Đề thi chọn đội tuyển đi thi Quốc gia- tỉnh Thanh Hóa I. Hóa vô cơ Câu 1: 5, 5 điểm 1. Cho dãy các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 Hãy cho biết sự biến đổi tính axit và tính oxi hóa của các axit trên. Dựa vào cấu tạo của các axit hãy giải thích sự biến đổi tính chất đó. 2. Viết các phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng theo sơ đồ sau: Biết: Ao là hợp chất của một kim loại và một phi kim A, A1, A2, C là các hợp chất của lưu huỳnh B, B1, B2, C là hợp chất của đồng hoặc đồng kim loại Câu 2: 3,5 điểm 1. Cho dung dịch CH3COONa 0,01M. Biết Kb của CH3COO- là 5,6.10^-10 và biết quỳ tím thay đổi màu rõ trong khoảng PH bé hơn hoặc bằng 5 và lớn hơn hoặc bằng 8.3. Nhúng quỳ tím vào dung dịch muối trên, quỳ tím có đổi màu ko? 2. Tính pH của dung dịch chứa hỗn hợp NH4OH 0,5M và NH4Cl 0,5 M Biét PK của NH4OH = 4,75 Câu 3: 6 điểm Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử sau: EoFe3+/Fe2+ = + 0,77 vôn Eo Sn4+/Sn2+ = + 0,15 vôn 1. Tính sức điện động chuẩn của pin điện mà phản ứng xảy ra trong pin là: Sn 2+ + 2Fe3+ = (2 chiều nhé) Sn 4+ + 2Fe2+ 2. Trộn dung dịch Fe(NO3)3 1M với dung dịch Sn(NO3)2 1M. Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện 25 độ C, 1atm (tỉ lệ thể tích 1:1) 3. Cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện 25 độ C và áp suất khí quyển P = 1atm trong các trường hợp sau: a) Dung dịch có [Sn2+]= 0,1M/ [Sn4+] =1M/ [Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 0,1M b) Dung dịch có [Sn2+]= 10^-6M/[Sn4+]=1M/ [Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 10^-8 c) Dung dịch có [Sn2+]= 0,001M/[Sn4+]= 1M/[Fe2+]= 0,1M/[Fe3+]= 0,01M Câu 4: 3,5 điểm 1. Ở O độ C và 100 độ C, phản ứng N2O4 (khí) = (2 chiều) 2NO2 (khí) diễn ra theo chiều nào? 2. Ở 25 độ C phản ứng đó sẽ diễn ra theo chiều nào nếu: a) P(N2O4) = 0,5 atm, P (NO2) = 1atm b) P(N2O4) = 10atm, P (NO2) = 10^-2 atm Câu 5: 1,5 điểm Hằng số cân bằng của phản ứng: CO (khí) + H2O (hơi) == (2 chiều) H2 (khí) + CO2 (khí) ở 850 độ C bằng 1. Tính nồng độ của các chất lúc cân bằng? Cho biết nồng độ các chất ban đầu như sau: [CO] = 1mol/l; [H2O] = 3mol/l II, HOÁ HỮU CƠ Câu 1: 3,5 điểm Từ toluen và các hoá chất cần thiết khác, viết sơ đồ phản ứng tổng hợp: a) Axit m -toluic b) Axit o - bombenzoic c) Axit 3,5 - đinitrobenzoic câu 2: 6 điểm Một hợp chất X có công thức cấu tạo Khi thuỷ phân X trong môi trường axit thì được các hợp chất A,B,C,D,E,F. Trong đó: - A và D là đồng phân cấu tạo của nhau. A có cặp đối quang, còn D không có đồng phân quang học. - C và F có khả năng tham gia phản ứng tráng gương - E và C có khả năng tạo phức với Cu(OH)2 1. Xác định công thức cấu tạo của A,B,C,D,E và F. Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân. 2. Lấy C mang tác dụng với CH3OH trong HCl (khan) thì thu được Y ko có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Giải thích và viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng minh hoạ. 3. Cho C phản ứng với đimetylsunfat (dư) thu được chất Z. Z tác dụng với dung dịch HCl thu được chất hữu cơ M. M có khả năng tham gia phản ứng tráng gương hay ko? Giải thích Câu 3: 2, 5 điểm Raffinozơ là một trisaccarit ko có tính khử, có 0,01 - 0,02% trong đường. Raffinozơ bị thuỷ phân hoàn toàn cho Galactozơ, Glucozơ, Fructozơ với số mol bằng nhau. Nếu thuỷ phân bằng men anfa - Galactozidaza thì sản phẩm thu được là anfa - Galactozơ và Saccarozơ. Biết Galactozơ (C6H12O6) có cấu hình khác anfa - Glucozơ ở nhóm -OH thuộc -C4 và phản ứng được với 2 phân tử axeton. 1. Xác định công thức cấu tạo của anfa - Galactozơ và công thức cấu tạo của Raffinozơ. 2. anfa - Galactozơ có phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư hay ko? Giải thích. Câu 4: 3,5 điểm Thuỷ phân 11,6 gam một este hoạt động quang học có công thức phân tử C6H12O2 bằng cách đun nóng este đó với dung dịch NaOH. Sau khi hoàn thành phản ứng, lắc hỗn hợp thu được với ete: tách lấy phần ko tan được trong nước rồi cho bay hơi ete thì được một chất lỏng có tính quang hoạt cân được 7,4 gam (giả thiết hiệu suất 100%). Dung dịch còn lại ko có tính quang hoạt. Viết công thức cấu tạo của este và nêu cơ chế phản ứng. Câu 5: 4,5 điểm Một hiđrôcacbon A có 7,7% khối lượng hiđrô, khối lượng 1mol A là 130 gam. Chất A tác dụng với dung dịch KMnO4 nóng tạo nên chất B có công thức C8H4O4K2. Xử lý B bằng dung dịch HCl tạo nên chất C có công thức phân tử C8H6O4. Mặt khác một phân tử A phản ứng với tối đa 2 phân tử brôm trong dung dịch, còn khi hiđrat hoá chất A tạo nên chất G có thành phần khói lượng: cacbon bằng 81,1%; hiđrô bằng 8,1% còn lại là ôxi. Chất G ko phản ứng với natri ở điều kiện thông thường. Xác định A,B,C,G. Viết PTHH của các PU xảy ra. . Đề thi chọn đội tuyển đi thi Quốc gia- tỉnh Thanh Hóa I. Hóa vô cơ Câu 1: 5, 5 đi m 1. Cho dãy các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 Hãy cho biết sự biến đổi tính axit và tính oxi hóa. NH4OH = 4,75 Câu 3: 6 đi m Cho thế đi n cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử sau: EoFe3+/Fe2+ = + 0,77 vôn Eo Sn4+/Sn2+ = + 0,15 vôn 1. Tính sức đi n động chuẩn của pin đi n mà phản ứng xảy ra. Sn(NO3)2 1M. Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở đi u kiện 25 độ C, 1atm (tỉ lệ thể tích 1:1) 3. Cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra ở đi u kiện 25 độ C và áp suất khí quyển P