Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này trung thực, chưa được sử dụng và bảo vệ một học vị nào
Trang 2LOI CAM ON
Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả Những kiến thức mà các thày cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những tư duy của tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này
Đề có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với TS — Nguyễn Đại Thắng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành báo cáo luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng cảm tạ đối với các thày, cô giáo khoa kinh tế trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
và các thầy cô giáo trung tâm sau Đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Cao đắng Công nghiệp Sao Đỏ nơi tôi công tác đã tạo mọi
điều kiện về tinh thần, vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp Có được kết quả này, tôi không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của cán bộ lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở xây dựng; Cục thống kê; Cục thuế tỉnh Hải Dương
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trung tâm hỗ trợ DNN&V
tỉnh Hải Dương, cơ quan đã cung cấp số liệu, tư liệu về chính sách của tỉnh hỗ
tro DNN&V
Cuối cùng tôi xin cảm đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, những người thân
đã giúp đỡ chia sẻ những khó khăn và động viên tơi hồn thành luận văn này Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2005
Tác giả
Trang 3DANH MUC CHU VIET TAT
- CT TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn - CTCP : Công ty cô phần
- DN : Doanh nghiép
- DNV&N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ - DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước - DNTN : Doanh nghiép tu nhan - GDP : Thu nhap quéc dan
- HDND : Hội đồng nhân dân
- HQKD : Hiệu quả kinh doanh
- HTX : Hop tac xa - KD : Kinh doanh - KTQD : Kinh té quéc dan - L động : Lao động -{ } : Số danh mục tài liệu kham khảo -SX : Sản xuất
- ROA : Sức sinh tài sản
- ROE : Sức sinh lời vốn chủ sở hữu - Tr/người : Triệu đồng/người
- UBND : Uỷ ban nhân dân
- VLXD : Vật liệu xây dựng
Trang 4MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang
Chương 1- Lý luận chung về HQKD cúa dnv& n 1.1- Hiệu quả kinh doanh
1.1.1- Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
1.1.2— Bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.3— Tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá kinh doanh
1.1.3.1— Tiêu chuẩn và hiệu quả kinh doanh
1.1.3.2 — Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN
1.1.4_ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.1.5—- Các nhân tỗ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN 1.1.5.1— Các nhân tô bên trong
1.1.5.2— Các nhân tô bên ngoài 1.2- Vi tri, vai trò của DNN&V
1.2.1- Tiéu chudn xéc dinh DNN&V trén thé gidi va Viét Nam 1.2.2- Vai tro cua cic DNN&V
1.2.3- Ưu thế và hạn chế của DNN&V 1.2.3.1- Ưu thé
1.2.3.2- Hạn chế
1.3- Một số đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất VLXD 1.3.1- Sản xuất công nghiệp
1.3.2- Vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất VLXD 1.3.2.1- Một số đặc điểm của công nghiệp sản xuất VLXD 1.3.2.2- Vai trò của công nghiệp sản xuất VLXD
1.4- Tóm lược
Trang 5Chương 2- Phân tích HQKD của các DNN&V sản xuất LVXD trên địa bàn tính Thái Nguyên
2.1- Giới thiệu khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên
2.1.2- Tiềm năng tài nguyên gắn với phát triển sản xuất VLXD
2.1.3- Thị trường VLXD trên địa bàn Thái Nguyên
2.1.4- Vi tri, vai trò của DNN&V sản xuất VLXD ở Thái Nguyên
2.2- Tình hình hoạt động của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1- Giới thiệu các DNN& V tỉnh Thái Nguyên 2.2.1.1- Lĩnh vực hoạt động 2.2.1.2- Địa bàn hoạt động 2.2.2- Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất VLXD trên địa bàn tính Thái Nguyên 2.2.3- Phân loại DNN&W ngành LVXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.3.1 Theo ngành nghề kinh doanh
2.2.3.2 Theo quy mô của doanh nghiệp 2.2.3.3 Theo hình thức sở hữu
2.3- Phân tích hiệu quả kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3.1- Ngành nghề khai thác
2.3.2- Ngành sản xuất sản phẩm phi kim loại 2.3.3- Ngành chế biến gỗ
2.3.4- Ngành sản xuất kim loại
2.3.5- Đánh giá hiệu quả kinh doanh cia DNN&V san xuất
VLXD trên địa bàn Thái Nguyên
Trang 62.4- Những thành quả, tồn tại các DNN&V sản xuất VLXD
tỉnh Thái Nguyên
2.4.1- Những thành quả và nguyên nhân
2.4.2- Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2.5- Tóm lược
Chương 3- Các giải pháp nâng cao HỌKD của các DNN&V s VLXD trên địa bàn tính Thái Nguyên ăn xuất
3.1- Lợi thế và khó khăn của DNN&V sản xuất VLXD 3.1.1- Lợi thế của DNN& V sản xuất VLXD
3.1.2- Khó khăn của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2- Phương hướng và mục tiêu phát triển các DNN&V sản
xuất VLXD tỉnh Thái nguyên 3.2.1- Mục tiêu phát triển 3.2.2- Mục tiêu phát triển
3.3- Các quan điểm, yêu cầu để nâng cao HQKD các DNN&V
công nghiệp
3.3.1- Về phát triển công nghiệp sản xuất VLXD
3.3.2- VỀ phát triển và nâng cao HỌKD của DNN&V công
nghiệp
3.4- Một số giải pháp để nâng cao HỌKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 73.4.1.3- Các giải pháp về phát huy, nâng cao hiệu lực quản lý
ngành
3.4.1.4- Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất VLXD 3.4.1.5- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ sản xuất, Ôn định và mở rộng thị trường VLXD
3.4.1.6- Tiếp tục xúc tiến điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở hạ tang dé phuc vu cho yéu cầu trước mắt cũng nhự lâu dài của ngành VLXD
3.4.2- Các giải pháp đối với DNN&V sản xuất VLXD
3.4.2.1- Giải pháp về thị trường
3.4.2.2- Giải pháp về sản phẩm
3.4.2.3- Các giải pháp về phát huy hiệu quả sử dụng vốn 3.4.2.4- Giải pháp về tăng cường hiệu lực bộ máy quản trị DN
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tích cấp thiết của đề tài
Thái nguyên là một tỉnh thuộc trung tâm vùng núi Đông Bắc có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến Mục tiêu
đặt ra trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI (thời
kỳ 2001-2005) là nâng gấp đôi giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vào năm 2005, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 16% năm Đồng thời trong
năm 2003 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 62-NQ/TU tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Thái Nguyên khoá X “ Về phát triển công nghiệp — tiểu thủ công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ nay đến năm 2010”; trong đó xác định: Đưa tỷ
trọng GDP ngành công nghiệp (kể cả xây dựng) tăng từ 17% năm 2003 lên 20,72% vào năm 2005 và trên 28% vào năm 2010”
Công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp sản xuất VLXD từ tài nguyên địa phương nói riêng là một trong những ngành chính, có lịch sử phát triển lâu dài của công nghiệp Thái Nguyên Từ nhiều năm qua công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế — xã hội của tỉnh nhà, trong đó DNN&V góp phần không nhỏ
Cho đến nay, tài nguyên và tiềm năng về công nghiệp sản xuất VLXD của Thái Nguyên còn rất phong phú và có mặt chưa được phát huy hết
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành VLXD của Thái Nguyên nói chung và các DNN&V sản xuất VLXD nói riêng vẫn còn những
bất cập cần phải xem xét và điều chỉnh, trước hết là về hiệu quả kinh doanh (HQKD) và những tác động tiêu cực lên môi trường, cụ thể như: Chủng loại VLXD đã đựơc sản xuất chưa phong phú và đa dạng, nhất là các sản phẩm
gốm xứ xây dnụg, vật liệu trang trí hoàn thiện khác, vật liệu mới, công nghệ
và quy mô sản xuất còn hạn chế, việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm VLXD nhất là khai thác đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói cũng diễn
Trang 9biến phức tạp chưa có được sự quản lý chặt chẽ và tập trung, việc cung ứng các sản phẩm VLXD mà Thái Nguyên không có điều kiện sản xuất hoặc chưa được đầu tư sản xuất còn chưa thông suốt và hiệu quả, nhiều sản phẩm VLXD
lưu thông trên thị trường chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng và giá cả Vì vậy, có thể nói ngành VLXD chưa phát triển tương xứng với tiền năng
sẵn có và nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của
tỉnh Nhưng cho đến nay trên địa bàn Thái Nguyên chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên về lĩnh vực này
Đặt trong điều kiện nêu trên, đề tài “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh đoanh của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” có ý nghĩa thiết thực trên nhiều mặt
2 Mục đích yêu cầu:
Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về HQKD của DNN&V sản
xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Từ đó luận giải và đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao HQKD của các doanh nghiệp này trong thời kỳ từ
nay đến 2010
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các luận văn là các vấn đề về HQKD của DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ
2001-2003 Xác định những giải pháp đồng bộ nâng cao HQKD của các doanh nghiệp này trong thời kỳ từ nay đến 2010
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như:
- Phương pháp quan sát:
Trang 10Được sử dụng để nắm vững tình hình hoạt động kinh doanh của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thông qua trao đồi, phỏng vẫn các chuyên viên Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Cục thống kê và các
nhà sản xuất VLXD
- Phương pháp điều tra
Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiến hành điều tra, thu nhập số liệu
liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của các DNN&V sản xuất 'VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra khảo sát hệ thống
Để xử lý và phân tích số liệu đã thu nhập được - Phân tích tổng hợp
Đề nghiên cứu và trình bày các nội dung của luận văn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xác định rõ vị trí của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
- Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKD của các DNN&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ nay đến 2010
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, phụ lục, luận
văn hồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của DNN&V
Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của các DNN€&V sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Những giải pháp nâng cao HỌQKD của các DNNK@&V sản xuất
VLXD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ nay đến 2010
Trang 12CHƯƠNG I
LY LUAN CHUNG VE HIỆU QUÁ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1- HIỆU QUÁ KINH DOANH
1.1.1- Khái niệm về hiệu quá kinh doanh
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh
doanh (HQKD), mặc dù các nhà nghiên cứu cũng như các nhà kinh doanh đều
thống nhất nhìn nhận rằng “ Hiệu quả kinh doanh” là thước đo về mặt chất lượng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia
nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện
nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường mở cửa hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, từ nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hưởng của
kinh tế kế hoạch hoá tập trung lại càng đòi hỏi cấp thiết hơn nữa
- Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “ Hiệu quả kinh tế: Chỉ tiêu biểu hiện kết của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt
động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí
lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất — kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chỉ phí tối thiểu” Tuỳ theo mục đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, Chỉ
tiêu thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra “ {20}
Trang 13sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chỉ phí tối thiểu, với các chỉ tiêu đánh giá tương ứng
- Như vậy, có thê hiểu “ hiệu quả kinh doanh” là một phạm trù phản ánh về mặt chất lượng trình độ quản lý, khai thác, sử dụng và huy động các nguồn lực của doanh nghiệp Nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất với chỉ phí nhỏ nhất Tỷ lệ chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao Vì
vậy, khái niệm này chỉ dùng để đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp
kinh doanh Cũng với sự nhìn nhận này, đối với 1 doanh nghiệp đời sống của
một sản phẩm thì cũng cần đánh giá, phân tích cả trong quan điểm ngắn hạn
lẫn dài hạn để có sự nhìn nhận đúng đắn về quan hệ sản xuất kinh doanh của I sản phẩm đó Có thể biểu thị hiệu quả bằng công thức sau: na ~ (1.1) 1.1 Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được
C: Chi phí nguồn lực gắn với kết quả
Với khái niệm này, xét trên góc độ từng doanh nghiệp thì một doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả lý tưởng là I doanh nghiệp hoạt động trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp, và tưng tự có thể suy
rộng ra cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng vậy Đây là trường hợp lý tưởng, nhưng trong thực tế nhà doanh nghiệp thường gặp phổ biến các trường
hop: “Duoc cái này, mất cái kia” Ví dụ, khi đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao nắng suất, hạ giá thành — một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh (xét về mặt lý thuyết), thì doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí
lớn, cần thời gian đầu tư dài và có lúc còn làm mất chỗ làm của công nhân Vì
Trang 14vậy cũng phải chấp nhận những rủi ro có thể có đi theo nó và vì đó mà kinh doanh không hiệu quả
1.1.2- Bản chất của hiệu quả kinh tế
Mục tiêu hiệu quả luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nền sản xuất Nhưng hiệu quả là gì? Như thế nào là hoạt động kinh doanh có
hiệu quả? Không phải là một vấn đề đã được giải quyết triệt để và có quan
niệm thống nhất trong lý luận và trong công tác thực tiễn Dưới góc độ nghiên
cứu khác nhau, phạm trù hiệu quả kinh tế sẽ được hiểu và xem xét khác nhau
