Sỏi thận – Nguyên nhân và Giải pháp điều trị pptx

5 271 0
Sỏi thận – Nguyên nhân và Giải pháp điều trị pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sỏi thận – Nguyên nhân và Giải pháp điều trị Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta. Sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây suy thận mạn tính. Theo số liệu thống kê trung bình tại bệnh viện Bạch Mai, khoa Tiết niệu Việt Đức, học viện Quân y cho thấy có từ 25 – 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận vì biến chứng viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 – 50%. Sỏi đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào? Sỏi đường tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất vô cơ như canxi, phốt pho… và hữu cơ như amon, urat. Đ iều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ, nhiễm khuẩn và thay đổi độ pH nước tiểu. Sỏi tiết niệu có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận. Những viên sỏi nhỏ di chuyển có thể làm tổn thương đường niệu gây ra các cơn đau quặn thận dữ dội. Các vết tổn thương này rất dễ dàng bị viêm nhiễm, nếu không chữa trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến suy thận mạn tính. Những viên sỏi lớn sau khi hình thành nằm lại trong đài bể thận có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng. Sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy thận mạn tính. Giải quyết nguyên nhân là việc làm đầu tiên trong điều trị sỏi đường niệu và đề phòng tái phát. Các liệu pháp khác như phẫu thuật chỉ thực hiện khi sỏi đã đủ độ lớn hoặc sỏi bùn gây đau. Xu hướng trở về với các dược thảo của y học cổ truyền để chữa trị bệnh đã và đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi giá thành điều trị thấp, tránh được các biến chứng không đáng có của phẫu thuật, giảm tác dụng phụ so với các thuốc sử dụng nguyên liệu tổng hợp nhưng vẫn đạt hiệu quả như mong muốn. Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, vị thuốc Kim tiền thảo được coi là vị thuốc vàng trong điều trị sỏi đường niệu, hạn chế biến chứng và đề phòng tái phát. Kim tiền thảo đã được nghiên cứu bởi rất nhiều đề tài trong và ngoài nước cho thấy tác dụng làm tan sỏi khá tốt. Các nghiên cứu cho thấy, cao Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự tạo sỏi canxi oxalat trên chuột cống trắng. Hợp chất saponin triterpenic trong Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi canxi-oxalat ở thận. Chất polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của sỏi Canxi-oxalat monohydrat. Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Hơn nữa, nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, Kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và tống ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Nhờ những cơ chế trên mà Kim tiền thảo là một trong những dược thảo có giá trị trong phòng chống sỏi tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó ngoài việc dùng thuốc cần có một chế độ sinh hoạt thích hợp như uống 2-3 lít nước mỗi ngày, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi,…. Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hữu hiệu . Sỏi thận – Nguyên nhân và Giải pháp điều trị Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến ở nước ta. Sỏi tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây suy thận mạn tính. Theo. 25 – 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận vì biến chứng viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 – 50%. Sỏi đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào? Sỏi. mạn tính. Giải quyết nguyên nhân là việc làm đầu tiên trong điều trị sỏi đường niệu và đề phòng tái phát. Các liệu pháp khác như phẫu thuật chỉ thực hiện khi sỏi đã đủ độ lớn hoặc sỏi bùn gây

Ngày đăng: 09/08/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan