1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI : MÔI TRƢỜNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf

8 590 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 346,85 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Huỳnh Lộc Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Môi trường thực hành tiếng MTTHT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động học tập của sinh viên SV Trường Đại học

Trang 1

MÔI TRƯỜNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN

KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ENGLISH PRACTICE ENVIROMENT FOR STUDENTS OF ENGLISH

DEPARTMENT AT COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES - DA NANG

UNIVERSITY: REAL SITUATION AND SOLUTIONS)

SVTH: Nguyễn Thùy Gia Ly, Nguyễn Thị Dạ Lê

Lớp 08CNA06, Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ

GVHD: ThS Nguyễn Thị Huỳnh Lộc

Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT

Môi trường thực hành tiếng (MTTHT) có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động học tập của sinh viên (SV) Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) nói chung, SV Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN nói riêng Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay và giải pháp nhằm cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN được xem là vấn đề bức thiết để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của SV và chất lượng đào tạo của Nhà trường

ABSTRACT

English practice environment (EPE) has played the vital role in student’s learning activities’ at English Department, College of Foreign Language (CFL) Therefore, the research which focuses on EPE for students at English Department, CFL and solutions to improve EPE ‘s for students at English Department, CFL is indispensable The findings of this research will provide the basic knowledge for lecturers, students, and leaders of CFL to pay more attention to EPE as well as find the appropriate solutions to the current EPE

I MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngày nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), để theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên (SV) Việt Nam nói riêng phải có trình độ học vấn cao, có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, năng lực làm việc, sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với SV khoa tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN - ĐHĐN), những người sẽ sử dụng tiếng Anh không chỉ như một công cụ giao tiếp mà còn là chuyên môn nghiệp vụ

Để học tốt tiếng Anh, môi trường học tập nói chung môi trường thực hành tiếng (MTTHT) nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng Được học tập và thực hành trong MTTHT thuận lợi và tích cực sẽ giúp SV có điều kiện thực hành, áp dụng kiến thức đã học đồng thời tăng cường sự tự tin của SV khi sử dụng tiếng Anh

Đối với sinh viên Trường ĐHNN - ĐHĐN nói chung, sinh viên Khoa tiếng Anh nói riêng, MTTHT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện các kĩ năng thực

Trang 2

hành tiếng ở SV, ảnh hưởng phần lớn đến mức độ thành thạo, lưu loát trong giao tiếp tiếng Anh của SV

Tuy nhiên việc giao tiếp bằng ngoại ngữ của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay nhìn chung vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, SV vẫn còn thụ động trong giao tiếp và chưa đạt yêu cầu của một SV ngoại ngữ thực thụ Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay và giải pháp nhằm cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN được xem

là vấn đề bức thiết để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng giao tiếp của SV góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo của Nhà trường

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Môi trường thực hành tiếng

của sinh viên khoa tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở khảo sát thực trạng MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

MTTHT ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Do khó khăn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu MTTHT của SV hệ chính quy ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

MTTHT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện các kĩ năng thực hành tiếng ở SV Nếu SV Khoa tiếng Anh trường ĐHNN - ĐHĐN được học tập trong MTTHT tích cực sẽ giúp SV giao tiếp tiếng Anh thành thạo, lưu loát

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của MTTHT đến khả năng giao tiếp tiếng Anh của

SV Khoa tiếng Anh trường ĐHNN - ĐHĐN

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên

cứu, phân tích và rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây, qua đó, xây dựng

cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về MTTHT

7.2 Phương pháp trò chuyện:

Trao đổi với SV những nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT

Trang 3

Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

7.4 Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học

8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

8.1 Ý nghĩa lý luận:

Hệ thống hóa các quan điểm về môi trường thực hành tiếng

8.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Xác định thực trạng MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN Đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN

- ĐHĐN

II NỘI DUNG

1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu môi trường thực hành tiếng

Đề cập đến việc dạy kĩ năng Nói (Speaking) cho SV, tác giả Ying Ying Chang (2009) đánh giá Nói là một trong 4 kĩ năng quan trọng khi học tiếng Anh Đồng thời, ông chỉ ra rằng con đường thực hành Nói tốt nhất là con đường thực hành giao tiếp, nó sẽ mang

lại hiệu quả tích cực cho SV

Tác giả Sripathum noon-ura (2008) đã tiến hành nghiên cứu trình độ của SV, đặc biệt là kĩ năng nói sau mỗi giờ học Nghiên cứu đã thể hiện SV giao tiếp lưu loát, thuần thục hơn khi trong giờ học Nói cả GV và SV cố gắng giao tiếp bằng ngoại ngữ Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về sự sẵn sàng, sự thích thú và tự tin trong việc học và sử dụng tiếng Anh