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần có sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước thì việc xác định rõ bản chất, phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trở thành một đòi hỏi cấp bách Thật khó đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế đạt được mà khi bản thân phạm trù này chưa được xác định rõ về bản chất những biểu hiện của nó Do vậy hiểu
đúng hơn bản chất và có những quan niệm thống nhất về hiệu quả kinh tế là van đề không những có ý nghĩa quan trọng về lý luận mà còn rất cần thiết
trong hoạt động thực tiễn Nó sẽ cho phép xác định đúng đắn mục tiêu và biện
pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trước đây khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước
giao như: Giá trị tổng sản lượng hàng hoá thực hiện, khối lượng sản phẩm chủ yếu như chỉ tiêu nộp ngân sách về thực chất đây là các chỉ tiêu phản ánh kết quả, không thể hiện được mối quan hệ so sánh với những gì mà doanh
nghiệp bỏ ra và nhà nước đầu tư Mặt khác trong thời kỳ này giá cả mang tính
hình thức, theo sự chỉ đạo chung nên việc tính toán các chỉ tiêu thống kê và hạch toán mang tính hình thức không phản ánh đúng thực chất trình độ quản lý của doanh nghiệp
Trang 15Khi nến kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản ký kinh tế bằng các chính sách định hướng vĩ mô thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp hành chính và luật pháp kinh tế nhằm đạt được mục tiêu chung của xã hội Các doanh nghiệp là các chủ thể
sản xuất, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép, các doanh
nghiệp có toàn quyền quyết định đường đi cho mình và bình đẳng trước pháp
luật Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả xã hội không đồng nhất với nhau
Để đánh giá kết quả đạt được của các loại hình doanh nghiệp thì Đảng
và Nhà nước ta đã đề ra và xác định cho mỗi loại hình doanh nghiệp các mục
tiêu khác nhau Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “
Lấy suất sinh lời tiền vốn là tiêu chuân chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp kinh doanh Lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích” Đây là một quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng về cả mặt lý luận và
thực tiễn trong việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn để xác định, đánh giá hiệu quả kinh tế
Từ thực tiễn nêu trên ta thấy, “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản anh trình độ năng lực quản lý bảo đảm thực hiện có kinh té cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí nhỏ nhất” {29} Chúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện trên cả hai mặt đó là mặt định tính và mặt định lượng
- Thứ nhất: Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi
nhiệm vụ kinh tế, xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Nếu xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế
khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại
Trang 16- Thứ hai: Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ quản lý ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống công nghiệp và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh
tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị — xã hội
Hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong những biểu hiện về định lượng phải nhằm đạt được những mục tiêu chính trị — xã hội nhất định Ngược lại, việc quản lý kinh
tế, du ở giai đoạn nào, cũng không chấp nhận việc thực hiện những yêu cầu,
mục tiêu chính trị, xã hội với bất kỳ giá nào, cần phân biệt sự khác nhau và hiệu quả mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả Từ bản thân mình, kết quả chưa thê hiện nó tạo ra
ở mức và phải chi phí nào
Trong quản lý sản xuất kinh đoanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu
hiện ở những dạng khác nhau Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác
định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Có mấy cách phân loại chủ yếu sau đây:
- Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động của từng doanh nghiệp công nghiệp, biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp phải thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt ra cho nó Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn nền kinh tế quốc dân Về cơ bản đó là lượng sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội, mà đất nước và tài nguyên đã hao phí
Trang 17Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, khơng những cần tính tốn và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức
hiệu quả cá biệt Nghĩa là phụ thuộc và sự có gắng của mỗi người lao động và
mỗi doanh nghiệp Đồng thời, xã hội qua hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt Một cơ chế quản lý đúng tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt Ngược lại, một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả của những chỉ phí bộ phận và hiệu quả của chi phi tổng hợp Hiệu quả của chi phi tong hop thể hiện mỗi tương quan giữa kết qua thu
được và tổng chỉ phí bỏ ra dé thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Còn
hiệu quả chỉ phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với lượng chỉ phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (lao động,
thiết bị, nguyên vật liệu .)
Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp, hay nền kinh tế quốc dân Việc tính toán và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những nhân tố nội bộ sản
xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung về nguyên tắc, hiệu qua chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả của các chỉ phí bộ phận
- Hiệu quá tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Trong công tác quản lý công nghiệp, việc xác định và phân tích hiệu quả
kinh tế nhằm hai mục đích:
Một là: Phân tích và đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chỉ phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 18Hai là: Phân tích luận chứng kinh tế — xã hội các phương án khác nhau, trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để chọn lấy phương án cơ lợi
ích nhất
Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chỉ phí bỏ ra, khi thực hiện
nhiệm vụ kinh tế — xã hội, về mặt lượng, hiệu quả này được biểu hiện ở các
chỉ tiêu khác nhau, như năng suất lao động, thời gian hoàn vốn, tỷ suất vốn,
lợi nhuận
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chỉ phí, hoặc kết
quả của các phương án khác nhau Các chỉ tiêu hiệu quả so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án, để chọn phương án có lợi
nhất
1.1.3- Tiêu chuẩn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.3.1- Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội là yêu cầu khách quan Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở dé đánh giá
mức độ hiệu quả của phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế Trong thực tế thiếu một tiêu chuân thống nhất, không thể có căn cứ
xác định đề đưa ra những quyết định quản lý hợp lý, nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp các biện pháp, mà ảnh
hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc không đồng hướng nhau Chắng hạn việc áp dụng kỹ thuật mới có tác động tích cực đến
các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, năng suất lao động, nhưng lại đòi hỏi chỉ phí đầu tư
Một cách tổng quát, khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà nhà kinh
doanh có thể gặp trường hợp lý tưởng “được tất cả”, nhưng thông thường họ
Trang 19gặp trường hợp “ được cái này, mất cái khác” vì vậy, cần thống nhất, không thể có cơ sở dé đưa ra quyết định tối ưu, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải thé hiện được mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu được và
cực tiểu phải chỉ ra Tiêu chuẩn ấy, nhất thiết phải thể hiện mục đích của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn cụ thể
Mục đích của chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là nâng cao mức sống vật chất, tinh than va su phat triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội Để thực hiện mục đích đó, phải sử dụng hợp lý tất cả các chỉ phi và dự trữ sản xuất để
tạo nên kết quả cao nhất Nghĩa là phải tăng năng suất lao động xã hội
Như vậy, theo nghĩa tổng quát có thé coi tăng năng suất lao động xã hội như tiêu chuẩn chung của hiệu quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội
Theo ý nghĩa trực tiếp, tăng năng suất lao động là giảm hao phí lao động xã hội cần thiết dé tạo ra sản phâm hoặc tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, theo ý nghĩa rộng hơn, tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa xã hội còn là việc phát triển sản xuất mở mang ngành nghè,
trên cơ sở đó thu hút thêm lao động vào sản xuất của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động vào sản xuất của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động Tăng năng suất lao động xã hội tạo ra điều kiện vật chất
để tăng thu nhập quốc dân, quỹ tích luỹ tiêu dùng xã hội Đó là điều kiện
không thẻ thiếu để cải thiện mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của một công dân trong xã hội
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế quốc dân phải bảo đảm tính toàn diện
Trước hết, đó là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng: Một mặt giảm chi phí lao động xã hội sản xuất hàng hoá; mặt khác, đảm bảo chất lượng sản phẩm và không ngừng mở rộng mặt hàng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội Thứ hai, sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế quốc dân đòi hỏi phải vừa giải quyết những vấn đề kinh tế kinh doanh,
Trang 20vừa phải giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước Thứ ba, sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả cũng đòi hỏi xem xét mỗi giải pháp, mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, làm sao phải bảo đảm hiệu quả
của từng phần tử, từng phần khi có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu
quả của toàn bộ hệ thống nhất, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra và không ngừng tăng lợi nhuận Nhưng cũng không nên đơn giản coi lợi nhuận như tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp Điều quan trọng là xem xét lợi nhuận đạt được bằng
cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của nó phải trong quỹ đạo
chung và góp phần thực hiện mục tiêu của hệ thống Bởi vậy mà lợi nhuận mỗi doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh doanh vừa phải thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp với sự vận động của thị trường, vừa phải đảm bảo sự
tôn trọng pháp luật kỷ cương của nhà nước, góp phần vào chuyên địch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá Đồng thời, nói cũng phải được phân phối theo cách kết hợp hài hoà giữa các lợi ích khác nhau: Lợi ích cá nhân của người lao
động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích xã hội
Cuối cùng, cũng phải cần chú ý rằng một phương án không sinh lời ngay khi bắt đầu thực hiện mà chỉ có thể tạo được lợi nhuận sau thời gian nhất định, bởi vậy, phải có tầm nhìn chiến lược, kết hợp trước mắt và lâu dài khi
xem xét vẫn đề này
1.1.3.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là biểu hiện đặc trưng về lượng tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế Trong thực tế, việc phân tích và đánh giá hiệu quá kinh tế phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu, vì:
Trang 21Thứ nhất: Để tính được mức tăng năng suất lao động xã hội, phải tính được hao phí lao động xã hội để sản xuất hàng hoá nghĩa là phải tính được giá trị hàng hoá Tuy nhiên, điều đó chưa thực hiện được trong thực tế Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu là nhằm phản ánh giá trị ở những mức độ và khía cạnh
khác nhau
Thư hai: Bản thân mỗi chỉ tiêu có những nhược điển nhất định trong nội
dung và phương pháp tính toán Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu cho phép thấy được mối tương quan thu — chỉ một cách đầy đủ và toàn diện hơn
Cũng cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa 3 loại chỉ tiêu sau đây:
- Các chỉ tiêu đùng đề tính toán hiệu quả kinh tế - Các chỉ tiêu dùng dé phản ánh hiệu quả kinh tế - Các chỉ tiêu ding dé so sánh hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đùng để tính toán hiệu quả kinh tế chỉ phản ánh từng mặt của mối tương quan thu — chỉ, nó được dùng đề so sánh mối tương quan ấy, chang han: Chi tiéu khối lượng sản phẩm hàng hoá, vốn đầu tư cơ bản, giá
thành sản phẩm,
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trực tiếp phản ánh từng mặt của mối tương quan thu — chỉ trực tiếp biểu hiện qua hiệu quả kinh tế, chang hạn:
Năng suất lao động, thời gian thu hồi vốn, tỷ suất vốn, lợi nhuận
Các chỉ tiêu dùng để so so sánh hiệu quả kinh tế được tính toán dùng đề
thực hiện sự tương quan ở các phương án khác nhau, nhằm chọn lấy phương án có hiệu quả nhất Sự so sánh này có thê thực hiện giữa các chỉ tiêu dùng đề tính toán hiệu quả kinh tế với nhau, giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
tế với nhau
HQKD được xét trên một số chỉ tiêu chủ yếu Sau: a- Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Trang 22(Return on Assets — ROA)
Để xem xét sự kết hợp tác động giữ hệ số lãi ròng với sỐ vòng quay tài
sản, ta tính lãi suât sinh lời của tài sản như sau: Lãi ròng Suât sinh lời của tài sản (ROA) = Tài sản Lãi ròng Doanh thu (1.2) SK Doanh thu Tai san , Lai rong Hé so lai rong = —_ (1.3) Doanh thu , Doanh thu Hệ sô vòng quay tài sảin= _ (1.4) Tài sản
Suất sinh lời tài sản = Hệ số lãi ròng x số vòng vay tài sản (1.5)
ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực ở doanh nghiệp Nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại
cho chủ sở hữu và cả chủ nợ
b- Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): (Return on Assets — ROA)
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý cao cấp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Nó được định nghĩa như sau:
Suất sinh lời vốn chủ Lãi dòng (16)
sở hữu (ROE) Vẫn chủ sở hữu :
Trang 23Lãi ròng Doanh thu Tài sản
= X X
Doanh thu Tài sản Vôn chủ sở hữu
Goi ba hệ số trên lần lượt là hệ số lãi ròng, số vòng quay tài sản và đòn cân tài chính (đòn cân nợ), công thức trên có thể viết lại như sau: Suất sinh lời Lãi ròng Doanh thu Tài sản vốn chủ sở hữu = x xX, (1.7) Doanh thu Tai san Vôn chủ sở hữu (ROE)
Suất sinh lời vốn chủ sở hữu đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của
các chủ sở hữu của doanh nghiệp Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư, hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình
c- Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nguồn lực sống quý giá nhất của doanh nghiệp và của nền kinh tế, vì vậy sử dụng yếu tố lao động có hiệu quả góp phần quan trọng tăng
HQKD của doanh nghiệp Chỉ tiêu biểu thị trực tiếp, bao trùm cho hiệu quả sử
dụng lao động trong doanh nghiệp là chỉ tiêu năng suất lao động, nó được biểu thị bằng công thức sau
W= — (1.8)
T
Trong đó: W : Năng suất lao động bình quân (BQ) trong kỳ Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
T: Số lượng lao động bình quân hoặc thời gian công tác trong kỳ
Năng suất lao động phản ánh lượng sản phẩm mà một lao động tạo ra
trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm) Nghịch đảo của nó là suất hao phi lao động (H¡p) biểu thị bằng công thức:
Trang 24T
Hip = (1.9)
H¡p phản ánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Lượng hao phí này cần tính đầy đủ cho tat cả các khâu để hoàn thành 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD) 1 sản phẩm hay dịch vụ Về nguyên tắc, suất hao phí càng thấp thì hiệu quả càng cao và ở đây mức chuân đề đánh giá hiệu quả sử dụng lao động là năng suất lao động bình quân của ngành
d- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động
Chỉ tiêu này cho chiết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 chu kỳ tính toán xác định, nó được xác định bởi công thức sau:
TT? = m (1.10)
L
II? : Lợi nhuận bình quân/1 lao động trong kỳ tính toán
TIỀ : Lợi nhuận ròng của kỳ tính toán
L : Tổng số lao động bình quân của kỳ tính toán e- SỐ vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Vốn được ví như là “máu” của doanh nghiệp Vì vậy vốn luân chuyển
càng tốt, càng điều hoà càng có lợi và là điều kiện tốt để nâng cao HQKD cho
doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định bởi cơng thức:
Số vịng quay tồn bộ vốn kinh đoanh Doanh thu (lly
= Von kinh doanh
g- Hiéu qua sw dung nguyén liéu
Trong sản xuất công nghiệp có nhiều trường hợp nguyên liệu chiếm tới
70-80% giá thành sản phâm, trong đó có những nguyên liệu đặc chủng, đắt
giá Vì vậy quản lý, sử dụng nguyên liệu có hiệu quả luôn là đòi hỏi đối với mọi đoanh nghiệp để giảm giá thành, nâng cao HQKD Một trong các chỉ tiêu
Trang 25dễ nhận biết của hiệu quả sử dụng nguyên liệu là tiêu hao nguyên vật liệu trên đơn vị sản phẩm
Ngoài những chỉ tiêu có thể định lượng chỉ tiết như trên, HQKD của doanh nghiệp còn được biểu hiện ở mặt định tính như về uy tín VỊ trí của
doanh nghiệp trên thị trường, danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp đã
diễn biến tăng hay giảm theo thời gian, ngày nay người ta có thể định lượng
được các giá trị này của doanh nghiệp, tuy nhiên không phải dễ dàng tính được cho tất cả, nên các chỉ tiêu này vẫn còn mang định tính nhưng có rất có ý nghĩa trong chiến lược đài hạn của doanh nghiệp và trong từng thời kỳ cụ thể nó có tác động lên các chỉ tiêu hiệu quả định lượng của doanh nghiệp, thông qua việc tác động lên tâm lý của người tiêu dùng về uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp
Tuỳ theo từng điều kiện của không gian, thời gian và tính chất đặc thù
của các nhân tố để chúng có vị trí quan trọng và tác động khác nhau lên hoạt động và HQKD của doanh nghiệp Nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ giữa những nhân tố trong một hệ thống nhân tố tương tác lẫn nhau mà
kết quả mang lại có ý nghĩa như: tác dụng của một hợp lực hiểu theo nghĩa
vật lý lên kết quả và hiệu quả của doanh nghiệp h- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Dưới góc độ nền kinh tế quốc dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế, nghĩa là phải xem xét các lợi ích kinh tế xã hội mà doanh nghiệp mang lại Lợi ích kinh tế xã hội thu được so với chỉ phí mà nền kinh tế xã hội
phải bỏ qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của doanh nghiệp đối với thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế sự đáp ứng
này có thể đem lại tính tính chất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 26- Các chỉ tiêu định lượng đánh giá lợi ích kinh tế, xã hội của doanh
nghiệp thể hiện như sau:
- Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (như thuế doanh thu, thuế thu nhập, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, .)
- Số lượng lao động có việc làm từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp ở doanh nghiệp và số lao động có việc làm gián tiếp của doanh nghiệp
liên đới về phía đầu vào và đầu ra
- Các chỉ tiêu tiết kiệm ngoại tệ: Đây là chỉ tiêu thể hiện tác động của
doanh nghiệp đến cán cân thanh toán quốc tế của đất nước
Những tác động định tính từ hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt như sau:
- Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của các quản trị viên Điều này góp phần vào việc
nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực cho đất nước
- Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thơng, điện cấp thốt nước
- Tác động tới môi trường: Những yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh
nghiệp có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái tự nhiên Những ảnh hưởng này có tác động tích cực và tiêu cực, nếu có tác động tiêu cực thì cần phải có chi phi cho các giải pháp khắc khục hiệu quả Nếu chi phí này lớn hơn lợi ích
mà xã hội nhận thức được thì sự tồn tại của doanh nghiệp là không thê chấp
nhận được
- Những tác động đến mặt xã hội, chính trị và kinh tế khác như tận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên chưa được quan tâm, tiếp nhận các công
nghệ và ngành nghề mới tham gia vào phân công lao động quốc tế
Trang 27- Mỗi doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm góp phần giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội, lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội phải lớn hơn cái gì xã hội phải trả lại cho sự tồn tại của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế — xã hội mà doanh nghiệp đem lại càng lớn thì doanh nghiệp sẽ
được hưởng các ưu đãi nền kinh tế dành cho
1.1.4- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trước hết, do sự chỉ phối của “Quy luật khan hiếm” buộc các doanh
nghiệp nói riêng và các nhà quản lý nền kinh tế xã hội nói chung, phải cân
nặng việc quản lý, sử dụng các nguồn lực sản xuất hạn chế của xã hội như thế
nào để đủ thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người Chính vì vậy đã buộc các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất,
tiết kiệm nhất và đây cũng chính là một tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh
doanh
Thứ hai, các đoanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường là luôn tồn tại trong cạnh tranh, đề tồn tại và phát triển được trong môi trường này thi
doanh nghiệp phải có và luôn tạo ra và duy trì được các lợi thế cạnh tranh của mình, có thể bằng chất lượng tốt hơn, dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay giá rẻ hơn
so với các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh cùng sản phẩm Đề có thể làm được điều này thì chỉ bằng cách nâng cao hiệu quả kinh đoanh của
doanh nghiệp thông qua tiết kiệm chỉ phi va nang cao nang suat lao động Thứ ba: Mục tiêu sau cùng, bao quát và dài hạn của mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá lợi nhuận và là mục tiêu
quan trọng nhất của doanh nghiệp Vì vậy không chỉ tạo ra và duy trì khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển là đủ, mà các doanh nghiệp còn mong muốn
Trang 28mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp
Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu cần thiết, không chỉ
đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để cạnh
tranh, tồn tại và phát triển và thu được lợi nhuận cao nhất, mà đối với các nhà quản lý nền kinh tế là để đòi hỏi các doanh nghiệp luôn sử dụng nguồn lực sản
xuất xã hội một cách có hiệu quả nhất, trong điềun kiện ràng buộc có sự khan
hiếm, để nèn kinh tế quốc doanh có thể phát triển một cách tối ưu, vươn tới
tiệm cận với đường giới hạn tiềm năng của nền kinh tế, và ở đây hiệu quả bao hàm cả ý nghĩa của sự bền vững
1.1.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh của từng loại doanh
nghiệp mà nhân tố hiệu quả ảnh hưởng đến Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến HQKD của các đoanh nghiệp
1.1.5.1- Các nhân tỗ bên trong - Lực lượng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào và quan trọng bậc nhất và có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; mặc dù ngày nay
kỹ thuật và công nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực Công nghệ, kỹ thuật tiên tiến là một yếu tố có tính quyết
định đến năng suất lao động và có hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đôi khi kỹ thuật công nghệ có ý nghĩa quan trọng đến mức người ta đã xem nó như một lực lượng sản xuất trực tiếp Tuy nhiên dù công nghệ, kỹ thuật có tân
tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong hoạt động và do chính con người sáng tạo ra mà thôi Yếu tố con người mới quyết định thành, bại của doanh nghiệp, vì lực lượng lao động quyết định
Trang 29từ khâu ý tưởng kinh doanh ban đầu cho đến khâu cuối cùng là cung ứng tiêu thụ sản phẩm tới khách hàng và dịch vụ hậu mãi Ngày nay nhân loại đang từng bước phát triển nền kinh tế tri thức; đòi hỏi lực lượng lao động phải có kiến thức, kỹ năng rất cao và phải đặc biệt tính nhuệ trong lao động, điều nay đã một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc nâng cao hiệu quả kdcủa
doanh nghiệp
Từ vai trò và ý nghĩa của lực lượng lao động đối với hoạt động sản xuất
kinh đoanh của doanh nghiệp nêu trên, ngày nay khi nói đến lực lượng lao động của doanh nghiệp là không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là bao hàm cả chất lượng
Trong doanh nghiệp công nghiệp sản xuất VLXD nói chung và DNN&V sản xuất VLXD nói riêng, vai trò nhân tố lao động cũng có ý nghĩa lớn lao
như trên, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất vật liệu mới, hay sản xuất
VLXD từ sử dụng nguyên liệu là tài nguyên khoáng sản quý, hiếm hoặc hoạt động môi trường nguy hiểm càng cần có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao và tỉnh nhuệ
- Trình độ công nghệ, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phát triển
cơ sở vật chất kỹ thuật
Công cụ lao động là nhân tố thứ 2, cùng với lao động tạo nê sức mạnh của lực lượng sản xuất Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh được
rang, cứ mỗi thời kỳ con người sáng tạo ra được thế hệ công cụ mới thay đồi về chất thì cũng làm thay đổi về năng suất lao động, về đời sống kinh tế xã hội và hoạt động của con người Ngày nay con người đã thống nhất một luận điểm
cho rằng “ Cơng nghệ là chìa khố để làm chủ sự phát triển kinh tế xã hội, ai nắm được công nghệ thì người đó sẽ làm chủ tương lai” {21} Voi gia tri va y
nghĩa như vậy thì các doanh nghiệp luôn hoạt động trong môi trường cạnh
Trang 30tranh, yêu cầu làm chủ công nghệ và phát triển cơ sở vật chất đồng bộ với công nghệ là một đòi hỏi không ngừng và cần thiết, để cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi công nghệ và thiết bị có ý nghĩa
đặc biệt quan trong dé nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp Nhưng không phải bằng mọi giá và lúc nào các doanh nghiệp cũng không cần phải có
công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, bời vì điều nay luôn luôn phù
hợp và mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự cho doanh nghiệp, và không phải
lúc nào, doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện đề thực hiện được Đối với từng
doanh nghiệp, trong từng thờu kỳ việc đầu tư và làm chủ được công nghệ —
thiết bị mới cần phải tự lượng sức mình trong chiến lược đầu tư Vì cho dù rất
cần thiết trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng làm hao tốn nhiều vốn, nên việc đầu
tư và làm chủ nó cần phải “ lựa chọn công nghệ thích hợp”{21}, vừa dé tồn
tại, để đứng vững và cạnh tranh phát triển được trên thương trường, nhưng cũng tránh được tình trạng “ vung tay quá trán”trong đầu tư, dẫn tới lãng phí và không những không phát huy được hiệu quả mà còn tạo nên thua lỗ cho doanh nghiệp
Trong sản xuất VLXD, phổ biến có yê cầu đầu tư TSCĐ giá trị lớn và được nhập từ nước ngoài, nên việc chọn công nghệ thích hợp càng trở lên thiết
thực đối với đoanh nghiệp nước ta Bởi vì hiện nay chúng ta sản xuất VLXD chủ yếu cho tiêu thụ trong lãnh thổ va thay thế hàng nhập ngoại (hoặc thay thế
một phần), tuy nhiên không vì thế mà để cho doanh nghiệp nhập nhiều công
nghệ „thiết bị lạc hậu, hao tốn nguyên nhiện vật liệu, giá thành cao nhưng chất
lượng không cao vì kém khả năng cạnh tranh, nếu tham gia xuất khâu, như
một số thiết bị sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp — lát trang trí, hay một SỐ máy công cụ cơ giới phục vụ cho sản xuất VLXD dạng secand — hand được
nhập tràn lan như thời gian qua, có thể ở thời kỳ trước đây phần nào chúng ta
Trang 31phát huy được tác dụng ban đầu cho thúc đây kinh tế chung và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng trong những năm gần đây và về lâu đài, chính điều đó đã gây thiệt hại, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp và tác động xấu đến sự phát triển của cả ngành - Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là sản phẩm của một bộ phận nhân lực quan trọng
và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đó Với vai trò này, càng ngày nhân tố quả trị càng trở lên quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đề đảm bảo thành công và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động của doanh nghiệp trong môi
trường kinh doanh thường trực tồn tại sự cạnh tranh thì việc xác định, định hướng và mục tiêu đúng, tổ chức, quản lý thực hiện đúng theo định hướng, kiểm tra, điều chỉnh để thực hiện đúng theo định hướng và đạt được mục tiêu
đề ra là quan trọng đối với một doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là nhằm để thực hiện quá trình này, bao gồm từ lúc xây dựng chiến lược kinh đoanh
cho đến lúc thực hiện hoàn thành toàn bộ chiến lược và xác lập chiến lược mơi, là một quá trình “Động” và liên tục diễn ra, liên tục xuất hiện yếu tố mới, vẫn đề mới Chính vì vậy, nhân quá quản trị doanh nghiệp chịu tác động chi phối theo quan hệ nhân — quả của trình độ, năng lực, nhãn quan và tư cách phẩm chất, của đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp Và trong điều kiện quyền sở hữu
doanh nghiệp và quyền lãnh đạo doanh nghiệp tách rời nhau (như trường hợp của doanh nghiệp nhà nước, hay thuê giám đốc doanh nghiệp) thì chất lượng của công tác quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
cảng chịu ảnh hưởng lớn vào chất lượng của đội ngũ các nhà quan tri cao cấp của doanh nghiệp
- Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp:
Trang 32“Thương trường” luôn được ví như “chiến trường” và với quan niệm này thì “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” Để có thể giành phần thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp không chỉ “Biết” rõ về đối thủ cạnh tranh, nắm
bắt được thông tin thị trường và môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải “biết” rõ về bản thân doanh nghiệp Vì vậy, không còn cách nào khác
ngồi việc phải đủ thơng tin, trong đó đặc biệt là thông tin kinh tế vì “ Thông
tin kinh tế có thể coi như huyết mạch của các doanh nghiệp và của các tô chức kinh tế”; Trong điều kiện ngày nay thế giới đang từng bước tiến vào nền kinh tế tri thức và hội nhập tồn cầu hố nền kinh tế đang xu thé gần như tất yếu và diễn ra mạnh mẽ, với những dòng thông tin đa dạng, đa chiều chảy như vũ bão, không chỉ ở giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, lãnh thô,để có thé ra được những quyết định đầu tư và kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần phải có đủ và chắt lọc được những thông tin đắt giá có liên quan từ những dòng thông tin không lồ này và có những tiếp cận đối lưu cần thiết với nó Để làm được điều đó đoanh nghiệp không những cần phải có hệ thống xử lý trao đổi thông tin, mà cần phải là hệ thống thích hợp với môi trường và mức độ cần thiết của doanh nghiệp, bảo đảm đủ độ thông suốt, nhanh nhạy, an toàn trong giao tiếp điều hành nội bộ và với các đối tượng bên ngoài, có như vậy thì
doanh nghiệp mới có thê kịp thời nắm bắt thời cơ kinh doanh hay thoát khỏi, hạn chế nhưng rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh Hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hầu hết đều có đầu tư các thiết bị máy móc đề xử
lý thông tin kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp thực sự đầu tư và phát huy được mang thông tin quán lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu như trên thì chưa nhiều, do đó chưa thể phát huy được
hết hiệu suất và tiện ích của chúng trong quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là doanh
nghiệp Nhà nước cũng tồn tại tình trạng này
Trang 33- Nhân tổ tính toán kinh tế
Để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh được chính xác, phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố này và phương pháp tính toán được chọn Tuy nhiên để có
thể xác định chính xác được chính xác và hao phí nguồn lực bỏ ra cho kết quả người ta thường đùng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đề đánh giá hiệu quả kinh
doanh, vậy tương ứng chi phí chính là nguồn luc hao phi dé tao ra lợi nhuận
đó Để tính được chỉ phí người ta thường dùng chỉ phí tính toán, trong đó có thé 1a chi phí tài chính hay chi phí kinh doanh và mặc dù chỉ phí kinh doanh thường gần với chỉ phí “thực” hơn, nhưng do thói quen quản lý và phải áp dụng nguyên tắc Nhà nước thống nhất nên hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều sử dụng chỉ phí tài chính để tính chỉ phí hoạt động, đồng thời cũng để lập báo cáo với nhà nước, hãn hữu mới có nhà quản trị doanh nghiệp cho lap chi phi kinh doanh toàn bộ doanh nghiệp, một số khác chỉ xác lập chi phi
kinh đoanh ở một số khâu, một số lĩnh vực khi thấy cần thiết mà thôi Vì vậy trong giới hạn của luận văn cũng chỉ có thể thu thập được các số liệu tài chính
để phân tích
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn chịu sự tác động thường xuyên và quan trọng của môi trường bên ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp lên doanh nghiệp gồm:
- Nhân tô môi trường pháp lý:
Về nguyên tắc mọi đoanh nghiệp hoạt động đều phải tuân theo pháp luật,
bao gồm luật và các văn bản pháp quy dưới luật, đây là môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, nó thường xuyên tác động lên kết quả và “luật chơi” công khai cho các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động trong
môi trường này, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp của doanh nghiệp Vì vậy, việc được môi trường pháp lý vừa thơng thống, vừa chặt chẽ và bình dang cho mọi doanh nghiệp hoạt động,
Trang 34giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh với nhau, phát huy hết nội lực tạo ra được hiệu quả “thực” của doanh nghiệp và còn giúp cho công tác quản lý vĩ mô có thể điều tiết, can thiệp một cách khoa học lên hoạt động của doanh nghiệp, nhằm hướng tới hiệu quả kinh
tế — xã hội chung của nền kinh tế Môi trường pháp lý quy định hành vi của
doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thé khai thác, tận dụng những
thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tránh được những rủi ro đối với doanh nghiệp Vì vậy nếu doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế hoặc ở các lĩnh vực liên quan đến quốc tế, thì cũng cần thiết phải nắm bắt rõ luật pháp của quốc tế, ít nhất là về những gì liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
“Sân chơi” và “luật chơi” càng thông thoáng, càng bình đẳng và chặt chẽ,
càng có tác dụng tích cực lên hoạt động của doanh nghiệp và tiết kiệm được nguồn lực xã hội
- Nhân tố môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp luôn chịu sự chỉ phối của chiến lược phát triển kinh tế chung của nền kinh tế quốc dân, đây là “chiến lược tổng” cho các chiến lược
bộ phận khác, trong đó có của doanh nghiệp sự tác động, chi phối này được
thể hiện qua các chính sách để thực thi chiến lược đó Những chính sách dù
của cấp nào phát triển kinh tế, về đầu tư, về cơ cấu vùng, miền, ngành nghề, về thuế quan, về tỷ suất hối đoái, về phát triển nhân lực, điều có tác động trực tiếp, mạnh mẽ và thường là lâu dài lên hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và thu hút được đầu tư nước ngoài, hạn chế được độc quyền và cạnh tranh không bình đăng hay ngược lại, đều có tác động mạnh lên kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 35Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, nhân tố môi trường kinh tế của một nước, một nền kinh tế chịu sự tác động trực tiếp và mối liên hệ tương hỗ hữu cơ với quốc tế và khu vực,
không chỉ về các chính sách thuế quan tác động lên mọi hàng hoá, mà còn mở các chính sách, hàng rào phi thuế quan khác như về bảo vệ môi trường, về sử
