Giáo dục, từ bản chất, được xem là một dịch vụ công. Dịch vụ công (public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Khái niệm về dịch vụ công dựa trên ý tưởng cho rằng một số dịch vụ nên được coi như quyền lợi tối thiểu mà mọi công dân có quyền được hưởng, bất kể thành phần kinh tế, bởi vì những dịch vụ đó liên quan tới quyền con người và có những hậu quả liên đới trực tiếp tới quá trình phát triển xã hội và lợi ích công. Ở các nước phát triển, giáo dục phổ thông chủ yếu do Nhà nước bảo trợ hoặc cung cấp và hoàn toàn miễn phí cho mọi người dân. Bên cạnh các trường công, còn tồn tại hệ thống trường tư thục hoặc dân lập nhằm đáp ứng nhu cầu cho những người có điều kiện tài chính tốt hoặc các nhóm tôn giáo. Tuy là trường tư, nhưng trong thực tế các trường này cũng được Nhà nước hỗ trợ một phần về tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số nước châu Âu như Anh và Đức trước đây, cũng như một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ, Trung Quốc trước năm 1998, và cả Việt Nam trong thập kỷ 60-90) cũng bao cấp cả cho giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ gần đây, quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học cùng với chi phí tăng cao dành cho việc đào tạo và nghiên cứu đã dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là chính sách bao cấp ấy phải thay đổi, và đại học càng ngày càng phụ thuộc vào học phí của sinh viên để tồn tại. Vả lại, thu nhập vượt trội của người tốt nghiệp ĐH so với người chưa học ĐH làm cho việc theo đuổi giáo dục bậc đại học thực sự là một cuộc đầu tư cho tương lai, và cung cấp giáo dục đại học đã trở thành một thị trường năng động. Tuy vậy, cần lưu ý dịch vụ công là một loại dịch vụ không thể phó mặc cho thị trường (vốn có tính loại trừ, cạnh tranh, và vì lợi nhuận). Những ngành học rất cần cho tương lai quốc gia (như khoa học cơ bản) mà thị trường không thể đáp ứng đủ (do lý do lợi nhuận) sẽ không được các đại học tư chú ý đầu tư. Chúng ta đã thấy điều này trong thực tế: một thị trường tự do về giáo dục sẽ đào tạo quá nhiều cử nhân quản trị kinh doanh, vi tính, tiếng Anh, kế toán, bởi vì đào tạo những ngành trên đòi hỏi chi phí thấp, nhu cầu thị trường nhiều, thu lợi nhanh. Trong khi đó, việc đào tạo về khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), kỹ thuật và công nghệ cao không được các đại học tư quan tâm. Lý do vì đào tạo kỹ thuật thì cần đầu tư cho trang thiết bị, phòng thí nghiệm rất đắt tiền, xét trong ngắn hạn và xét về tỷ suất lợi nhuận đối với cơ sở đào tạo thì thấp. Thị trường giáo dục cũng không có động cơ để chú trọng đến ngành khoa học xã hội và nhân văn, dù đây là một ngành rất cần duy trì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế. Đại học tư cũng rất ít, thậm chí không đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nếu nghiên cứu khoa học là một tiêu chuẩn của một “đại học”, có thể nói rằng phần lớn các đại học tư hiện nay ở Việt Nam chỉ là những cơ sở dạy nghề, chứ không phải “đại học”. Chính vì vậy, xã hội hóa giáo dục không phải là giao phó hệ thống giáo dục cho thị trường và để nó vận hành theo quy luật thị trường. Vai trò của Nhà nước không chỉ là thiết kế khung chính sách cho hoạt động của cả hệ thống giáo dục mà còn là thực hiện nhiệm vụ bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trường. Giáo dục đại học là một loại dịch vụ đặc biệt vừa đáp ứng nhu cầu tri thức và trang bị kỹ năng chuyên môn cho công chúng; vừa gắn chặt với lợi ích và tương lai của quốc gia và vì vậy được coi là lợi ích công. Do đó chính sách đối với giáo dục đại học cần phản ánh được nét đặc thù ấy. Thừa nhận sự tồn tại của thị trường giáo dục như một phần tất yếu của xã hội hóa giáo dục không phải là thương mại hóa giáo dục mà là để thiết kế khung chính sách phù hợp để giúp nó phát triển lành mạnh. Một điều cốt yếu là xã hội hóa giáo dục nên được hiểu là tăng cường vai trò tham gia tích cực của mọi thành phần và tổ chức xã hội trong việc định hình và phát triển hệ thống giáo dục đại học, chứ không chỉ là đẩy