1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

5 thực phẩm dễ bị làm giả dịp potx

5 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 193,58 KB

Nội dung

5 thực phẩm dễ bị làm giả dịp Tết Càng gần những ngày trước Tết, khi mua bất cứ một mặt hàng nào, người mua cũng đắn đo, liệu có phải hàng giả, hàng nhái hay không. Đặc biệt gần đây, thị trường thực phẩm xôn xao khi có nguồn tin về trứng gà giả và thịt gà ta giả xuất hiện ở Việt Nam. Người tiêu dùng cũng đã đề cao thận trọng và cảnh giác trước các loại thực phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng và không có địa chỉ, cơ sở sản xuất rõ ràng. Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng bị làm giả mà bạn nên tham khảo để tránh. 1. Trứng gà giả Trứng gà giả đã từng gây xôn xao Trung Quốc từ hai năm trước đây, nhưng đã có không ít mối nghi ngờ cho rằng trứng gà giả đã xuất hiện tại Việt Nam, và mới đây nhất là tại Mỹ Đình. Theo thông tin công khai, trứng gà giả có vỏ được làm từ canxi cacbonat, lòng đỏ và lòng trắng trứng làm từ muối alginate (sodium alginate), phèn, gelatin, vôi, nước và màu thực phẩm. Người tiêu dùng có thể dựa vào 7 dấu hiệu sau để phân biệt trứng gà thật và trứng gà giả: - Trứng gà giả có màu hơi sáng hơn trứng gà thật (dấu hiệu này có thể rất khó phân biệt) - Vỏ trứng gà giả không ráp bằng vỏ trứng gà thật - Cầm quả trứng lắc mạnh sẽ phát ra tiếng động vì trứng gà giả không có lớp khí ở đầu quả trứng - Trứng gà thật có mùi tanh gần giống thịt sống, trứng gà giả không có - Gõ nhẹ tay thấy trứng gà thật có âm thanh giòn hơn trứng gà giả - Đập trứng gà giả ra sẽ thấy lòng đỏ và lòng trắng trứng tự tan vào nhau vì chúng được làm từ hóa chất giống nhau - Khi rán trứng gà giả, lòng đỏ sẽ tự tan ra mà không cần chạm vào. 2. Thịt gà giả Thời gian gần đây, trên địa bàn các chợ Thái Hà, Thành Công, Cầu Giấy,… xuất hiện một loại thịt gà được người bán “quảng cáo” là gà ta chính hiệu với giá trên 80.000/kg. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người nội trợ thì loại thịt này không phải thịt gà ta mà có thể là loại gà có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhập về qua biên giới. Loại gà “ta” giả này khi luộc lên thấy thịt rất dai, da gà rất vàng, thịt trắng bệch và không có mùi thơm như thịt gà ta thật. 3. Thịt bò khô làm giả từ thịt lợn Nhiều người tiêu dùng thắc mắc tại sao giá thịt bò khô vẫn không tăng trong khi các mặt hàng khác đều tăng “vù vù”, một cân thịt bò khô cũng chỉ ngang với một cân thịt bò tươi. Hóa ra, hầu hết các loại thịt bò khô đều được người sản xuất pha thêm với thịt lợn. Mức độ pha với thịt lợn “khô” sẽ tùy theo giá tiền. Kể cả thịt bò khô xé nhỏ hay thịt bò khô nguyên miếng đều là làm từ thịt lợn, chỉ cần ướp thêm ít hương liệu là thành thịt bò khô và rất khó phân biệt. Nếu chỉ quan sát bên ngoài thì rất khó phân biệt thịt bò khô thật và “thịt bò khô’ làm từ thịt lợn. Chỉ khi ăn mới thấy bò khô thật có vị đằm, ngọt và dai hơn “bò khô” giả. 4. Hạt nêm chỉ là siêu bột ngọt Theo lời quảng cáo thì các loại bột nêm trên thị trường hiện nay đều được chế biến từ thịt, xương… có tác dụng thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… và an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì thực chất, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt, có vị ngọt gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Hơn thế, trong bột nêm có chứa chất I & G (kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate). Chất I&G này đã đánh lừa cảm giác của người ăn khiến họ luôn cảm thấy ngon miệng và cho rằng đó là tác dụng của hạt nêm. Không phải ai cũng biết rằng, bột nêm chỉ là một chất phụ gia, chính vì vậy, nếu lạm dụng quá nhiều bột nêm tức là bạn đang đưa nhiều hóa chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. 5 . Rượu giả Tết nhất là thời điểm tiêu thụ khá nhiều rượu bia trên thị trường. Và đây cũng là thời điểm gia tăng tình trạng ngộ độc do uống phải rượu bia giả, kém chất lượng, các loại rượu ngoại có thương hiệu nổi tiếng như Chivas, Johnnie Walker, Macallan, Ballantine’s, Hennessy… thường bị làm giả nhiều nhất. Các loại rượu giả thường có mùi đặc trưng và khá giống với rượu thật nhưng thành phần trong đó có cả các chất như chì, axit xitric cao, thậm chí cả chất furfurol… nguy hiểm cho sức khỏe và gây ra các bệnh như; tim mạch, ung thư, mất trí nhớ, dị tật thai nhi… Trước khi mua rượu, bạn nên cân nhắc: - Kiểm tra tem, nhãn và nắp chai. Nhãn mác giả thì không có độ sắc nét và không có ánh kim như nhãn mác chính hãng. - Các thương hiệu uy tín thường công bố độ tuổi của rượu bằng các con số in lớn như 12, 18, 25… trên nhãn mác để khẳng định giá trị sản phẩm. - Kiểm tra nút bi tại cổ chai, bởi đây là loại chai chỉ có thể rót ra chứ không đổ từ bên ngoài vào được. . 5 thực phẩm dễ bị làm giả dịp Tết Càng gần những ngày trước Tết, khi mua bất cứ một mặt hàng nào, người mua cũng đắn đo, liệu có phải hàng giả, hàng nhái hay không cơ sở sản xuất rõ ràng. Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng bị làm giả mà bạn nên tham khảo để tránh. 1. Trứng gà giả Trứng gà giả đã từng gây xôn xao Trung Quốc từ hai năm trước. thị trường thực phẩm xôn xao khi có nguồn tin về trứng gà giả và thịt gà ta giả xuất hiện ở Việt Nam. Người tiêu dùng cũng đã đề cao thận trọng và cảnh giác trước các loại thực phẩm có dấu

Ngày đăng: 09/08/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w