to chuc he thong thu mua ca phe viet nam ppt

26 311 0
to chuc he thong thu mua ca phe viet nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: QTKD PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Kinh doanh cà phê ngày nay đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Việt nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời giải quyết hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Từ nhiều năm qua xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tục gia tăng, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm đã được nâng lên trên các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quy mô, thị phần xuất khẩu còn nhỏ, về chất lượng không đồng đề nên kém cạnh tranh so với các đối thủ, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân, tỷ lệ cà phê thương phẩm còn thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê nhân (sau Braxin). Đây là một trong năm mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam Mặc dù cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại và bị trả lại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 60%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác hầu hết việc tổ chức thu mua cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua, bên bán thông qua nhiều khâu trung gian nên việc tổ chức kho bãi bảo quản và phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Đây là lý do các nhà nhập khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam. Vì những lí do trên nên việc nghiên cứu đề tài “ Tổ chức hệ thống thu mua và bảo quản Trang - 1 - Chuyên đề: QTKD nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam” là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao thương hiệu cà phê của Việt Nam trong và ngoài nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu chung. Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng hệ thống thu mua và bảo quản cà phê của Việt Nam, qua đó tìm ra giải pháp góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống thu mua từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam 2.2. Mục tiêu cụ thể.  Phân tích thực trạng của hệ thống thu mua của ngành cà phê Việt Nam.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thu mua cà phê  Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống thu mua cà phê Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu. 3.1. Phạm vi không gian. Đề tài được thực hiện tại Tây Nguyên và một số thành phố lớn tập trung nhiều doanh nghiệp đầu ngành cà phê Việt Nam. 3.2. Phạm vi thời gian. Do hạn chế về thời gian nên đề tài sử dụng số liệu có liên quan từ năm 2008 - 2011. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thu mua và bảo quản của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp luận (khung lí thuyết nghiên cứu) - Nguồn gốc cây cà phê - Đặc điểm sinh học của cây cà phê - Đặc điểm chung về hương vị của cà phê -Tác dụng chung của cà phê Những loại cà phê được sản xuất tại Việt Nam - Cà phê Arabica - Cà phê Robusta Trang - 2 - Chuyên đề: QTKD - Khái niệm thu mua. - Khái niệm hệ thống thu mua - Một số khái niệm liên quan đến cung ứng và một số mô hình dự trữ 4.2. Phương pháp nghiên cứu. 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. Chuyên đề sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua sách, tạp chí, báo cáo khoa học và nguồn thông tin từ Internet có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.  Để thực hiện mục tiêu 1 đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả  Để thực hiện mục tiêu 2 đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thu mua của ngành cà phê Việt Nam.  