của cha, mẹ nuôi được ghi vào phần khai về cha, mẹ; nhưng phần ghi chú trong sổ đăng ký hộ tịch phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”9[9] (cùng điều luật). 3. Các quy định riêng về việc lập giấy chứng tử Khai việc tử. Người khai việc tử là người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết (BLDS Ðiều 60 khoản 1). Việc khai tử phải được thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi người đó chết (Nghị định đã dẫn Ðiều 28). Ðối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không 9[9] Nếu hai người (tất nhiên là khác giới tính) cùng nhận một trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi, thì phải xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi lập khai sinh, bởi một người không thể là con nuôi của hai người trừ trường hợp là con nuôi của vợ chồng (Luật hôn nhân và gia đình Điều 68 khoản 3). quá 15 ngày (cùng điều luật). Nếu việc khai tử được thực hiện trên cơ sở có quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết, thì người khai tử cũng chính là người đã yêu cầu Toà án ra quyết định đó. Người khai tử phải xuất trình được giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 33 Nghị định đã dẫn. Trong trường hợp người chết không rõ tung tích, thì, một khi được phát hiện, người phát hiện phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích, như đã biết. Trong thời hạn 72 giờ, kể từ khi phát hiện người chết, nếu không tìm được người thân thích và được phép của Công an cấp có thẩm quyền, thì UBND nơi có người chết thực hiện việc khai và đăng ký khai tử cùng một lúc (cùng Ðiều 28). Nội dung giấy chứng tử. Giấy chứng tử được lập theo mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý việc phát hành. Ngày và nơi chết của người chết không rõ tung tích, nếu không xác định được, thì được quy ước là ngày và nơi lập biên bản (Ðiều 34). Ngày chết của người được Toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết do Toà án xác định (BLDS Ðiều 91 khoản 2); nếu không xác định được, thì ngày chết được quy ước là ngày quyết định liên quan có hiệu lực pháp luật (cùng điều luật). 4. Các quy định riêng về việc lập giấy chứng nhận kết hôn Khai đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam sống tại Việt Nam. Các bên kết hôn phải lập tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý việc phát hành. Tờ khai phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân) hoặc của UBND xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của mỗi bên (Nghị định đã dẫn Ðiều 23). Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá ba mươi ngày (cùng điều luật). Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về việc cho ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử (cùng điều luật). Các bên kết hôn phải tự mình nộp tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND xã nơi cư trú của một trong hai bên, trừ trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, có xác nhận của UBND xã nơi cư trú của người vắng mặt (Nghị định đã dẫn Ðiều 22 và 23). Sau khi nhận đủ hồ sơ, UBND phải tiến hành xác minh và niêm yết công khai việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND trong vòng bảy ngày (Nghị định đã dẫn Ðiều 24). Việc xác minh nhằm bảo đảm rằng việc kết hôn không vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày (cùng điều luật). Việc đăng ký kết hôn chỉ được tiến hành, nếu quá thời hạn trên mà không có ai phản đối việc kết hôn của các đương sự. Khai đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Gọi là kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc kết hôn giữa công dân Việt nam vối công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà có một bên đang định cư ở nước ngoài, và giữa công dân nước ngoài đang sống tại Việt Nam với nhau10[10]. Theo đó: - Cơ quan đăng ký kết hôn là UBND tỉnh; - Không có thủ tục niêm yết; thay vào đó là thủ tục xác minh do Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an thực hiện. Nội dung xác minh tất nhiên cũng xoay quanh những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp đặc thù, việc 10[10] Các phân tích chi tiết về việc khai đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện trong khuôn khổ môn Luật gia đình I . nhân dân) hoặc của UBND xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của mỗi bên (Nghị định đã dẫn Ðiều 23). Việc xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị không quá ba mươi ngày (cùng điều luật) . Trong. nước ngoài, việc kết hôn giữa công dân Việt nam vối công dân nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà có một bên đang định cư ở nước ngoài, và giữa công dân nước ngoài đang sống tại Việt. định của pháp luật. Trong một số trường hợp đặc thù, việc 10[10] Các phân tích chi tiết về việc khai đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện trong khuôn khổ môn Luật gia đình