp thì phải có sự thử nghiệm. Qua những kết quả nuôi ở nước ta cho thấy về mùa đông khi nhiệt độ nước nuôi dưới 17 0 C cá phát triển không bình thường và thường chết ở nhiệt độ 8 0 C. Tập tính sống của cá theo bầy đàn ở tầng đáy, thức ăn của cá thiên về đạm động vật, chủ yếu là bã mùn hữu cơ và các loại ốc, giun, hến, tép. Tốc độ lớn tương đối nhanh, sau 127 ngày nuôi, cá có thể đạt khối lượng 1.200- 1.500 g/con. Trong cùng điều kiện nuôi, cá chim trắng có tốc độ lớn gấp 2 lần cá rô phi. Cá có thịt ngon (thành phần đạm thô 17,34%, mỡ 52,1%, nước 79% ). Về kỹ thuật nuôi cá thương phẩm và các hình thức nuôi Cá chim trắng có thể nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi trong ao nhà, nuôi trong ao chuyên dụng, nuôi trong lồng bè, nuôi công nghiệp. Diện tích ao nuôi từ 100, 200 - 1.000 m 2 đều nuôi được. Quá trình nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước sau: * Cải tạo ao: Trước khi nuôi, ao phải được nạo vét bùn đất, cỏ rác tồn đọng lâu ngày dưới đáy ao và hai bên bờ, chỉ để lại một lớp bùn dày 5 - 7cm, bón vôi bột với liều lượng 10-15 kg/100m 2 để khử trùng (đổ vôi vào ao, bới bùn lên thành những hố nhỏ, dùng gàu tưới đều lên mặt ao, phơi đáy ao từ 2 - 3 ngày sau đó mới cấp nước vào để nuôi). Khi quy hoạch ao cần bố trí kênh cấp và tiêu nước thuận lợi cho việc bơm nước vào, tháo nước ra. Có thể gây màu nước ao bằng phân chuồng hoặc phân vô cơ: - Phân chuồng bón 25 - 30 kg/100m 2 . - Phân xanh bón 30 40 kg/100m 2 (ví dụ như lá bìm bìm trồng xung quanh bờ ao để lấy lá rụng làm phân xanh). * Mùa vụ thả nuôi: Cá chim trắng có thể thả một vụ hoặc 2 vụ. Nếu thả 1 vụ: Thời điểm thả là vào cuối tháng 4 (khi đó nhiệt độ nước trong ao đã đạt trên 20 0 C). Mật độ thả con giống là 750 - 1.500 con/ha. Kích thước con giống phải cỡ 7 - 8 cm/con. Khi nuôi 2 vụ: Thời điểm thả là tháng 3, mật độ thả 1.500 - 2.500 con/ha, kích cỡ con giống 5 -7 cm/con. Nuôi đơn: Thời điểm thả con giống vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, kích cỡ con giống là 7 - 8 cm/con. Sau 5 tháng nuôi đã đạt trọng lượng bình quân 0,8 kg/con thì tiến hành thu tỉa đến tháng 11 thu toàn bộ. * Cho ăn: Cá chim trắng ăn tạp và khỏe ăn, nếu thiếu thức ăn chúng sẽ cắn vây nhau. Khi phát hiện cá bị sứt vây, đó là dấu hiệu cá đói ăn, cần bổ sung thức ăn như cỏ, ngô, thóc cá mới lớn nhanh được. Nuôi cá trong ruộng lúa Hiện nay chưa có tài liệu nào nói cá chim trắng có thể nuôi được ở ruộng lúa. Tuy vậy năm 2001, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã thí nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa ở hợp tác xã Ðình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh. Kết quả nuôi thí điểm thấy cá lớn nhanh, không bị bệnh, cá không ăn lúa, năng suất thu hoạch đạt 2 tấn/ha. Với kích cỡ trung bình 1,5 kg/con, bán với giá 15.000 đ/kg tính ra một ha ruộng cấy lúa nuôi cá lãi 15 triệu đồng. Hợp tác xã đã phát hiện trên 30 ha ruộng cấy lúa kết hợp nuôi cá chim trắng. Sau vụ thu hoạch lúa chiêm xuân, ruộng nuôi cá sẽ được dâng nước lên và đầu tư thâm canh để năng suất cá đạt 3 tấn/ha. Mô hình nuôi cá chim trắng trong ruộng lúa hiện nay cần lưu ý đến việc đưa đối tượng mới vào nuôi ghép thêm. Quy trình nuôi cá trong ruộng lúa cho phép mật độ thả giống là 0,3 - 0,5 con/m 2 , nay bổ sung thêm trong đó cá chim trắng chỉ thả 10%/15 -20m 2 thả một con nếu thả dày khi cá đói ăn nó sẽ gặm vây các con cá khác. Cá chim trắng nuôi trong ruộng lúa chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có, nếu gia đình có điều kiện bổ sung thêm thức ăn như phân gio, mùn bã, xác động vật chết, sản phẩm phụ của lò mổ thì cá sẽ lớn rất nhanh. Những kinh nghiệm phát hiện và điều trị bệnh cá. Cá chim trắng là loài cá có khả năng kháng bệnh tốt, tuy nhiên trong quá trình nuôi cũng có thể gặp một số bệnh như: Trùng quả dưa, sán, loét mang do vi khuẩn, nấm thủy mi, trắng da. - Bệnh trùng quả dưa: Trên thân xuất hiện những nốt đỏ, cá bỏ ăn. Ðiều trị: Dùng Nitơrát thủy ngân 0,1 - 0,15 g/m 3 nước, rải trong 3 ngày liên tục cá sẽ khỏi bệnh. - Bệnh trắng da: Toàn thân vảy bị rụng, mình có nhiều đốm trắng, thường có lẫn với nấm thủy mi. Ðiều trị: Dùng clorin 20 - 30% (loại đóng thùng, 15 kg/thùng của Inđônêxia) rắc đều 1 g/m 3 nước mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày cá sẽ khỏi bệnh. - Bệnh loét mang do vi khuẩn: Vảy và mang xuất huyết, nắp mang có nhiều lỗ thủng, tơ mang bị loét. Ðiều trị: Dùng Fuzôdađiđông 0,025 g/m 3 nước rắc đều trong ao. Cách 2 ngày rắc một lần, làm liên tục trong 3 lần cá sẽ khỏi bệnh. Phát hiện tình trạng cá thiếu ôxy: Vào buổi sáng sớm khi đến thăm ao thấy cá nổi đầu (từng bầy đàn) người đến gần cá lặn xuống, đó là dấu hiệu bình thường. Ngược lại thấy cá nổi đầu, bơi lờ đờ xung quanh ao, kém phản ứng khi người đến gần, đó là dấu hiệu cá bị thiếu ôxy. Nếu không kịp thời cung cấp thêm nước vào ao và làm các tác động cơ học của người để cung cấp ôxy cho cá thì cá có thể chết sau một thời gian ngắn. Những khó khăn cho việc giữ con giống qua mùa đông Ðể giữ con giống qua mùa đông là một khó khăn. Muốn đạt được cá thương phẩm (1 - 2 kg/con) thì tổ chức dịch vụ cung ứng con giống phải có giống cỡ 5 - 6cm để cung cấp cho bà con nông dân đầu vụ cấy lúa chiêm xuân, nhưng trước đó là một mùa đông giá lạnh liệu có bao nhiêu phần trăm cá giống sống sót. Nếu vào đầu năm mới ương cá bột rồi lên cá hương thì cuối năm thu hoạch, tỷ lệ cá thương phẩm đạt thấp. Giữ giống cá chim trắng qua mùa đông không bị chết rét với trường hợp ao đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Nguyên nhân cá chết là do khi nhiệt độ xuống thấp, cá dễ bị nhiễm một số bệnh như trùng quả dưa, trùng bánh xe, sán và chết bới các bệnh đó. Ðể nuôi được cá giống qua vụ đông thì trước đó ta phải chuẩn bị ao sâu, kín gió, dễ che chắn, ao phải thật sạch để tránh nhiễm mầm bệnh. Trong mùa đông tuyệt đối không được đánh bắt cá giống. Những vết xước, xây xát trên thân cá do đánh bắt, nơi đó sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhập. Không nuôi cá chim trắng lẫn với cá trắm cỏ qua đông trong cùng một ao, bởi trong mang cá trắm cỏ có chứa một loại ký sinh trùng dễ lây lan sang cá chim trắng Châu Anh Sản xuất giống cá chim trắng nước ngọt ở Quảng Ninh - Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ: Ðể nuôi vỗ cá bố mẹ đạt tỷ lệ và hệ số thành thục cao, việc lựa chọn phối hợp thành phần, tỷ lệ thức ăn tạo hàm lượng đạm hợp lý là một yếu tố rất cơ bản, đảm bảo hàm lượng đạm thô 30 - 35%. Tại Trung tâm, tỷ lệ thức ăn được phối chế như sau: Khô dầu lạc 23%, đậu tương 20%, bột cá nhạt 30%, bột ngô 5%, cám gạo 5%, nhộng tằm 15%, muối và các chất khoáng 2%. - Kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo: Trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo ở môi trường nước tĩnh, cá không thể sinh sản tự nhiên được, do vậy việc tiêm kích dục tố có tác dụng như tác động các yếu tố sinh thái tổng hợp của môi trường tự nhiên đến sự phát dục của cá, giúp cho tuyến dục của cá từ cuối giai đoạn IV chuyển sang giai đoạn V. Trong sinh sản nhân tạo cá chim trắng sử dụng 2 loại kích dục tố LRHA và HCG có bổ sung DOM với liều lượng: Lần 1: 800 - 1.500 UI HCG/kg cá cái. Lần II: 40 - 50 µg LRHA + 4 - 5 mg DOM/kg cá cái. Cá đực tiêm 1 lần với liều lượng 90 - 120 µg LRHA/con. Trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo, yếu tố nhiệt độ quyết định đến năng suất và chất lượng trứng. Nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ là 27,5 - 29,5C. Việc ấp trứng cá phải trong điều kiện thường xun có dòng nước chảy với lưu tốc dao động 0,3 - 0,5 m/giây tuỳ theo từng giai đoạn phát triển, như: Giai đoạn đưa trứng vào bể ấp đến khi cá nở, lưu tốc nước đảm bảo 0,3 m/giây. Giai đoạn cá nở đến trước khi cá tự bơi được: lưu tốc nước đảm bảo 0,4 - 0,5 m/giây. Giai đoạn cá tự bơi được đến khi xuất cá bột, lưu tốc nước giữ ổn định 0,3 m/giây. - Kỹ thuật lưu giữ cá qua đơng: Là lồi cá nhiệt đới nhập nội, do đó khi nhiệt độ nước xuống thấp, dịch bệnh sẽ phát triển mạnh, điển hình là bệnh trùng quả dưa. Lưu giữ cá qua đơng cần lưu ý đảm bảo nhiệt độ nước > 20C. Ở những địa phương có điều kiện, có thể sử dụng nguồn nước làm mát máy của nhà máy nhiệt điện hoặc các suối nước nóng. Vương Văn Oanh Trung tâm KHKT và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh CÁ CHIM TRẮNG Bộ: Cyprinoidea Họ: Characidea Giống: Colossoma Loài: Colossoma brachypomum cuvien Hình dạng: cá màu xám bạc hoặc màu ánh bạc hơi xanh, vẩy trên thân cá tròn nhỏ, số vẩy đường bên 83-99, từ chân ngực đến hậu môn có vẩy gai nhọn, cứng. Thân dẹp đầu nhỏ chiều dài đầu bằng chiều cao đầu, vò trí mồm chánh giữa, mõm hơi tù, vây đuôi cân và có rãnh sâu, chiều dài thân gấp hai lần chiều cao thân. Hàm trên và hàm dưới của cá chim trắng đều có hai hàm răng sắc có tác dụng cắt và xẻ thức ăn. Cá PIRANHA: Có hơn 12 loài cá Piranha Loài: Serrasalmus mattereri (cá kim cương hay cá răng) Loài: Pygocentrus calmoni (cá ngân bản) Thân hình cao dẹp gốc vây lưng nằm hẳn về nữa thân sau, có vây mở về phía sau vây lưng. Cá trưởng thành dài trung bình 15-20cm, có khi đạt 30cm . kỹ thuật nuôi cá thương phẩm và các hình thức nuôi Cá chim trắng có thể nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi trong ao nhà, nuôi trong ao chuyên dụng, nuôi trong lồng bè, nuôi công nghiệp. Diện tích ao nuôi. trong mang cá trắm cỏ có chứa một loại ký sinh trùng dễ lây lan sang cá chim trắng Châu Anh Sản xuất giống cá chim trắng nước ngọt ở Quảng Ninh - Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ: Ðể nuôi vỗ cá bố mẹ. KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHIM TRẮNG THƯƠNG PHẨM Cá chim trắng có nguồn gốc từ vùng Amazôn Nam Mỹ, người dân địa phương gọi nó là Môgôcôtô hoặc Papu. Ðây là loài cá ăn tạp, phổ thức