Linda Martine (2004) nghiên cứu việc thực hành giao tiếp với người bản ngữ sẽ mang lại hiệu quả cho người học

2 Các khái niệm công cụ của đề tài

2.1 Môi trường học tập: Là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực,

trực tiếp hoặc ở xa, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt Theo Durkheim môi trường học tập bao hàm cả lớp học và việc tổ chức lớp học

Đề cập đến môi trường học tập không thể không đề cập đến môi trường học tập tối

ưu, trong đó môi trường tối ưu cho học tập không phái là môi trường cần nhiều tiền bạc mà

là môi trường tâm lý, trong đó SV cảm thấy hạnh phúc, thoải mái và được khích lệ Một môi trường tối ưu đối với học tập là môi trường tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần cho SV Các yếu tố để tạo nên một môi trường tối ưu là: Các trang thiết bị và cách sắp xếp; anh sáng; giáo cụ trực quan; đáp ứng nhu cầu SV; nhiệt độ thích hợp; sự thuận tiện; hình thức chung

Trang 4

2.2 Môi trường thực hành tiếng: Là môi trường GV và SV sử dụng hoàn toàn bằng ngoại

ngữ để giao tiếp trong môi trường học tập tối ưu Đồng thời SV tích cực, chủ động học tập

có hiệu quả Hơn thế nữa, GV và SV áp dụng các nét văn hóa của quốc gia có ngoại ngữ

mà SV đang theo học để xử lý các tình huống giao tiếp

2.3 Hoạt động học tập của SV trường ĐHNN: Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp vì vậy đặc

trưng hoạt động học tập của SV Trường ĐHNN là tiếp thu kiến thức thông qua việc sử dụng thành thạo các kĩ năng thực hành tiếng Hơn thế nữa, SV Trường ĐHNN cần phải biết và áp dụng văn hóa của quốc gia có ngoại ngữ mà SV đang theo học để xử lý các tình huống giao tiếp

2.4 Tầm quan trọng của môi trường thực hành tiếng đối với hoạt động học tập của sinh viên trường ĐHNN

MTTHT có vai trò quan trọng đối với hoạt động học tập của SV Trường ĐHNN Trước tiên, làm việc trong một MTTHT tích cực sẽ giúp SV tự tin trong giao tiếp và duy trì thái độ tập trung Thái độ tập trung đó sẽ giúp SV học tập thành công Thêm vào đó, MTTHT tích cực sẽ trở thành một công cụ có giá trị trong việc xây dựng và duy trì thái độ tích cực, mà thái độ tích cực là tài sản vô giá đối với quá trình học tập Tạo MTTHT tích cực sẽ tạo cho SV tự tin năng động trong việc rèn luyện và sử dụng ngoại ngữ thành thạo, lưu loát Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó là tiền đề trong việc nâng cao chất lượng dạy

và học ngoại ngữ MTTHT lý tưởng sẽ giúp SV phát triển toàn diện các kĩ năng đặc biệt là

kĩ năng nói Có kĩ năng nói tốt sẽ giúp SV tự tin để học tốt những kĩ năng còn lại một cách

hiệu quả

2.5 Thực trạng môi trường thực hành tiếng của sinh viên khoa tiếng anh trường ĐHNN – ĐHĐN và các giải pháp cải thiện môi trường thực hành tiếng

2.5.1 Tiến trình khảo sát thực trạng

Khảo sát bằng phiếu ý kiến đánh giá của 210 SV hệ chính quy của Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN (từ năm 1 đến năm 3) về ảnh hưởng của MTTHT đối với kết quả học tập, các nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT và giải pháp cải thiện MTTHT của SV Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN

2.5.2.Thực trạng môi trường thực hành tiếng của SV Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN

2.5.2.1 Mức độ ảnh hưởng của môi trường thực hành tiếng đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng của sinh viên Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của MTTHT đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng của sinh viên Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN chúng tôi đã tiến hành khảo sát 210 SV hệ chính quy tập trung từ năm 1 đến năm 3 của Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN (năm 1: 50 SV, năm 2: 70 SV, năm 3: 90 SV) Kết quả khảo sát thể hiện ở hình 2.1.:

Trang 5

Mực độ ảnh hưởng của MTTHT đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng của SV Khoa tiếng Anh,

Trường ĐHNN - ĐHĐN

62%

38%

0%

0%

0%

Rất cần thiết Cần thiết Phân vân Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết

Hình 2.1.: Mức độ ảnh hưởng của MTTHT đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng

của sinh viên Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

Các số liệu ở hình 2.1 thể hiện SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN đánh giá rất cao về tầm quan trọng của môi trường thực hành tiếng đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng của SV Đây là tiền đề quan trọng để SV tận dụng tốt MTTHT tích cực để đạt kết quả cao trong học tập

2.2.5.2 Thực trạng môi trường thực hành tiếng ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay

Nhằm đánh giá thực trạng MTTHT ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 2.1.:

Bảng 2.1.: Thực trạng MTTHT ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay

TT Biểu hiện của thực trạng MTTHT ở

Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN

-ĐHĐN hiện nay

Tỷ lệ % Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Khá thường xuyên

Ít thường xuyên

Không thường xuyên

trong lớp học

2 Sự tương tác giữa GV và SV trong giờ

học

3 SV được tiếp xúc với các nét văn hóa

thông qua bài học

4 SV chủ động trong giao tiếp bằng tiếng

Anh

5 Tổ chức hoạt động ngoại khoá bằng

tiếng Anh cho SV

6 Áp dụng các hình thức thông báo bằng

tiếng Anh

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy thực trạng MTTHT qua kết quả khảo sát thể hiện còn hạn chế trong đó: GV và SV chưa hoàn toàn sử dụng ngoại ngữ trong giờ học; SV chưa chủ động trong giao tiếp; Các hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh chưa được tổ chức thường xuyên; Việc áp dụng các hình thức thông báo bằng tiếng Anh chưa được quan tâm thực hiện

Nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN, chúng tôi đặt câu hỏi: “Bạn hãy cho biết những nguyên nhân ảnh

Trang 6

hưởng đến môi trường thực hành tiếng của SV Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN” với kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.2.:

Bảng 2.2.: Nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT

của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN

Kết quả

Thứ bậc

Số lƣợng Tỷ lệ

%

4 SV chưa luyện tập các kỹ năng thực hành tiếng thường xuyên và

liên tục

7 Không được động viên, khuyến khích sử dụng hoàn toàn bằng

ngoại ngữ

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 thể hiện những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN tập trung đối với SV và GV Trong đó, SV chưa luyện tập các kỹ năng thực hành tiếng thường xuyên và liên tục; SV sợ sai khi phát âm, thiếu tự tin vào bản thân; Thiếu vốn từ vựng Đối với GV đó là: GV còn sử dụng nhiều tiếng mẹ đẻ trong giảng dạy; GV chưa dành nhiều thời gian cho SV thực hành

2.5.3 Các giải pháp cải thiện môi trường thực hành tiếng của sinh viên Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN-ĐHĐN

2.5.3.1 Đối với SV

- Trước hết SV cần xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn Đồng thời có tinh thần học hỏi và chủ động trong giao tiếp Điều này cần thể hiện trong việc SV tích cực tham gia học tập trên lớp cũng như mạnh dạn giao tiếp với các chuyên gia, với người bản ngữ, tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với người bản ngữ nhằm hoàn thiện các kỹ năng thực hành tiếng

- Áp dụng các phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả trong đó chú trọng vấn đề tự học SV cần phải luyện phát âm và luyện nghe hằng ngày; làm giàu vốn từ thông qua việc học tập từ mới kèm theo học các từ đồng nghĩa, dị nghĩa Thường xuyên học ngoại ngữ và học bất cứ nơi nào có thể

- Trong giao tiếp phản xạ có vai trò rất quan trọng vì vậy SV cần tập tư duy bằng ngoại ngữ như một thói quen sẽ giúp phản xạ nhanh trong giao tiếp

Trang 7

2.5.3.2 Đối với GV

- GV cần nâng cao nhận thức cho SV về vai trò của môi trường thực hành tiếng đối với SV ngoại ngữ, đặc biệt đối với SV năm thứ nhất Bên cạnh đó, định hướng giúp SV xác định cho bản thân mục đích, động cơ học tập đúng đắn

- Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong đó quan tâm tổ chức hình thức làm việc theo nhóm và từng bước hình thành các nét văn hóa cho SV thông qua bài giảng và xử

lý các tình huống sư phạm

- GV nên có hình thức kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của SV vào cuối mỗi buổi học nhằm giúp SV nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào thực tế

- GV cần động viên, khuyến khích SV sử dụng ngoại ngữ hoàn toàn trong giờ học Đồng thời GV cần sử dụng ngoại ngữ trong quá trình thực hiện các bước lên lớp Mặt khác, GV cần áp dụng các hình thức khen thưởng, xử phạt hợp lý

2.5.3.3 Đối với Trường, Khoa

- Cần có những hướng dẫn về thời lượng, mật độ sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy

và học tập của GV và SV đối với các môn học thực hành tiếng

- Áp dụng hình thức thông tin thông báo bằng tiếng Anh hướng đến sử dụng tiếng Anh ở Văn phòng Khoa, bảng thông báo của Khoa cũng như các lớp học

- Tăng cường GV nước ngoài trực tiếp giảng dạy cho SV nhằm tạo điều kiện để SV thực hành giao tiếp và làm quen với văn hóa phương Tây

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa bằng tiếng Anh cho SV trong đó tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh định kì 1tháng/lần với sự đầu tư hơn về qui mô cũng như nội dung tổ chức

3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1 KẾT LUẬN

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, Báo cáo đề tài đã khái quát hóa về môi trường thực hành tiếng, tầm quan trọng của MTTHT đối với hoạt động học tập của SV Trường ĐHNN Báo cáo đã khẳng định MTTHT tích cực là điều kiện thuận lợi để SV Trường ĐHNN tự tin, hiệu quả trong giao tiếp cũng như đạt kết quả cao trong học tập

- Thông qua khảo sát thể hiện MTTHT ở Khoa tiếng Anh còn hạn chế đồng thời chỉ ra

nguyên nhân dẫn đến thực trạng vừa nêu trong đó đối với SV là: Chưa luyện tập các kỹ

năng thực hành tiếng thường xuyên và liên tục; Tâm lí sợ sai khi phát âm, thiếu tự tin vào bản thân; Thiếu vốn từ vựng Đối với GV đó là: Còn sử dụng nhiều tiếng mẹ đẻ trong giảng dạy; Chưa dành nhiều thời gian cho SV thực hành

- Báo cáo đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp đối với SV; GV; Trường ĐHNN - ĐHĐN, Khoa tiếng Anh nhằm cải thiện MTTHT ở Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN

3.2 KHUYẾN NGHỊ

- MTTHT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động học tập của SV Trường ĐHNN nói chung, SV Khoa tiếng Anh, Trường ĐHNN - ĐHĐN nói riêng Vì vậy, cần áp dụng đồng

Trang 8

bộ các nhóm giải pháp đối với Nhà trường, Khoa tiếng Anh; GV; SV nhằm xây dựng MTTHT tích cực cho SV

- Nhà trường cần đầu tư hơn về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ việc học tập và nghiên cứu của SV, tạo môi trường thuận lợi để SV đạt kết quả cao trong học tập và có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ, NXB ĐHQGHN, Hà

Nội

[2] Nguyễn Quốc Hùng (2004), Kỹ thuật dạy tiếng Anh, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3] Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội

[4] Cole, P G & Chan L., Teaching Priciples and Practice, Prentice Hall of Australia Pty

Ltd., 1994

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.: Thực trạng MTTHT  ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay - ĐỀ TÀI : MÔI TRƢỜNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf
Bảng 2.1. Thực trạng MTTHT ở Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN hiện nay (Trang 5)
Hình 2.1.: Mức độ ảnh hưởng của MTTHT  đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng - ĐỀ TÀI : MÔI TRƢỜNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf
Hình 2.1. Mức độ ảnh hưởng của MTTHT đến kết quả học tập các kĩ năng thực hành tiếng (Trang 5)
Bảng 2.2.: Nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT   của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN - ĐỀ TÀI : MÔI TRƢỜNG THỰC HÀNH TIẾNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pdf
Bảng 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến MTTHT của SV Khoa tiếng Anh Trường ĐHNN - ĐHĐN (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w