gánh nặng tài chính sang vai người dân, như chúng ta đã thấy lâu nay. GDĐH được nhìn nhận như một dịch vụ công, dịch vụ đó, bên cạnh việc tạo ra và phổ biến kiến thức, cam kết thực hiện các dịch vụ xã hội (bao gồm cả sự phát triển bền vững) và ghi nhận các giá trị của con người GDĐH là lĩnh vực đồng thời thỏa mãn hai tiêu chí cơ bản của một HH công cộng. Tiêu chí một là “tính thiết yếu” của dịch vụ, là tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội và còn để tạo nên mối liên kết xã hội. Tiêu chí hai là nó bị rơi vào vùng “cơ chế thị trường bị thất bại” (market failure) mà biểu hiện rõ nhất của nó là “tác động ngoại biên” (Externalities) cũng như “tác động lan tỏa” (Spill-over effects) dương đối với xã hội và “thông tin bất đối xứng” * “Tác động ngoại biên” thể hiện ở nhiều mặt, từ việc làm cho năng suất lao động xã hội cao hơn, tỷ lệ có việc làm cao hơn, tuổi thọ cao hơn, con cái mạnh khoẻ hơn, ít phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước hơn… cho đến tội phạm và tù tội ít hơn, đóng góp cho từ thiện nhiều hơn, v.v…, nếu có trình độ GD cao hơn. Chính vì vậy, vì “tác động ngoại biên” dương của dịch vụ GD cũng như chính sự “sòng phẳng” của cơ chế thị trường, Nhà nước luôn có tài trợ cho dịch vụ GDĐH ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngoài ra, một điểm khác thường nữa của dịch vụ GD là người mua có thể đưa “những nguyên liệu đầu vào” của chính mình vào quá trình sản xuất ra dịch vụ đó” (Customer – Input Technology). Đây là việc những sinh viên học giỏi và có tư cách tốt có thể mang lại hiệu quả rất tốt cho những người đồng lớp (peer effects), góp phần nâng cao chất lượng và tên tuổi của nhà trường, nghĩa là chính họ đã tham gia vào công nghệ sản xuất ra dịch vụ GD. Do vậy nhà trường phải “trả tiền” cho “nguyên liệu đầu vào” đó của người sinh viên, qua hình thức miễn thu học phí hay thậm chí là học bổng * Còn thị trường dịch vụ GDĐH có “thông tin bất đối xứng” vì rằng, ở đây, người mua thường được biết rất ít về loại hàng hóa dịch vụ mà họ đang mua và rất dễ lâm vào tình cảnh nhận được một chất lượng dịch vụ thấp hơn nhiều so với chất lượng mà họ kỳ vọng cũng như cái giá mà họ đã phải trả. Ở đây cũng khó mà ký kết được những hợp đồng về việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Thị trường như vậy thường rất dễ bị tổn thương và chỉ là “thị trường của niềm tin” (Trust market, như thị trường GD, y tế, trung tâm chăm sóc người già, trẻ em…), hay còn gọi là “thị trường của vận may”. Có thể cho rằng, dịch vụ GDĐH trong xã hội hiện nay là hàng hóa công cộng có định hướng thị trường nhiều hơn nhằm phát huy tính hiệu quả của nó với các xu thế: ♦ Thứ nhất là, tin cậy hơn vào những tín hiệu giá cả của thị trường và chuyền quyền quyết định từ Chính phủ và các cơ sở GDĐH sang khách hàng của họ, khách hàng có thể là SV, là người sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo hoặc công chúng nói chung; ♦ Thứ hai là, chuyển một phần, thậm chí toàn bộ chi phí của GDĐH cho chính người học, gọi là nguyên tắc “User pays principle”; ♦ Thứ ba là, phát triển ĐH tư thục, kể cả một số ít cơ sở ĐH vì lợi nhuận, mở rộng sự đóng góp của cộng đồng; ♦ Thứ tư là dịch vụ GDĐH cũng phải có cạnh tranh nên cần chuyển giao thẩm quyền quản lý từ trung ương về địa phương và tăng thêm quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH. ♦ Và thứ năm là quản lý tài chính cho ở cơ sở GDĐH gần giống như ở một doanh nghiệp. . đồng thời thỏa mãn hai tiêu chí cơ bản của một HH công cộng. Tiêu chí một là “tính thiết yếu” của dịch vụ, là tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội và còn để tạo nên mối liên kết xã hội tưởng cho rằng một số dịch vụ nên được coi như quyền lợi tối thiểu mà mọi công dân có quyền được hưởng, bất kể thành phần kinh tế, bởi vì những dịch vụ đó liên quan tới quyền con người và có những. công. Dịch vụ công (public service) là dịch vụ do Nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức Nhà nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Khái niệm về dịch vụ công