Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
231,27 KB
Nội dung
- Chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, sức lao động Do chi phí sản xuất quyết định đến giá thành sản phẩm nên khi đưa ra một chính sách giá thì doanh nghiệp cần phải tính một mức giá vừa đảm bảo bù đắp những chi phí bỏ ra, vừa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy chi phí sản xuất được coi là cơ sở quan trọng nhất để ấn định mức giá bán cho phù hợp. - Chi phí lưu thông: chi phí vận chuyển sản phẩm từ kho đến các kênh tiêu thụ. Chi phí hỗ trợ Marketing: chi phí bán hàng, chi phí hỗ trợ bán hàng như quảng cáo , chi phí tham gia hội trợ Do các chi phí này cấu thành nên giá sản phẩm nên nó cũng có ảnh hưởngđến quyết định giá. - Các yếu tố thuộc về chất lượng và uy tín của sản phẩm. Một sản phẩm độc đáo thường cho phép giá cao hơn những sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng khác nhau thường được phản ánh qua những giá khác nhau, những mức độ không giống như tỉ lệ chi phí của hai sản phẩm so sánh. Người mua thường hay quan niệm rằng hàng đắt tiền là hàng tốt, hàng rẻ là hàng có chất lượng kém. Do đó người mua sẵn sàng bỏ giá cao để mua sản phẩm có chất lượng tốt, sản phẩm của các doanh nghiệp nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng. Trên thực tế mỗi khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng về uy tín của mỗi sản phẩm để từ đó chuyển sang các mức giá khác nhau. - Khả năng truyền cảm của sản phẩm: được biểu hiện qua độ hấp dẫn của sản phẩm đối với khách hàng và có nhiều sản phẩm chất lượng tốt nhưng hình thức, bao gói quá tồi nên không tạo nên hình ảnh hấp dãn cho khách hàng nên không tiêu thụ được, khi đó khách hàng không chấp nhận trả giá cao cho sản phẩm đó và ngược lại. 3.1.2. Các yếu tố không thể kiểm soát đựơc (hay các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp): đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không có hoặc có rất ít khả năng thay đổi theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. - Mức giá thống trị trên thị trường mục tiêu: có nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh không tự độc lập định giá cho sản phẩm của họ mà phải tự thích nghi với mức giá đang ngự trị trên thị trường. Nhất là những thị trường độc quyền như thị trường vàng, xăng dầu thì doanh nghiệp đều phải dựa vào mức giá trên thị trường để bán hàng. - Khách hàng: trong quan hệ mua bán trao đổi thì giá là kết quả thoả thuận giữa hai bên mua và bán, người mua sẽ là người có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá bán. Do đó khi định giá cho sản phẩm thì doanh nghiệp cần biết là người mua có chấp nhận mức giá đó hay không? Nhận thức của khách hàng về giá phụ thuộc vào phong tục tập quán, những thói quen tiêu dùng, thu nhập của người tiêu dùng, mốt, tâm lý của người tiêu dùng, tình hình tăng trưởng Chẳng hạn một sản phẩm được bán với giá 29.000đ thì người mua vẫn thích hơn là cùng một sản phẩm đó mà bán với giá 30.000đ. - Thị trường và cạnh tranh: mặc dù cầu thị trường sẽ quy định giá trần, còn chi phí của doanh nghiệp sẽ quy định giá sàng, song khi định giá bán sản phẩm thì các doanh nghiệp không thểbỏ qua thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh. Giá mà doanh nghiệp bán có thể thay đổi khi biết được tương quan giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, có thể do vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời giá bán có thể thay đổi đối với từng thị trường khác nhau. Sự thay đổi đó có thể liên quan đến thị trường cạnh tranh hoặc thị trường độc quyền. - Ngoài ra còn một số yếu tố khác như môi trường kinh tế, thái độ của chính phủ cũng ảnh hưởng đến quyết định giá của doanh nghiệp. 