Để thực hiện mục tiêu 3 đề tài sử dụng kết quả phân tích của mục tiêu 1 và 2 kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất các giải pháp. Trang - 3 - Chuyên đề: QTKD CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THU MUA VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 1.1. SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ THEO LOẠI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010: Việt Nam có 3 giống cà phê chủ yếu, nhưng do thói quen và điều kiện sản xuất nên thực tế nước ta chỉ trồng 2 loại, bao gồm loại Arabica và loại Robusta.Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày một tăng cao, mà lượng cung không đủ để đáp ứng, kể cả các nước hàng đầu như Brazil. Ngành cà phê Việt Nam đang có lợi thế hướng đến việc chi phối thị trường cà phê trên thế giới. Lợi thế chính của chúng ta là có sản lượng cà phê robusta (cà phê vối) lớn nhất với giá thành sản xuất thấp. Theo nhận định của tổ chức cà phê thế giới ICO, Việt Nam hiện là quốc gia có diện tích và sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, với hơn 530.000 ha và sản lượng hàng năm từ 750.000 đến 800.000 tấn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến sản phẩm, cà phê robusta ngày càng được ưa thích trên thế giới vì góp phần giảm giá thành các sản phẩm cà phê hòa tan. Tất cả những hiện thực đó tạo một điều kiện hết sức thuận lợi cho cà phê Việt Nam có cơ hội được du nhập sang thị trường khác. Bảng 1: Sản lượng của từng loại cà phê Việt Nam qua các năm Đơn vị tính: Triệu bao Loại Năm Năm Năm So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 số lượng Tỷ lệ số lượng Tỷ lệ 1. Rubusta 17,46 16,09 18,00 - 1,37 - 7,84% 1,91 11,87% 2. Arabica 0,54 0,50 0,40 - 0,04 - 7,4% - 0,1 - 20% Tổng 18 19,59 18,40 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Vicofa Trang - 4 - Chuyên đề: QTKD Đồ thị: Sản lượng cà phê Việt Nam theo loại từ năm 2008 đến năm 2010 Sản lượng cà phê qua các năm không ổn định, như một chu kỳ luôn tăng giảm thất thường bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, vẫn giữ được vị thế cao so với các nước khác. Những năm gần đây, sản lượng tuy có giảm nhưng không đáng kể. Nhưng sự tăng giảm thất thường đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kinh tế người trồng cà phê, hơn nữa là nền kinh tế Việt Nam trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế, rất khó để có thể ký kết những hợp đồng dài hạn với các nước khác ( do không đảm bảo nguồn cung ). Nhìn vào biểu đồ ta thấy sản lượng Cà phê loại Robusta vẫn cao hơn loại Arabica, cụ thể năm 2008 sản lượng Rubusta là 17.46 triệu bao chiếm 97% , trong khi loại Arabica chỉ có 0.54 triệu bao chiếm 3% tổng sản lượng năm 2008. Đến năm 2009 sản lượng cà phê loại Rubusta là 16.09 triệu bao và Arabica là 0.50 triệu bao. Đến năm 2010 sản lượng cà phê Rubusta là 18.00 triệu bao trong khi sản lượng của Arabica là 0.40 triệu bao. Sự chênh lệch sản lượng các loại cà phê như sau: chênh lệch sản lượng cà phê loại Rubusta của năm 2009 giảm so với năm 2008 là (1.37 triệu bao) với tỷ lệ là (7.84%) và loại Arabica cũng giảm ( 0.04 triệu bao) với tỷ lệ là (7.4%). có thể Trang - 5 - Chuyên đề: QTKD thấy sự chênh lệch sản lượng cà phê như thế này là do nguyên nhân chủ yếu là mưa quá nhiều trong giai đoạn cây ra hoa và thời gian thu hoạch tại các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng – hai địa phương trồng cà phê lớn nhất nước. Bên cạnh đó, mưa bất thường ở thời điểm cuối giai đoạn ra hoa cũng là nguyên nhân khiến trái cà phê chín ở những thời điểm khác nhau, làm giảm sản lượng, đặc biệt là loại Robusta. Đến năm 2010 sản lượng cà phê loại Rubusta tăng từ 16.09 triệu bao lên 18 triệu bao vào năm 2010 chênh lệch 1.91 triệu bao tăng 11.87% , còn sản lượng cà phê Acabica lại giảm đi, sản lượng chỉ còn 0.40 triệu bao đã giảm 0.1 triệu bao giảm (20%) so với năm 2009. 1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HOẠCH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Nạn hái cà phê xanh ảnh hưởng đến chất lượng cà phê việt nam. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê nhân (sau Braxin). Mặc dù cà phê xuất khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại và bị trả lại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 60%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến. Thực tế, nông dân thu hái vườn lượng quả xanh chiếm đến 60% - 70% sản lượng thu hoạch. Trong đó khi theo quy trình kỹ thuật thì việc thu hoạch phải được tiến hành 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 15 ngày tùy theo lượng quả chín trên cây. Tình trạng thu hoạch như trên sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cà phê xuất khẩu Việt Nam vụ tới. Cũng theo tính toán của Bộ NN-PTNT, ngành cà phê Việt Nam thiệt hại trên 100 triệu USD/vụ do tăng thêm chi phí gia công, trong khi đó giá bán trên thị trường thế giới lại thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cà phê Robusta của Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn nhiều so với các nước do chất lượng thấp. Tính đến cuối năm 2007, giá cà phê Robusta FOB loại 2 của ta là 1.675 USD/tấn, trong khi giá tại thị trường Luân- đôn là 1.955 USD/tấn, giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) 2.045,9 USD/tấn Niên vụ 2006, lượng cà phê Việt Nam bị thải loại chiếm tới 89% tổng lượng cà phê bị thải loại trên thị trường thế giới, tương đương 1,65 triệu bao. Trang - 6 - Chuyên đề: QTKD Nguyên nhân của tình trạng trên là do người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã không tuân thủ các điều kiện về thu hái, chế biến và bảo quản sản phẩm; chưa tích cực áp dụng những quy định trong tiêu chuẩn cà phê TCVN 4193 - 2005. Mặc dù tiêu chuẩn này đã ban hành từ năm 2005, nhưng đến nay mới chỉ có 10% doanh nghiệp áp dụng, tương đương 1 - 1,5% lượng cà phê xuất khẩu hàng năm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193 - 2005, sản lượng cà phê xuất khẩu sẽ giảm do việc thải loại cà phê chất lượng kém sẽ nhiều hơn (chiếm khoảng 25 - 30% tổng sản lượng cà phê). Trong khi đó, hệ thống rang xay trong nước chỉ tiêu thụ được 10%, sẽ khiến việc sản xuất và tiêu thụ cà phê chậm lại. Tình trạng thu hái cà phê xanh làm giảm sản lượng, chất lượng cà phê sau thu hoạch. Nhưng rồi năm nào cũng vậy, tình trạng thu hái cà phê xanh non vẫn lặp lại như cũ, riêng năm nay có chiều hướng gia tăng mạnh do giá cà phê đầu vụ tăng cao, khan hiếm nhân công, trộm cướp lộng hành… Điều này xuất phát từ thực tế là hơn 80% diện tích cà phê của Đắc Lắc và cả Tây Nguyên phân tán nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, rất khó khăn cho việc tổ chức bảo vệ, thu hoạch mỗi khi vào vụ. Trong số này chỉ có 34% số hộ có quy mô diện tích từ 0,5 – 1ha, 35% số hộ có dưới 0,5ha nên việc đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng cà phê lại càng khó thực hiện. Chỉ có các DN với lực lượng bảo vệ chuyên trách, nhân công dồi dào mới có thể chờ cà phê chín rộ rồi mới thu hoạch. Trên thế giới, các cường quốc cà phê tuy không có DN kiểu như ta, song phần lớn diện tích cà phê nằm trong các đồn điền, trang trại lớn của tư nhân nên họ cũng dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng. . Với tâm lí chung của người dân là biết rằng thu hái cà phê xanh sẽ làm giảm chất lượng quả, nhưng không hái quả xanh lẫn quả chín thì mất nhiều nhân công và thời gian để thu hái, còn bị bọn trộm nó tuốt sạch cả cành. Thu hái cà phê xanh không chỉ làm giảm năng suất mùa vụ, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam hiện vẫn là nước đứng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu cà phê với sản lượng chiếm khoảng 40% số càphê xuất Trang - 7 - Chuyên đề: QTKD khẩu của cả thế giới. Theo ước tính, việc thu hái xanh làm giảm đến 50% giá trị xuất khẩu”. Việc hái cà phê xanh thì sẽ làm giảm chất lượng quả vì hương sẽ không thơm, vị sẽ nhạt, nhân không đẹp, không mẩy bóng mà teo tóp và làm giảm từ 10 – 15% sản lượng, khi xuất khẩu sẽ bị khách hàng chê, bị trừ lùi cao (1 tấn từ 100 – 120USD). Hàng năm, cà phê kém chất lượng của Việt