TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 1 PHẦN 1 : CƠ HỌC Chương 01 : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1 :CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I / Mục Tiêu : - Hiểu được các khái niệm cơ bản : Tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm. - Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, đầu tiên cần chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng. - Nắm vững cách xác định tọa độ và thời gian tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ II / Chuẩn bị : Tranh 1.1 ; 1.3 ; 1.5 và bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1 Thước và đồng hồ III / Tổ chức hoạt động dạy học : 1 / Nội dung bài giảng: Phần làm việc của Giáo Viên Phần ghi chép của học sinh 1) Chuyển động cơ học là gì ? GV : Tiến hành thí nghiệm cho một vật 1) Chuyển động cơ học là gì ? Chuyển động cơ học là sự dời TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 2 chuyển động trên mặt phẳng nghiêng từ điểm A đến B GV : Các em nhận thấy vị trí của vật như thế nào ? HS : Thưa Thầy vị trí của vật thay đổi. GV Chuyển động cơ học và thí dụ. GV đưa ra thí dụ như hình vẽ dưới đây GV : Khi xe chuyển động, đối với người đứng bên đường thì hành khách ngồi trên xe như thế nào ? HS : Hành khách chuyển động. GV : Đối với bác tài xế thì hành khách như thế nào ? HS : Hành khách đứng yên. chổ của các vật thể trong không gian theo thời gian. Thí dụ : Một người đứng và quan sát ôtô đang chuyển động, khoảng cách giữa ôtô và người đó thay đổi. Chuyển động cơ học có tính tương đối. Thí dụ : Ôto chuyển động so với hàng cây bên đường, nhưng đứng yên so với người ngồi trong đó. TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 3 GV : Như vậy Một vật có thể đứng yên so với vật này ( Vật mốc 1), nhưng có thể chuyển động so với vật khác ( Vật mốc 2) . Vậy, mọi chuyển động và mọi trạng thái đứng yên đều có tính tương đối Chuyển động cơ học có tính tương đối. 2) Chất điểm GV:Thí dụ có một chiếc xe ôtô du lịch 12 chổ ngồi trong sân trường, khi ấy kích thước ôtô có đáng kể không các em ? HS : Kích thước ôtô đáng kể ! GV : Nếu như chiếc ôtô đó đang chuyển động trên một đoạn đường rất dài từ TP.HCM đến Biên Hòa. Thì kích thước ôtô như thế nào so với chiều dài quãng đường trên ? HS : Rất nhỏ so với chiều dài quãng đường trên 2) Chất điểm Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ có thể bỏ qua được so với phạm vi chuyển động. Thí dụ : Ôtô có kích thước nhỏ so với quỹ đạo đi dược, nên ta coi ôtô là chất điểm. Khi một vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo mà nó đi được, vật có thể coi là chất điểm . Khi chuyển động, chất điểm vạch ra một đường trong không gian gọi là quỹ đạo. A B C TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 4 GV : Khi đó , ôtô được xem là một chất điểm ? vậy khi nào vật được xem là một chất điểm ? HS : Khi vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỷ đạo mà nó đi được GV : Yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ về chất điểm 3) Xác định vị trí của một chất điểm GV : ( Mời một em HS ) : Trường học xa hay gần ? HS (Giả sử) : Trường học xa ! GV : Trường học cách bao nhiêu ? HS: Thưa Thầy cách 10 km ! GV : Em HS nói trường học xa và cách 10 km có nghĩa là em xác định vị trí trường học so với địa điểm nào ? HS: Xa so với ở nhà của em ! GV : ( Giảng giải ) Để xác định vị trí của một vật trong không gian vào một thời điểm nhất định , ta phải làm sao ? 