3.2. Những yêu cầu bắt buộc của chính sách giá: 3.2.1. Những ràng buộc về mặt luật pháp: Các quy định của pháp luật, các chính sách quản lý giá của Nhà nước là những ràng buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện khi đưa ra một chính sách giá. Ví dụ: giá trong xây dựng cơ bản được lập theo dự toán xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành. 3.2.2. Những ràng buộc về phía thị trường: Những ràng buộc này biểu hiện thông qua những tiềm năng thị trường, khả năng tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó với mức giá nào đó trong một khoảng thời gian nào đó của thị trường. Đồng thời nó được biểu hiện thông qua các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đó. Và mức độ cạnh tranh trên thị trường là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến giá cả. 3.2.3. Những ràng buộc về phía doanh nghiệp: Nó được biểu hiện thông qua mục tiêu của chính sách giá đặt ra, khả năng về kỹ thuật, tài chính, tiếp thị và về Marketing của doanh nghiệp. Những ràng buộc về mục tiêu chính sách giá đòi hỏi giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo những mục tiêu đề ra về khối lượng, lợi nhuận nhưng vẫn phải bù đắp những chi phí bỏ ra. 4. Một số phương pháp định giá: 4.1. Hai quan điểm định giá hay hai chính sách giá: 4.1.1. Quan điểm định giá thứ nhất: Tư tưởng cốt lõi của quan điểm này là coi các yếu tố bên trong, những yếu tố chủ quan là yếu tố quyết định hơn so với các yếu tố bên ngoài khi mà xác lập những chính sách giá. Theo quan điểm này thì: Giá bán sản phẩm = Giá thành + Lợi nhuận dự kiến + Dự phòng những rủi ro xảy ra Điều này chứng tỏ giá bán sản phẩm có thể bù đắp được những chi phí bỏ ra và tăng được lợi nhuận. Và quan điểm này chính là chính sách giá “vị công ty”. 4.1.2. Quan điểm định giá thứ hai: Đối với quan điểm này lại cho rằng các yếu tố bên ngoài, khách quan có tầm quan trọng lớn hơn, có ý nghĩa quyết định hơn so với các yếu tố bên trong khi xác lập giá. Theo quan điểm này thì chính sách giá phải thay đổi một cách linh hoạt tuỳ theo tình hình thị trường. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm mới, đặc biệt thì có thể lúc đầu doanh nghiệp định giá cao, sau đó giảm giá dần dần để thúc đẩy việc tiêu thụ. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra với khối lượng lớn, bán đại trà, có nhiều sản phẩm cạnh tranh thì doanh nghiệp có thể định giá theo mức giá đã hình thành trên thị trường Do đó theo quan điểm này thì doanh nghiệp cũng cần định giá phân biệt theo khu vực thị trường, thời gian và đối tượng khách hàng để thu hút nhiều khách hàng Và quan điểm thứ hai này chính là chính sách giá “ hướng ra thị trường “. Đối với doanh nghiệp xây dựng ở tình trạng phải tuân thủ theo giá của người khác, nghĩa là quyết định giá của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng vật chất của nhiều hoạt động khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. 4.2. Một số phương pháp định giá: 4.2.1. Định giá xuất phát từ chi phí sản xuất: Theo phương pháp này thì: Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất, tiêu thụ + Lợi nhuận dự kiến Chi phí sản xuất, tiêu thụ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí Marketing, chi phí phân phối. Lợi nhuận dự kiến chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước Ưu điểm của phương pháp này là tương đối đơn giản và có thể kiểm soát được các đại lượng tính giá bán sản phẩm. Nhược điểm của phương pháp này là không xem xét tới các nhân tố về nhu cầu và nhu cầu không phản ánh đầy đủ được sự cạnh tranh. 4.2.2. Định giá xuất phát từ tình hình cạnh tranh: Tư tưởng cốt lõi của phương pháp này là hướng giá của bản thân doanh nghiệp đến vị trí của đối phương, không phụ thuộc vào tình hình cung cầu và tình hình chi phí của doanh nghiệp. Nó được giải quyết theo 2 hướng: - Hướng tới giá trung bình của toàn ngành. - Hướng tới giá của doanh nghiệp đóng vai trò dẫn đầu giá của toàn ngành. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các doanh nghiệp xây dựng phải định giá dự thầu như thế nào để vẫn đảm bảo có lãi mà vẫn đảm bảo thắng thầu. Muốn vậy thì các doanh nghiệp xây dựng phải nghiên cứu kĩ các đối thủ cạnh tranhvề tài nguyên, điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời chính cách doanh nghiệp phải tìm cách để chi phí sản xuất xuống nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của chủ đầu tư. 4.2.3. Định giá hướng theo cầu: Cốt lõi của phương pháp này là giá của doanh nghiệp phải phù hợp với sức mua của khách hàng, trên cơ sở có phân tích cơ cấu của khách hàng tiềm năng. Khi định giá thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn mức giá thích hợp với từng khách hàng hay cjính là từng chủ đầu tư, với từng công trình. 4.2.4. Định giá theo một số phương pháp khác: - Định giá dựa vào tâm lý của khách hàng hay chính là mức độ chấp nhận của khách hàng. - Định giá theo mức gái hiện hành. 4.3. Các bước trong chương trình định giá: Sơ đồ các bước trong chương trình định giá: 4.3.1. Bước 1: Tính toán và phân tích chi phí: Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí sản phẩm. - Chi phí phân phối. - Chi phí các hoạt động Marketing. Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: - Chi phí trực tiếp: bao gồm lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí điện năng và các năng lượng khác phục vụ sản xuất - Chi phí gián tiếp bao gồm: + Tiền lương gián tiếp: cho các đội trưởng, lao công phục vụ tại công trường. + Chi phí vật tư gián tiếp như rẻ lau, dầu mỡ bôi trơn + Chi phí chung và phí hành chính: lương cán bộ quản lý doanh nghiệp các loại thuế, khấu hao TSCĐ, chi phí khác cho văn phòng (điện nước, điện thoại ) + Chi phí gián tiếp khác: tiền thuê nhà, bảo hiểm, làm thêm giờ, nghỉ phép của công nhân gián tiếp Chi phí phân phối bao gồm: - Chi phí bán hàng. - Chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến các kênh tiêu thụ. Chi phí hỗ trợ Marketing bao gồm: - Chi phí quảng cáo. - Chi phí xúc tiến bán hàng và những hoạt động tương tự. Phân tích hoà vốn: Khi doanh nghiệp đưa ra một mức giá bán nào đó thì mức giá đó phải bù đắp đủ những chi phí sản xuất. Do đó việc phân tích hoà vônsex quyết định đối với một hoàn cảnh chi phí cho trước, cần doanh số bao nhiêu để đạt được hoà vốn giữa thu và chi, do đó phân tích hoà vốn sẽ quyết định sự kết hợp tối thiểu giữa giá đơn vị và khối lượng thể hiện ở tổng thu nhập. Sau khi phân tích hào vốn thì doanh nghiệp sẽ xác định được vùng giá có lãi, vùng giá bị lỗ. 4.3.2. Bước 2: Phân tích thị trường và dự báo khối lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ. - Phân tích độ co giãn của cầu khi có sự thay đổi của giá: Trên thực tế rất khó xác định hệ số E một cách định lượng. Người ta chỉ xác định hệ số E về mặt lí thuyết dựa trên những giả định, những kinh nghiệm lịch sử về mối quan hệ giữa giá và cầu, điều tra chọn mẫu tiến hành phỏng vấn khách hàng - Dự báo khối lượng sản phẩm để giúp cho việc phân tích thị trường. Hơn nữa việc dự báo khối lượng bán có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tác động đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. 4.3.3. Bước 3: Xác định mức giá và vùng giá dự kiến: Việc quyết định đưa ra một giá bán hợp lý phụ thuộc vào mức đọ cạnh tranh trên thị trường, chi phí sản xuất, dự kiến chính sách giá. Đồng thời mức giá phải xét đến mục tiêu đã đề cập từ ban đầu. Mỗi thị trường sẽ có một giới hạn giá nhất định: giá max, giá min. Với khung giá đó thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc bán hàng, công tác bảo hành bảo trì sản phẩm để tăng hơn nữa sức mua của khách hàng. 4.3.4. Bước 4: Xây dựng cơ cấu giá: Cơ cấu giá phải thoả mãn 3 mục đích: - Nó cho doanh nghiệp một cái khung chi tiết để tính giá cho sản phẩm. - Cho phép so sánh tỉ mỉ với giá cạnh tranh. - Phát hiện ra những chi phí không hợp lý từ đó tìm cách làm giảm thiểu những chi phí này. Xây dựng cơ cấu giá chính là việc xác định các bộ phận hợp thành nên cơ cấu giá. 4.3.5. Bước 5: Báo giá và các điều kiện bán hàng: Báo giá là việc doanh nghiệp đã chọn mức cơ cấu giá để báo giá bán cho sản phẩm của doanh nghiệp sau đó kèm theo những vấn đề luật lệ liên quan giữa người mua và người bán hay chính là quyền lợi giữa người mua và người bán. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định các kênh phân phối dựa trên báo giá mà doanh nghiệp đưa ra. 5. Một số chiến lược giá: 5.1. Chiến lược định giá cao: Có 2 hướng: - Định giá cao một cách lâu dài: đòi hỏi phải có những yêu cầu đáp ứng như: sản phẩm đang xét dường như đang chiếm lĩnh độc quyền, hệ số co giãn của cầu là rất nhỏ. - Định giá cao trong một thời gian ngắn: thường phù hợp với những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn trên thị trường và trong thời gian ngắn trước mắt thì chưa có nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường. Do đó người ta tranh thủ bán với giá cao. Đối với sản phẩm xây dựng thì chiến lược này có thể được áp dụng khi mà các doanh nghiệp có trong tay một công nghệ đặc biệt và độc quyền. Khi đó các chủ đầu tư phải chấp nhận mua với giá cao. Tuy nhiên Nhà nước vẫn có những quy định về mức chi phí cao nhất mà không được vượt quá. 5.2. Chiến lược định giá thấp: Giá thấp được hiểu là nằm dưới giá của sản phẩm có thể so sánh được hay ít nhất cũng được coi là thấp. Chính sách này nhằm loại trừ những đối thủ hiện có đồng thời ngăn ngừa những đối thủ mới. Chiến lược định giá thấp đòi hỏi phải tận dụng được năng lực sản xuất và giảm các khoản chi phí sản xuất. Chiến lược định giá thấp có các chiến lược sau: - Chiến lược xâm nhập thị trường: định giá thấp cho 1 sản phẩm mới đưa vào thị trường để tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ ban đầu đẻ chiếm lĩnh thị trường sau đó mới nâng giá dần lên. - Định giá thấp một cách tương đối lâu dài. Khi đó số tiền l•i được từ một đơn vị sản phẩm sẽ thấp nhưng do khối lượng sản phẩm lớn nên nếu được tiêu thụ thì tổng số l•i thu được sẽ lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian. Trong xây dựng cơ bản, đối với các cuộc đấu thầu thì các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược định giá thấp để thắng thầu. Muốn vậy thì các nhà thầu phải nắm vững các chi phí sản xuất,phải có các công nghệ, các nguồn cung cấp vật liệu với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Và về nguyên tắc thì các nhà thầu có thể lấy điểm doanh thu hào vốn làm giá giới hạn để định giá tranh thầu. Hiện nay thì không phải lúc nào định giá thấp là cũng thắng thầu mà việc thắng thầu còn dựa trên các yếu tố khác như: dây chuyền thi công, chất lượng, mỹ quan và thời gian thi công. Doanh nghiệp muốn thắng thầu thì phải biết kết hợp các điều kiện trên của chủ đầu tư. 5.3. Chiến lược định giá theo thị trường: Khi vận dụng chiến lược này thì doanh nghiệp phải tuỳ theo tình hình biến động của thị trường, cạnh tranh trên thị trường về giá cả để định giá cho phù hợp. Trong xây dựng cơ bản thì cơ cấu giá sản phẩm có sự thay đổi theo thời kỳ, theo thị trường, chẳng hạn giá nguyên vật liệu thì thay đổi theo mùa (cát, đá ) thay đổi theo thị trường (đồng bằng, miền núi ) do đó cần phải đưa yếu tố trượt giá vào trong giá dự thầu. 5.4. Chiến lược phân hoá giá: Vận dụng chiến lược này khi định giá cần phân biệt cho từng vùng, khu vực, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, các điều kiện để tổ chức thi công, đối tượng tiêu thụ. 6. Chính sách giá trong doanh nghiệp xây dựng: Sản phẩm xây dựng chính là những công trình cầu, đường, bến cảng nó là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp, tốn nhiều tiền của và thời gian. Đồng thời giá cả của sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, nó được định giá khi chưa có sản phẩm thực sự mà chỉ là trên thiết kế của chủ đầu tư. Do sản phẩm xây dựng được sản xuất chính tại nơi tiêu thụ, gắn liền với đất đai, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng địa chất thuỷ văn tại nơi xây dựng nên dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, tiền lương công nhân, biện pháp tổ chức thi công dẫn đến sự khác nhau về giá cả sản phẩm xây dựng. Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng được xác định bằng phương pháp lập dự toán (đối với chủ đầu tư). thông qua đấu thầu sẽ xác định được giá mua công trình hợp lý, sát với thị trường. Đấu thầu phản ánh mối quan hệ giữa một bên là chủ đầu tư (bên mua) và một bên là doanh nghiệp xây dựng (bên bán). Khi tiến hành xác định giá dự thầu thì doanh nghiệp phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước. Đó là: các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc, các định mức kinh tế kỹ thuật, giá chuẩn, đơn giá xây dựng Từ đó xác định tổng mức đầu tư của dự án, tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công trình. [...]... nhận công trình từ chủ đầu tư, họ chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng, kỹ thuật, thời gian thi công và chính họ sẽ trực tiếp bàn giao công trình cho chủ đầu tư Nhà thầu chính sẽ chia cho các nhà thầu phụ từng gói thầu nhỏ, việc thi công xây dựng các công trình của các nhà thầu phụ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhà thầu chính và của chủ đầu tư - Hoàn tất nhanh chóng các thủ tục về thanh... thành ở các cấp lãnh đạo và phòng ban chức năng như Phòng Kế hoạch, Phòng Tài Vụ Do đó vai trò và tác dụng của bộ phận Marketing vẫn chưa được Công ty khai thác triệt để Do chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing nên việc phối hợp giữa mục tiêu và hoạt động Marketing trong các phòng ban chưa được kết hợp một cách đồng bộ và ăn kớp Các hoạt động Marketing chủ yếu do lãnh đạo của Công ty và các trưởng... hiện chủ yếu và trước hết là vơi chủ đầu tư Sau đó mới là các công ty tư vấn, các đơn vị giám sát chất lượng công trình, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức tín dụng ngân hàng, tài chính, các cơ quan Nhà nước có liên quan đến việc xây dựng công trình, các đơn vị cung ứng vật tư, máy móc, lao động Muốn xây dựng được các mối quan hệ công chúng thì doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau: - Tổ... truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí Quảng cáo là công cụ của Marketing và cũng coi là phương tiện của bán hàng và thông qua quảng cáo doanh nghiệp cũng hiểu được nhu cầu của thị trường và phản ứng của thị trường với sản phẩm của mình cũng như các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Quảng cáo là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh vì quảng cáo có thể thuyết phục khách hàng,... loại và đóng gói hàng hoá - Có thể tiến hành đàm phán thoả thuận về các mức giá, về các điều kiện trong quan hệ mua bán và các phương thức mua bán - Chia sẻ rủi ro và gánh chịu trách nhiệm ở các kênh trong quá trình phân phối - Chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng sản phẩm cho khách hàng 1 .3 Các loại kênh phân phối: 1 .3. 1 Kênh phân phối cực ngắn: Kênh phân phối cực ngắn là kênh phân phối không sử. .. nhận quảng cáo trong khoảng không gian và thời gian nhất định - Chủ thể quảng cáo chính là các doanh nghiệp sản xuất, những người sản xuất và lưu thông sản xuất hàng hoá hay những người bán sản phẩm - Đối tư ng quảng cáo là các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất hay của trung gian bán hàng cần bán - Các phương tiện quảng cáo: đã nêu ở phần 2 .3 - Người tiếp nhận quảng cáo: là những... tiến bán hàng vào, nếu không các hoạt động này sẽ không có tác dụng như mong muốn Nhất là khi: - Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt - Sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đang có uy tín trên thị trường - Sản phẩm mới đưa ra trên thị trường 3. 2 Nội dung của xúc tiến bán hàng: - Thay đổi hình thức để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn với người mua - Khuyến khích mua hàng: có thể sử dụng một trong các hình thức... có đặc điểm riêng biệt và chọn loại phương tiện quảng cáo có tác dụng nhất định, có đặc điểm riêng biệt và chọn loại phương tiện quảng cáo nào để quảng cáo là tuỳ thuộc vào sản phẩm và vào quan điểm của doanh nghiệp - Báo chí: đây là phương tiện quảng cáo tư ng đối phổ biến, là các loại báo ra hàng ngày, ra theo kỳ tuần và bao gồm các tạp chí, báo trung ương, báo địa phương - Truyền hình: là 1 loại... thiệu và bán sản phẩm, quảng cáo, yểm trợ bán hàng Hội trợ triển lãm là hình thức tổ chức của các nhà kinh doanh quảng cáo hàng hoá sản phẩm, bán hàng và nắm bắt hết nhu cầu nhận biết các ưu nhược điểm của mặt hàng của mình Trong khi tham gia hội trợ triển lãm thì các doanh nghiệp nên: - Khai thác triệt để lợi thế quảng cáo cho mặt hàng của mình - Nâng cao uy tín của doanh nghiệp, của sản phẩm và không... Đường quốc lộ 3 0- đồng Tháp Đường tỉnh 83 1- Long An Công ty có các dây chuyền thi công hiện đại, tiên tiến như: - 03 dây chuyền thi công bê tông nhựa - 02 dây chuyền thi công Base, Subase - 02 dây chuyền thi công mặt đường bê tông xi măng - 01 dây chuyền thi công cầu trung - 04 dây chuyền thi công nền đất - 01 dây chuyền sản xuất ống cống các loại bằng phương pháp rung Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty . thầu nhỏ, việc thi công xây dựng các công trình của các nhà thầu phụ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhà thầu chính và của chủ đầu tư. - Hoàn tất nhanh chóng các thủ tục về thanh quyết toán. động đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. 4 .3. 3. Bước 3: Xác định mức giá và vùng giá dự kiến: Việc quyết định đưa ra một giá bán hợp lý phụ thuộc vào mức đọ cạnh tranh trên thị trường,. điểm của phương pháp này là không xem xét tới các nhân tố về nhu cầu và nhu cầu không phản ánh đầy đủ được sự cạnh tranh. 4.2.2. Định giá xuất phát từ tình hình cạnh tranh: Tư tưởng cốt lõi của