Sau chia tay có thể quay về làm bạn? - Không ít lần bạn ngạc nhiên khi chứng kiến bạn bè đang yêu nhau bỗng thành tình bạn. Nguyên nhân nào đưa đẩy họ? Chẳng cần nói đâu xa, đôi lúc bạn cũng đặt tình yêu của mình vào vòng xem xét với hàng tá câu hỏi: “Tình cảm của mình và anh ấy thực sự là gì? Có phải là tình yêu không hay chỉ mới là tình bạn thân thiết, gắn bó lâu ngày nên cảm giác không thể thiếu nhau?”; “Đến một thời điểm nào đó, nếu thấy không hợp, hai đứa vẫn xem nhau là bạn được không?”; “Từ tình yêu có thể chuyển sang tình bạn? Làm sao để giữ lại hình ảnh tốt đẹp về nhau nếu một khi tình yêu tan vỡ?”… Tất cả những băn khoăn đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang nhìn nhận lại tình cảm với anh chàng “tài xế ruột” bấy lâu nay. Liệu chúng ta có thể trở thành bạn Bạn từng chứng kiến nhiều cặp mới ngày nào còn yêu nhau thắm thiết, thoáng chốc đã trở thành kẻ thù. Họ không thèm nhìn mặt nhau, thậm chí còn lôi tuốt tuồn tuột những chuyện thâm cung bí sử ra để nói xấu nhau. Do đó, bạn rất sợ một ngày nào đó mình cũng bị rơi vào tình huống tương tự nếu tình yêu không thành. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bất cứ đôi lứa nào sau khi chia tay cũng đều cắt đứt mối quan hệ. Nhiều đôi vẫn giữ được mối quan hệ bạn bè khi họ không còn đi chung đường. Những trường hợp mà bạn có thể gặp đó là chàng ca sỹ người Bình Định Quang Dũng và Jennifer Phạm. Trong buổi trả lời phỏng vấn một tờ báo mạng vào đầu tháng 12 – 2010, Jennifer khẳng định mình và Quang Dũng vẫn là bạn bè tốt của nhau sau khi cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ. Nữ nghệ sỹ Xuân Hương và MC Thanh Bạch từng yêu thắm thiết, từng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Sau khi chia tay cách đây nhiều năm, cả hai vẫn duy trì tình bạn. Họ vẫn cùng đóng phim chung, diễn kịch chung… Thông thường, những cặp đôi chia tay nhưng vẫn giữ được tình bạn sẽ rơi vào những lý do sau đây: Từ tình bạn rất dễ chuyển sang tình yêu (Ảnh minh họa) Tìm hiểu không thành Bạn vẫn thường nghe nói tình yêu có ba giai đoạn: Đam mê, tìm hiểu và hòa hợp. Khi đã qua giai đoạn đam mê, mỗi người đều bắt đầu khám phá tính cách, thói quen hàng ngày, thân thế gia đình, những mối quan hệ liên quan đến đối phương… Trong quá trình tìm hiểu, họ phát hiện có quá nhiều khác biệt về quan điểm sống. Mỗi người sẽ nhận ra mình không phải là một cặp trời sinh với đối tượng. Tất nhiên họ vẫn còn những ấn tượng đẹp của buổi ban đầu. Cả hai vẫn có sự tôn trọng nhất định dành cho đối phương. Chuyện giữ tình bạn giữa hai người sẽ không quá khó khăn. Chính vì thế, nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn cảm thấy không hợp tính tình, có quá nhiều bất đồng hãy chủ động nói rõ nguyên nhân. Có thể anh ấy cũng đang chờ đợi tín hiệu từ bạn để có thể dừng lại, suy nghĩ kỹ hơn về mối quan hệ hiện tại. Bạn cũng cần nghĩ rằng câu nói, tình cảm na ná tình yêu có rất nhiều nhưng tình yêu đích thực chỉ có một mà thôi. Khoảng dừng này có thể sẽ giúp hai bạn nhận ra mối quan hệ là tình bạn hay là tình yêu. Yếu tố bên ngoài tác động Theo chuyên viên tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, phần lớn các cặp yêu nhau sau khi chia tay vẫn có thể làm bạn được là do các nguyên nhân khách quan. Có thể là vì cha mẹ ngăn cấm, khoảng cách địa lý… Điều đó có nghĩa việc chia tay không phải xuất phát chủ quan từ những người trong cuộc. Trong những trường hợp như vậy, người trong cuộc thường không có sự lựa chọn nào khác. Dù là chia tay nhưng họ vẫn còn lưu luyến tình cảm với nhau. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mối quan hệ, sẽ không tốt cho cả hai. Họ sẽ chọn giải pháp làm bạn để vẫn có thể quan tâm, chăm sóc người kia. Yêu lâu hóa nhạt Cũng có những đôi vì thời gian yêu nhau quá lâu nên họ hiểu từng chân tơ, kẽ tóc của nhau. Họ quá quen với những thói hư tật xấu, ưu và khuyết điểm nên không còn cảm thấy cần phải hấp dẫn khám phá nhau nữa. Lúc này, những cảm xúc như hồi hộp mỗi khi hò hẹn, đam mê khi trao nhau những nụ hôn không còn. Thậm chí, cảm giác ghen tuông cũng chẳng mảy may xuất hiện. Điều cốt yếu trong mối quan hệ này là họ vẫn tìm được sự chia sẻ, đồng cảm với nhau. Do vậy, nếu tiến tới một bước ngoặt mới là hôn nhân, cả hai sẽ cảm thấy không đủ động lực. Còn nếu để tình trạng “yêu mòn” mãi cũng không ổn. Tự động, cả hai sẽ cảm thấy tình cảm giữa họ sẽ nhạt dần. Nguyễn Lê Ngọc Ánh là trưởng phòng truyền thông của một công ty phát hành sách tại TP. HCM. Ánh cho biết: “Mình và Đức yêu nhau từ hồi lớp 11. Thế nhưng khi đi làm, tiếp xúc với nhiều người, mình suy nghĩ rất nhiều về Đức. Mình nhận ra ngày ấy, tiêu chuẩn chọn người yêu của mình rất đơn giản, chỉ cần vóc dáng thư sinh, học giỏi là đủ”. “Sau 6 năm, mình cảm thấy mối quan hệ này chỉ là sự chịu đựng. Chúng mình vẫn hẹn hò nhưng nghĩ đến việc anh ấy trở thành chồng thì không thể. Trong khi đó, cảm xúc của mình dành cho một anh chàng mới gặp rất mãnh liệt. Thế là mình quyết định chia tay. Trong lần nói chuyện cuối cùng, Đức bảo: anh cũng nghĩ như em nhưng ngại nói, vì sợ làm em tổn thương”. “Sau đó, mình quen và lấy anh chàng gặp sau này. Thỉnh thoảng, vợ chồng mình và Đức vẫn gặp nhau. Điều mình muốn nhắn nhủ là khi thấy mối quan hệ không ổn, hãy nói rõ rồi chia tay. Sau đó mới bắt đầu mối quan hệ mới để tránh mang tiếng nhập nhằng trong tình cảm, gây mất lòng tin với người cũ”. Nhưng từ tình yêu có quay về thành bạn được không? (Ảnh minh họa) Nên làm bạn còn hơn là kẻ thù Qua câu chuyện của Ánh, có thể thấy việc hai người chia tay và trở thành bạn phụ thuộc vào mức độ tình cảm họ thiết lập được trong giai đoạn đầu. Đồng thời, nó còn phụ thuộc vào sự trưởng thành về mặt cảm xúc của người trong cuộc. Một đôi tình nhân sau khi chia tay vẫn có thể làm bạn khi cả hai đối thoại với nhau một cách tích cực. Nếu xác định tình cảm không đủ để tiến tới hôn nhân, cả hai cần có thời gian để xem xét lại tình cảm. Khi đó, bạn sẽ nhận ra mình và đối phương đã đúng hoặc sai ở đâu, mối quan hệ chỉ là tình bạn hay tình yêu và đang ở mức độ nào. Nhờ đó, cả hai bên mới có thể quyết định sáng suốt cho mối quan hệ. Khi quyết định để tình cảm của mình và anh ấy lội ngược dòng thành tình bạn, bạn lưu ý: - Cùng nhau giải tỏa những gút mắc của cả hai khi còn yêu nhau. Thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Ngược lại, bạn cho anh ấy cơ hội để “trải lòng”. - Nên quên đi thói quen “sở hữu” anh ấy như khi hai người còn yêu nhau. Dù vẫn giữ liên lạc nhưng có thể anh ấy sẽ không quan tâm đến bạn như trước. Chuẩn bị tâm lý để không bị hụt hẫng, tránh suy diễn người cũ “không có trước có sau” để rồi tự phá hủy đi tình bạn còn lại. . các cặp yêu nhau sau khi chia tay vẫn có thể làm bạn được là do các nguyên nhân khách quan. Có thể là vì cha mẹ ngăn cấm, khoảng cách địa lý… Điều đó có nghĩa việc chia tay không phải xuất. Sau chia tay có thể quay về làm bạn? - Không ít lần bạn ngạc nhiên khi chứng kiến bạn bè đang yêu nhau bỗng thành. đầu. Đồng thời, nó còn phụ thuộc vào sự trưởng thành về mặt cảm xúc của người trong cuộc. Một đôi tình nhân sau khi chia tay vẫn có thể làm bạn khi cả hai đối thoại với nhau một cách tích cực.