Mè đen – Mỹ phẩm, dược phẩm Thời phong kiến Trung Quốc, các vương phi và cung tần mỹ nữ ở hoàng cung thường được thái y và quan ngự thiện dâng một loại trà tinh chế uống mỗi ngày để làm tăng mùi thơm da thịt, bồi bổ sức lực, khí huyết, chống hen phế quản và mẩn ngứa da làm sạm đen, sần sùi. Chè mè đen Qua thời gian nghiên cứu, giới y học cổ truyền đã khám phá ra rằng đó là loại trà được chế biến từ mè đen. Hoàng đế Võ Tắc Thiên (nhà Đường) là người phụ nữ đầu tiên phổ biến đại trà việc dùng mè đen làm mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da. Làm thuốc Miền Nam gọi mè đen, miền Bắc gọi vừng đen, tên y học cổ truyền là hắc chi ma. Là thực phẩm dinh dưỡng cao nhờ trong mè đen chứa hàm lượng kcalo gồm: 1.200mg can-xi, 379mg phốt-pho, 100mg sắt, 46,90g lipid, 28,90gr protein, các vitamin B1, B6, B2, PP (trong 100gr). Các danh y Hoa Đà (thời Tam Quốc), Tuệ Năng (nhà Minh) và Tuệ Tĩnh (Việt Nam, trong sách Nam dược thần hiệu) đều dùng mè đen chế biến làm dược liệu chữa các bệnh về phẫu thuật xương, xương gãy, tháo khớp xương. Bằng cách dùng mè đen sao khử thổ, tán bột mịn trộn với mật ong, mật gấu, nước cốt gừng để uống ( từ 10- 15gr/lần) giúp làm màng phủ vết thương, chỗ bị trật gãy. Sau đó, bó nẹp và phối hợp với nhiều vị thuốc khác để tăng hiệu ứng mau lành xương, tăng mức dẻo gân, độ cứng, độ chịu áp suất, trọng lực, xương hết giòn, hết cong vẹo khớp cơ. Mè đen Đơn thuốc như sau: 300gr mè đen (lựa hạt mọng tròn, đen bóng, vỏ mỏng, khi rang dễ bóc vỏ, thơm, béo, nếm vị thấy ngọt); lá dâu tằm ăn còn non 500gr, rửa sạch, phơi 2 nắng cho héo, bỏ cuống, sống lá, sao khử thổ. Tán nhuyễn hai thứ riêng, thêm 50gr mật ong, xe viên 1gr. Uống ngày 3 lần, 15 viên/lần. Mỹ phẩm dưỡng da Bên cạnh việc dùng mè đen chế biến thuốc, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra hạt mè đen có tính năng bảo vệ, giúp cho da luôn tươi mát và có rất nhiều vitamin E để tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn tế bào da. Đơn thuốc như sau: mỗi sáng trước khi điểm tâm, tối trước khi ngủ, nhai và nuốt sống từ 25-40gr mè đen, sau đó uống 50-100ml nước mía ép (loại mía lau hoặc mía tây, vỏ tím than, nước ít đường), liên tục 5- 10 ngày. Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sắp sinh, để da luôn mịn màng, trắng hồng, mặt không nám, sinh con dễ: nấu mè đen gồm 20-50gr, 3 muỗng mật ong trong 100ml nước còn 50ml. Chia 2 phần ăn trong ngày. Cách 3 ngày/lần. Sau sinh nếu bị tắc sữa, thiếu sữa, da bụng bị nhiều lằn sọc, bụng dưới hay đau, da tay chân nhăn, cầm nắm khó do tê ngón tay: sao 25-30gr mè đen, vừa cháy; trộn ½ muỗng cà phê muối, giã nhuyễn ăn với cơm gạo lức (nên phân biệt với gạo huyết rồng); liên tục 5-7 ngày. Bài thuốc này giúp hết tê, tăng sữa và mịn màng da bụng. Phụ nữ trung niên dùng 200gr mè đen, 250gr nha đam và 20gr nước cốt nho, trộn đều, ép lấy nước cốt, uống 2ngày/lần, giúp trẻ hóa da . việc dùng mè đen làm mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da. Làm thuốc Miền Nam gọi mè đen, miền Bắc gọi vừng đen, tên y học cổ truyền là hắc chi ma. Là thực phẩm dinh dưỡng cao nhờ trong mè đen chứa. Mè đen – Mỹ phẩm, dược phẩm Thời phong kiến Trung Quốc, các vương phi và cung tần mỹ nữ ở hoàng cung thường được thái y và quan ngự thiện. (Việt Nam, trong sách Nam dược thần hiệu) đều dùng mè đen chế biến làm dược liệu chữa các bệnh về phẫu thuật xương, xương gãy, tháo khớp xương. Bằng cách dùng mè đen sao khử thổ, tán bột mịn