Nam bị thải loại trên thị trường chiếm tới gần 80% số lượng bị thải loại của cả thế giới. Cho nên tính ra mỗi năm ngành cà phê Việt Nam bị thiệt hại tới hàng trăm triệu USD. 1.2.2. Các hình thức thu hoạch cà phê chủ yếu 1.2.2.1. Thu hoạch bằng phương pháp tuốt cành: Đa số nông dân trồng cà phê ở Việt Nam thu hoạch cà phê chủ yếu là thuê công nhân trực tiếp tuốt trái cà phê trên cành. Phương pháp này được áp dụng khoảng 40% , với phương pháp trực tiếp tuốt cành như vậy sẽ gây khó khăn đến bảo đảm chất lượng cà phê với tỷ lệ hư hại khoảng 35% - 40%. Hằng năm, nông dân thực hiện phương pháp này thường ít chi phí nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4193 – 2005, tỷ lệ các hạt cà phê xanh non và chín trộn lẫn và khó khăn trong việc chế biến đây cũng là nguyên nhân chứng minh cho thực tế là nước ta là nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới nhưng tỷ lệ cà phê bị loại thải khá cao khoảng 35% - 45%. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà doanh nghiệp nên có chính sách đối với phương pháp thu hái cà phê có chất lượng hơn. 1.2.2.2. Thu hoạch bằng phương pháp hái từng quả: Thu hoạch cà phê bằng phương pháp thu hái tùng quả trên cành là phương pháp thủ công mà nông dân áp dụng từ xưa đến nay, người nông dân có thể tìm những trái chín mà thu hoạch, phương pháp này cũng không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cà phê xuất khẩu, với phương pháp thu hoạch này nông dân có thể tự làm và thuê thêm công nhân với chi phí rẻ hơn, mặc khác, phương pháp này cũng có nhược điểm đáng quan tâm là thu hoạch rất chậm không đáp ứng nhanh nhu cầu sản lượng của các doanh nghiệp và thương lái thu mua. 1.2.2.3. Thu hoạch bằng phương pháp hái bằng máy: Trang - 8 - Chuyên đề: QTKD Hiện nay, phương pháp thu hái bằng máy ít được áp dụng ở trong việc thu hoạch cà phê ở Việt Nam, phương pháp thu hái này mới được áp dụng vào năm 2009 được nông dân áp dụng khoảng 32% . Hình thức thu hái này có ưu điểm là thu hái nhanh đáp ứng nhu cầu sản lượng của các doanh nghiệp và thương lái thu mua, không cần thuê mướn nhiều công nhân ít tốn chi phí, nhưng khoảng 32% - 45% sản lượng cà phê thu hoạch bằng máy là quả còn xanh non gây đến ảnh hưởng chất lượng cà phê của Việt Nam trong việc xuất khẩu. 1.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THU MUA CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Các đại lí thu mua cà phê ở Việt Nam chủ yếu được hình thành từ hộ kinh doanh cá thể, công ty tư nhân nhỏ lẻ, các hoạt động thu mua chủ yếu là trực tiếp gom mua của nông dân rồi bán lại cho các doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu, hệ thống thu mua không mang tính liên kết, hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát. Các đại lí, doanh nghiệp thu mua cà phê nhỏ lẻ ở Việt Nam phụ thuộc vào vay vốn tài chính ngân hàng, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu. Nhiều đại lí, doanh nghiệp thu mua cà phê ở Việt Nam đã vỡ nợ và phá sản. Hiện trạng hệ thống thu mua cà phê của các đại lí và doanh nghiệp Việt Nam còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún không thống nhất phương thức thu mua làm ảnh hưởng đến nguyên liệu cà phê xuất khẩu. 20 doanh nghiệp nội địa xuất khẩu cà phê lớn nhất cà nước hiện chỉ nắm giữ trên 50% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu. những năm trước đây các doanh nghiệp trong nước chiếm giữ hơn 80% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu, nhưng niên vụ cà phê vừa qua chỉ còn chiếm khoảng 50% . Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài mua được cà phê trực tiếp trong nông dân là hệ thống các đại lí. Hiện số đại lí thu mua cà phê của doanh nghiệp nước ngoài chiếm 50% tổng đại lí thu mua cà phê cả nước, tăng 35% so với năm trước. Với lợi thế vay ngoại tệ với lãi suất thấp bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp trong nước vay đồng tiền, các doanh nghiệp nước ngoài càng có lợi thế trong việc mở rộng hệ thống thu mua cà phê ở Việt Nam, đồng thời dồn doanh nghiệp nội địa chịu cảnh đắng trên sân nhà, do thiếu kho bãi, thiếu vốn lại phải chịu mức lãi vay từ 20 – 22% so với 3 – 4% của doanh nghiệp nước ngoài (DNNN), doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh lại các DNNN trong việc mua hàng của nông dân khi vào vụ.doanh nghiệp trong nước không thể cạnh Trang - 9 - Chuyên đề: QTKD tranh được do thiếu vốn, lãi suất ngân hàng cao. Mỗi lần giá cà phê tăng cao thì ngay sau đó kéo theo hàng loạt các đại lý, doanh nghiệp thu mua cafe vỡ nợ. Các kênh thu mua cà phê ở Việt Nam khá đa dạng bao gồm các cơ sở tư nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư ngước ngoài (nông dân – các cấp đại lý – công ty thu mua – công ty xuất khẩu); trong đó các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò đại lý thu gom cà phê nhân trên địa bàn để bán lại cho các công ty xuất khẩu, một số công ty lại bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Con số thống kê của Công ty cafecotrol cho thấy, niên vụ cà phê 2010-2011 Việt Nam xuất khẩu 1.250.000 tấn cà phê, trong đó, 20 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là 700.000 tấn, chiếm 56% tổng lượng cà phê xuất khẩu, trong khi, những năm trước tỷ lệ này vào khoảng 80%. sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do doanh nghiệp cà phê nước ngoài đã tìm cách mua trực tiếp từ người trồng cà phê nên doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được. Nhiều công ty xuất khẩu cà phê trong nước cho biết với hoàn cảnh vốn thiếu, lãi suất cao các doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải trả lãi suất ngân hàng là 3,5%/năm, trong khi các doanh nghiệp trong nước phải mất trên 20%/năm (cao gấp 6 lần); chính vì vậy mà doanh nghiệp nước ngoài mạnh vốn hơn doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, khi bước vào vụ thu hoạch cà phê, các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn mạnh, lãi suất thấp đã gom hàng ồ ạt và khá nhanh chóng hoàn thành chỉ tiêu. Trong khi đó, theo các nhà doanh nghiệp trong nước, thì thời điểm thu hoạch rộ cà phê ở Tây Nguyên cũng là thời điểm mà các ngân hàng thắt chặt trong việc cho vay tín dụng và lãi suất lại tăng cao; dẫn đến các doanh nghiệp trong nước không đủ tiền thu mua nguyên liệu đáp ứng xuất khẩu. 1.3.1 Công tác tổ chức hệ thống thu mua cà phê. 1.3.1.1. Xây dựng bộ máy thu mua và hoạch định chiến lược thu mua cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa vào đặc điểm của thị trường cung cấp cà phê và của chủng loại cà phê, cá doanh nghiệp phải có những cán bộ thu mua chuyên trách để quen với thị trường, nắm rõ đặc điểm của mặt hàng. Các doanh nghiệp cũng đã tổ chức bộ Trang - 10 - [...]... http://giacaphe.com/13193/nang-cao-suc-canh-tranh-cuadoanh-nghiep -ca- phe. html 4 Số liệu thống kê Trang web vicofa.com 5 Trang web www.thegioicafe.vn 6 Trang web www.thuhacoffee.com.vn 7 Trang web http://tamnhin.net/Thaogo/14454/DN -ca- phe- Viet- Nam- bi-lan- at-ngay-san-nha-.html 8 Tiêu chuẩn chất lượng cà phê việt nam Trang web: http://giacaphe.com/244/tieu-chuan-chat-luong-doi-dieu-can-biet/ 9 Trang web: http://baocongthuong.com.vn/p0c183n9567/Xay-nen-tang-bangchuoi-gia-tri.htm... Chú trọng đến các khâu tổ chức thu mua sao cho phù hợp để giảm chi phí thu mua tạo nguồn hàng + Tổ chức các kênh thu mua phù hợp để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển 1.3.1.2 Tổ chức thực hiện công tác thu mua cà phê chủ yếu của các doanh nghiệp thu mua ở Việt Nam Công tác thu mua nguồn cà phê xuất khẩu thường được các doanh nghiệp thu mua của Việt Nam được thực hiện theo trình tự các bước sau: Bước... xuất khẩu cao, giá cả ổn định, bảo quản lâu dài - Về phí doanh nghiệp thu mua và phân phối: Để cải thiện hệ thống thu mua phân phối cà phê, các doanh nghiệp cà phê