3) Xác định vị trí của một chất điểm. Xét chuyển động của một chất điểm trên một đường thẳng. Chọn : + Trục tọa độ : Có phương trùng với đường đi. + Gốc tọa độ : Tại một điểm O trên đường đi. + Chiều dương : Như hình vẽ. Vị trí của chất điểm tại điểm M được xác định bằng tọa độ : x = OM TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 5 Chọn một vật làm móc ( Vật móc : Chẳng hạn như ngôi nhà em ) và gắn vào đó một hệ trục tọa độ để xác định vị trí của vật đó so với vật mốc ! ( Chẳng hạn như cách xa 10 km là tính từ nhà em HS ấy ? 4) Xác định thời gian GV : Từ nhà em đến trường, mất bao lâu ? HS : Thưa Thầy mất 30 phút ! GV : Mất 30 phút nghĩa là tính từ lúc nào ? HS : Tính từ lúc em bắt đầu đi học ! GV : Để xác định sự biến đổi vị trí của vật theo thời gian ta phải chọn 1 lúc nào đó làm móc thời gian, thường chọn thời điểm bắt đầu khảo sát. ( Có thể nói rõ hơn : t = t – t 0 ; Với t 0 : Thời điểm đầu , hay là mốc thời gian ( Thường chọn t 0 = 0 ) . 5) Chuyển động tịnh tiến Nếu vật chuyển động cùng chiều trục tọa độ thì : x > 0 Nếu vật chuyển động ngược chiều trục tọa độ thì : x < 0 4) Xác định thời gian Muốn xác định thời điểm, người ta chọn một gốc thời gian và đo khoảng thời gian từ gốc đến lúc đó bằng đồng hồ. Đơn vị : giây ( s ) SI . Trong vật lý, người ta thường chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu xảy ra một quá trình nào đó hoặc lúc bắt đầu khảo sát một hiện tượng. * Khi khảo sát chuyển động của một chất điểm : Ta chọn một vật làm mốc và gắn vào đó một trục tọa độ tức là ta đã chọn một hệ quy chiếu. Đồng thời ta cũng chọn gốc thời gian. 5) Chuyển động tịnh tiến A TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 6 GV : Giả sử khi có một chiếc xe đang chuyển động thẳng thì mọi người ngồi trên xe đều có quỹ đạo là đường thẳng như quỹ đạo của xe thì chuyển động của xe là chuyển động tịnh tiến Chuyển động tịnh tiến ! GV : Đưa ra thí dụ về chiếc đu quay trong công viên và yêu cầu học sinh cho biết : Thân chiếc đu quay và người ngồi trong đu quay chuyển động tịnh tiến hay không tịnh tiến. HS : Người chuyển động tịnh tiến còn đu quay không chuyển động tịnh tiến GV hướng dẫn thêm cho HS về chuyển động tịnh tiến qua hình vẽ 1.1 SGV Chuyển động tịnh tiến – Chuyển động quay Chuyển động của một vật là tịnh tiến khi đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với một phương nhất định. Thí dụ : Khung ôtô, xe máy khi chuyển động trên đường thẳng 3 / Cũng cố : a / Chuyển động cơ học là gì ? b / Chất điểm là gì ? c / Chuyển động tịnh tiến là gì ? TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI VẬT LÝ 10 GV : ĐỖ HIẾU THẢO GA VL 10 BAN TN - 7 4 / Dặn dò : Trả lời câu hỏi : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; Làm bài tập : 1 ; 2 ; 3 . 10 BAN TN - 1 PHẦN 1 : CƠ HỌC Chương 01 : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1 :CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I / Mục Tiêu : - Hiểu được các khái niệm cơ bản : Tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy. Người chuyển động tịnh tiến còn đu quay không chuyển động tịnh tiến GV hướng dẫn thêm cho HS về chuyển động tịnh tiến qua hình vẽ 1.1 SGV Chuyển động tịnh tiến – Chuyển động quay Chuyển động. hoạt động dạy học : 1 / Nội dung bài giảng: Phần làm việc của Giáo Viên Phần ghi chép của học sinh 1) Chuyển động cơ học là gì ? GV : Tiến hành thí nghiệm cho một vật 1) Chuyển động cơ học