dụng lao động, với nước ta đang trong lộ trình gia nhập AFTA và trong các vòng đàm phán gia nhập APECT, WTO, sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cả
trên thị thị trường trong nước cũng như trong xuất khẩu
Bên cạnh đó môi trường kinh tế còn chịu sự tác động mạnh và trực tiếp của nhân tố ồn định chính trị xã hội là tiền đề dé phát triển kinh tế ở nơi nào không ồn định như do chiến tranh, thiên tai, địch bệnh, hay do tồn tại nhiều tổ chức kinh tế “ngầm” chỉ phối, thì nền kinh tế cũng phát triển bắp bênh kèm
hiệu quả và đo đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp nói chung của nền kinh tế đó
- Những nhân tố cơ sở hạ tang
Cơ sở hạ tầng giống như một phần quan trọng của cái nền vật chất, cho
kinh tế — xã hội và các doanh nghiệp phát triển trên đó Nó bao gồm các công trình thuộc hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước; Các công trình dịch vụ, phúc lợi đời sống và xã hội khác như các cơ sở y tế, các công trình hạn chế thiên tai, tất cả đều có tác động mạnh mẽ lên hoạt động và HQKD của doanh nghiệp; Nếu các yếu tố này thuận lợi, tot sẽ tạo thuận lợi
cho hoạt động của doanh nghiệp, làm cho thị trường thơng thống năng động để từ đó doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh bình đắng với các doanh nghiệp khác
- Những nhân tố thuộc tài nguyên, địa lý và môi trường thiên nhiên Những nhân tố tự nhiên tạo ra những lợi thế hay bất lợi cho doanh
nghiệp, trong phát triển sản xuất kinh doanh và cạnh tranh, sự đồi đào hay
Trang 36khan hiến tài nguyên cục bộ của lãnh thổ, sự thuận lợi hay khó khăn khắc nghiệt của địa lý và môi trường thiên nhiên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể tạo ra lợi thế cạnh
tranh hay là yếu tố tăng chi phí cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Mặc đù ngày nay các lợi thế so sánh về nhân tạo ngày càng tăng giá trị, nhưng
các lợi thế viề tự nhiên nhưng vẫn rất có ý nghĩa, nhiều khi có ý nghĩa quyết
định trong định hướng chiến lược và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, nhất là về tài nguyên khoáng sản, rừng biên, vị trí địa lý thuận lợi
trong giao thương, hay điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mùa vụ sản xuất, Công nghiệp sản xuất VLXD chịu sự tác động mạnh mẽ, có lúc là tác
động chỉ phối của những nhân tố tự nhiên này, nhất là khi doanh nghiệp sử dụng trực tiếp hay sản phẩm trung gian từ tài ngun khống sản, nơng - lâm ~ thuỷ sản làm nguyên liệu sản xuất
- Các nhân tố thuộc liên ngành công nghiệp khác
Trong hoạt động, các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động tương hỗ vừa
có tính chất cạnh tranh, vừa hợp tác của các doanh nghiệp khác, của các ngành công nghiệp khác Thành tựu của một ngành công nghiệp này tạo điều kiện lao động cho các ngành, các doanh nghiệp khác, nhưng có lúc ngược lại, nhất là khi xuất hiện sản phẩm thay thế với ưu thế hơn về tính năng hay giá cả
Trong trường hợp với công nghiệp sản xuất VLXD cũng khơng ngồi quy luật này
1.2 - VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trang 37- Các tiêu chí thường là: Vốn, lao động, doanh thu Có nước chỉ dùng một tiêu chí, nhưng cũng có nước dùng một số tiêu chí để xác định DNN&V Một số nước dùng tiêu chí chung cho tất cả các ngành, nhưng cũng có nước dùng tiêu chí riêng để xác định DNN&V trong từng ngành
- Tiêu chí để xác định các DNN&V của các nước khác nhau có khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước, cũng như quan điểm về chính sách
của từng nước
Trang 38Bang 1.1 giới thiệu tiêu chí xác định DNN&V ở một số nước Các chỉ tiêu áp dụng Số lao
Nước Loại doanh nghiệp >
dong Tong von Doanh thu (người) DNN&V <250 < 100 triệu DMác CHLB Đức trong đó: DN nhỏ <9 < 1 triệu DMác Oxtraylia Riéng Canada < 20 DNN&V < 500
Canada triệu đô la Canada
DNN&V trong CN <300_ | < 100 triệu yên DNN&V trong buôn
Nhat <100 |<30 triệu yên bán DNN€&V trong bán lẻ <50_ | <0 triệu yên DNN&V trong CN < 100 Hong Kong DNN&V trong DV <50 DNN&V <200 <2 tỷ Rupia
Indonesia | Trong đó: DN nhỏ < 2 triệu Rupia < 50 triệu Rupia
DN cực nhỏ <20_ |<600 triệu Rupia |<! ty Rupia
, DNN&V trong CN <100
Han Quoc
DNN&V trong DV <20
Mêxicô <250 |<7 triệu USD
DNN&V <200 < 60 triệu pêxô
Trong đó: DN cực nhỏ <9 <2 triệu Rupia < 150.000 pêxô
Trang 39Thái Lan <100 | < 20 triéu Baht My <500 Ba Lan < 200 DNN&V <200 |<2,5 triệu đô la Malaysia Malaysia Trong đó: DN nhỏ <50 |<0,5 triệu đô la Malaysia
- Do chí để xác định các DNN&V phụ thuộc vào ý đồ chính sách, khả
năng hỗ trợ (về vật chất) của chính phủ ở từng thời kỳ nên các tiêu chí xác
định DNN&V ở một số nước cũng không phải là không thay đổi Trái lại, các tiêu chí này cũng thay đổi theo thời gia tuỳ thuộc vào ý đồ và chiến lược của
Chính phủ muốn hỗ trợ ngành nào hoặc doanh nghiệp quy mô nào ở từng thời
kỳ phát triển của nước đó
- Ngay trong cùng một nước, các tiêu chí để xác định DNN&V được nhận hỗ trợ của một tô chức nào đó cũng không phải bao giờ cũng trùng với tiêu chí theo quy định trong luật của Chính Phủ (đối với những nước có luật
về DNN&V) Tuy nhiên, nếu chính sách của nhà nươc thì tất nhiên chính sách đó phải tuân thủ pháp luật và phải lấy tiêu chí do luật định dé xác định các đối
tượng hưởng các chính sách đó
Việt nam khi bước vào thiên niên kỷ thứ 3, do yêu cầu của thực tiễn một
số tiêu thức phân loại doanh nghiệp đã được xây dựng bởi nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ Đặc biệt, ngày 23 tháng II năm 2001 đã ban hành văn bản pháp lý ở mức độ cao đê khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DNN&V Đó là nghị định số 90/2001 NĐ-CP về “ Trợ giúp phát triển DNN&V” Nghị định 90 quy định: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
Trang 40doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Theo định nghĩa này khu vực DNN&V ở Việt Nam bao gồm
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp - Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP
ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh
1.2.2 Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các tổ chức kinh đoanh vừa và nhỏ ở bất cứ quốc gia nào đều giữ một vai trò rất quan trọng và hỗ trợ cho tiến trình phát triển kinh tế, không chỉ trong những giới hạn cho phép đáp ứng nhu cầu trong cả nước mà còn hỗ trợ các công ty đa quốc gia Chính phủ nhiều quốc gia đã công nhận vai trò các
loại hình doanh nghiệp này được coi là nguồn động lực và sức mạnh kinh tế
cho sự phát triển mới và phát triển các mối quan hệ kinh đoanh
Vai trò của các DNN&V trước hết thể hiện cụ thể ở mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thu hút lao động, vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng, góp phan tăng trưởng kinh tế, là tầng cơ sở trong cấu trúc của nền sản xuất xã hội Số liệu thống kê của các nước cho thấy, tỷ trọng thu hút
lao động, tạo ra giá trỊ gia tăng của khu vực các doanh nghiệp DNN&V ở một số nước trong khu vực châu á là đáng kể Bảng số liệu đưới đây cho biết tỷ
trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của V ở một số nước châu á
Bảng 1.2: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các