cần tập trung cải tiến cách thức tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà phê, trước khi thu hoạch nên có những đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, khi thu hoạch cần tập trung cao độ về vốn thu mua cà phê để thanh to n ngay... ra, sau quá trình mua bán, giữa doanh nghiệp và người bán không còn sự ràng buộc gì với nhau, do đó những lô hàng thu mua tiếp theo, khả năng mua của doanh nghiệp giảm do sự cạnh tranh mạnh mẽ của những người mua khác Thực tế, hình thức thu mua này không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài thu mua trực tiếp từ người dân Với sự khó khăn mà các thương lái và doanh nghiệp thu mua trong nước gặp... THU MUA 1.4.1 Tính bền vững trong việc thu mua của ngành cà phê Việt Nam chưa cao Thật thế, thị trường quy gom cà phê Việt Nam phụ thu c chặt chẽ vào thị trường quốc tế Khi thị trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua, quy gom nhộn nhịp, việc tiêu thụ cà phê ở các hộ sản xuất thu n lợi Khi thị trường quốc tế thu hẹp, cà phê tụt giá, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo, ách tắc, việc... Các hình thức thu mua cà phê chủ yếu ở Việt Nam 1.3.2.1 Phương thức mua trực tiếp Đây là hình thức thu mua cà phê chủ yếu của các thương lái ở Việt Nam, nó chiếm khoảng 80% giá trị hàng hoá thu mua. Thông thường, những thương lái dựa trên yêu cầu của các đơn hàng từ phía khách hàng để đưa ra các điều kiện phù hợp cho hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức thanh to n, thời gian... mua này nhanh gọn, phù hợp với yêu cầu của hai bên Mua theo phương thức này có lợi nhuận tối đa vì doanh nghiệp so sánh được giá mua và giá bán, cũng như giữa các giá mua với nhau Các chi phí về lưu thông hàng hoá được tính to n một cách chặt chẽ, chính xác Mặt khác thu mua theo kiểu này không mua qua trung gian, làm cho doanh nghiệp chủ động được giá mua và giá bán nên có thể đạt được lợi nhuận cao... cho người có giá cao hơn Trang - 20 - Chuyên đề: QTKD Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THU MUA CÀ PHÊ VIỆT NAM 3.1 Hỗ trợ nguồn vay vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước Với những thực tế đã được dẫn chứng ở trên, có thể khẳng định lại rằng vốn đầu tư có tầm quan trọng to lớn đến mọi mặt hoạt động của ngành cà phê Việt Nam và công tác thu mua cũng như chất... QTKD an to n nhất, chủ động mua hàng, bán hàng và lấy mục tiêu cao nhất là bảo to n vốn và lợi nhuận, không chạy theo số lượng 3.3 Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp càphê trong nước thường "một mình một chợ" trong thu mua sản phẩm nên không có sự chủ động trước diễn biến tình hình Theo lộ trình cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2011, Việt Nam phải... phương pháp thu mua tạm trữ, vì các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp mua cà phê của nông dân dẫn đến hiện tượng ép giá đẩy giá cà phê lên cao thực tế các doanh nghiệp chỉ thu mua được khoảng 25% - 30% một vụ vì phần lớn các doanh nghiệp thu mua trong nước khó khăn trong việc vốn vay Với phương pháp này sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu để xuất khẩu 1.4 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THU MUA 1.4.1 . thu mua để xuất khẩu, hệ thống thu mua không mang tính liên kết, hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát. Các đại lí, doanh nghiệp thu mua cà phê nhỏ lẻ ở Việt Nam phụ thu c. THỐNG THU MUA CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Các đại lí thu mua cà phê ở Việt Nam chủ yếu được hình thành từ hộ kinh doanh cá thể, công ty tư nhân nhỏ lẻ, các hoạt động thu mua chủ yếu là trực tiếp gom mua. hệ thống thu mua của ngành cà phê Việt Nam.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thu mua cà phê  Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của hệ thống thu mua cà phê Việt Nam. 3.

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan