Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo pot

27 601 6
Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo. Đề cương chi tiết Lời mở đầu Phần 1: Một số lí luận cơ bản. 1.1Lãnh đạo là gì? 1.2Nhà lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo? 1.3Nghệ thuật lãnh đạo. 1.3.1 Uy tín nhà lãnh đạo. - Uy tín chức vụ - Uy tín cá nhân - Năng lực nhà lãnh đạo - Năng lực tổ chức - Năng lực sư phạm  Hoàn thiên và phát triển năng lực lãnh đạo 1.3.2 Phẩm chất lãnh đạo - Phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức… - Tính nguyên tắc - Tính nhạy cảm, trực giác, tầm nhìn xa… - Đúng mực, tự chủ, có văn hóa… 1.3.3 Kỹ năng lãnh đạo - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng thuyết phục… - Kỹ năng lập kế hoạch… 1.3.4 Phong cách lãnh đạo - Phong cách độc đoán chuyên quyền - Phong cách dân chủ - Phong cách tự do Phần 2: Thực trạng và liên hệ thực tế về một nhà lãnh đạo nổi tiếng: Billgate 2.1 Thực trạng lãnh đạo tại Việt Nam. 2.2 Liên hệ thực tế: Billgate Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao tính “nghệ thuật lãnh đạo”. Kết luận Phần bài thuyết trình Lời mở đầu Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường. Nói như vậy cho thấy, để trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng mà đó là cả một nghệ thuật. Phần 1: Một số lí luận cơ bản. 1.1Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự .Lãnh đạo được xác định như một nghệ thuật, một quá trình tác động đến con người sạo cho họ có ý thức tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức 1.2Nhà lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo? Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm: Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp. * Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức. * Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên. * Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị. * Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức. * Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ. * Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp. Vai trò quyết định: * Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng. * Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định. * Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu. * Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài. 1.3 Nghệ thuật lãnh đạo. 1.3.1 Uy tín nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu của một nhóm hay một tổ chức nào đó. Vì vậy mà các nhà lãnh đạo đều phải có quyền lực và địa vị trong tay mình. Mỗi người lãnh đạo sẽ có một sự tín nhiệm của mình đối với nhân viên, cấp dưới. Sự tín nhiệm đó ta có thể hiểu là uy tín của nhà lãnh đạo. Uy tín lãnh đạo là khả năng tác động của người lãnh đạo đến những người khác( cá nhân, hay tập thể nhằm làm cho họ tin tưởng phục tùng mệnh lệnh chỉ huy một cách tự giác. Uy tín lãnh đạo gồm uy tín chức vụ và uy tín cá nhân. - Uy tín chức vụ là cái có sẵn được tạo ra bởi chính chức vụ lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức. Uy tín chức vụ bắt buộc mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người lãnh đạo, gọi là uy quyền xuất phát từ chức danh hay “ uy danh”. - Uy tín cá nhân được tạo nên bởi sự tổng hòa các phẩm chất tâm lý của bản thân người lãnh đạo, được tập thể, xã hội thừa nhận. Uy tín cá nhân biểu hiện sự tôn trọng, tin tưởng, sự ngưỡng mộ của cấp dưới đối với lời nói, việc làm mệnh lệnh… của người lãnh đạo và từ đó họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tự giác, xuất phát từ lòng kính phục chứ không phải vì sợ hãi. Trong thực tiễn một nhà lãnh đạo tài ba cần phải kết hợp cả hai uy tín này với nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết vấn đề một cách thông minh nhất. 1.3.2 Năng lực nhà lãnh đạo - Năng lực tổ chức : là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc. Nhà lãnh đạo giỏi luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác tâm lý của người khác thông qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp. Người có năng lực tổ chức còn biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm quan trọng của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định …để thực hiện thắng lợi những ý đồ của tổ chức. - Năng lực sư phạm: là hệ thống đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho họ có ảnh hưởng giáo dục hiệu quả đối với mọi thành viên trong tập thể. Mục đích chủ yếu của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho xã hội, cho doanh nghiệp. Đặc điểm của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi con người… nhằm gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. Uy tín cá nhân của lãnh đạo càng cao thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể.  Hoàn thiện và phát triển năng lực lãnh đạo: khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như hiện nay, sự tồn tại và phát triển về khả năng lãnh đạo của nhà quản trị là một tất yếu để cho doanh nghiệp, tổ chức duy trì, lớn mạnh. Vì vậy mà các nhà quản trị luôn luôn phải tìm cách để hoàn thiện hơn nữa năng lực lãnh đạo của mình. Để có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì yêu cầu đầu tiên đối với nhà lãnh đạo là có kế hoạch nâng cao một cách hệ thống trình độ,tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý học…. Một nhà lãnh đạo tài ba luôn phải biết tiết kiệm và tranh thủ thời gian để học tập, trau dồi kiến thức, thường xuyên đổi mới mình để theo kịp thời đại. Nhà quản trị phải biết lắng nghe ý kiến và quan tâm tới nhân viên của mình. 1.3.5 Phẩm chất lãnh đạo - Phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức… - Tính nguyên tắc - Tính nhạy cảm, trực giác, tầm nhìn xa… - - Đúng mực, tự chủ, có văn hóa… 1.3.6 Kỹ năng lãnh đạo - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng thuyết phục… - Kỹ năng lập kế hoạch… 1.3.7 Phong cách lãnh đạo . - Phong cách độc đoán, chuyên quyền: Phong cách chyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị sử dụng triệt để quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để đưa ra các mệnh lệnh chỉ thị tác động đến người dưới quyền. Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả. Đây là kiểu lãnh đạo mang nặng tàn dư phong kiến, không còn thích hợp với cơ chế ngày nay vì xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của mọi người và không phát huy được tính sáng tạo của con người. Nó cũng kìm hãm sự tiến bộ của cả cá nhân người lãnh đạo và của xã hội. Đặc điểm: Người lãnh đạo theo phong cách này: • Thiên về sử dụng mệnh lệnh • Đòi hỏi quá nhiều ở người dưới quyền mà không quan tâm đếm tâm tư, nguyện vọng và quyền lợi của họ • Đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối, chủ yếu sử dụng mệnh lệnh, quyền lực để ép buộc, dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ hay không tế nhị kèm theo thái độ ứng sử lạnh nhạt, quan cách, khen chê thiếu khách quan. • Có thói quen can thiệp vào công việc của người khác • Không chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình khác của các cá nhân trong tổ chức • Là người tự cao, tự đại luôn cho mình là cao thượng, phải được tôn trọng Trong tổ chức xuất hiện: • Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo. • Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân • Trong tổ chức dễ phát sinh bè phái. - Phong cách lãnh đạo dân chủ: Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nhà lãnh đạo biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập thể vào công việc trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý. Đặc điểm: • Trong giao tiếp, nhà quản trị luôn tỏ ra ôn tồn, biết kìm nén cảm xúc cá nhân, có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác. • Nhân viên thích lãnh đạo hơn • Tạo bầu không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ • Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. • Tuy nhiên người lãnh đạo dễ mất đi tính dân chủ, quyết đoán cần có của một người lãnh đạo do dễ rơi vào tình trạng “ ba phải”, quyết định đưa ra sẽ không kịp thời mất đi cơ hội kinh doanh. - Phong cách lãnh đạo tự do Phong cách lãnh đạo tư do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền, thậm trí không tác động đến họ, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Ở đây người lãnh đạo chỉ đóng vai trò là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động. Sự có mặt của họ chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và dữ kiện. Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó. Đặc điểm: • Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi. • Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên. • Phong cách này thường áp dụng cho hàng cố vấn, các chuyên gia bậc cao. Phần 2: Thực trạng và liên hệ thực tế về một nhà lãnh đạo nổi tiếng: Billgate 2.1Thực trạng lãnh đạo tại Việt Nam.  Mặt tích cực: Trong những năm gần đây, số lượng doanh nhân đất Việt được vinh danh tăng đáng kể. Đấy là một niềm tự hào của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Doanh nghiệp họ thành công bởi vì họ có người lãnh đạo tài ba – là người biết sử dụng nghệ thuật lãnh đạo. - Nhà lãnh đạo quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, khích lệ nhân viên làm việc. Theo một điều tra của các chuyên gia Mỹ, nếu nhân viên bị ép buộc làm việc, năng suất của họ đạt 100%. Nếu bạn khiến nhân viên tự nguyện làm, năng suất đạt 150%, và nếu nhân viên say mê làm việc, năng suất đạt 250%. Ví dụ: anh Cao Duy Phong - chủ tịch HĐQT tập đoàn Hà Nội Sài Gòn, anh hay có những buổi gặp gỡ với các nhân viên , đối với anh, những nhân viên đó là bạn đồng nghiệp, là người cùng xây dựng công ty chứ không phải là người làm thuê cho công ty. - Lắng nghe những đóng góp của nhân viên, tôn trọng tài năng cá nhân Tôn chỉ của công ty FPT đã ghi rõ mục tiêu của công ty là nhằm “ đem lại cho mỗi thành viên cảu mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Truyền thống tôn trọng tài năng cá nhân đã tạo nên một không khí làm việc dân chủ và sáng tạo, quân và tướng sống với nhau chan hòa, cởi mở. Truyền thống tôn trọng tài năng cá nhân đã kích thích sự nỗ lực tối đa của mỗi cá nhân , tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đóng góp cao nhất cho sự phát triển của công ty, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi cá nhân trưởng thành cùng với sự trưởng thành của công ty - Chứ “ tín “ trong lãnh đạo. Nếu nhân viên nể phục bạn, bạn có thể khiến họ làm bất cứ điều gì. Phan Quốc Công – GĐ công ty cố phần gia dụng quốc tế ICP. Năm 2003, khi thị trường dầu gội đầu VN đã trở thành đại dương đỏ với sự canh tranh khốc liệt của 2 đại gia là Unilever và P&G, tuy nhiên con cá nhỏ ICP muốn thể hiện khẳng định mình, đã tạo một đại dương xanh khác với sản phẩm dầu gội đầu dành chon am X-men. Khi Phan Quốc Công đưa ra quyết định này, những người ngoài cuộc đều tin ông sẽ thất bại, tuy nhiên, những nhân viên vẫn ủng hộ và tin tưởng ở ông sẽ thành công, và đúng thật, ông không những thành công, mà còn thành công vang dội - Biết phát huy trí tuệ tập thể Một công việc nếu một mình bạn làm thì chưa chắc đã xong, bởi thế bạn cần làm việc theo nhóm, điều này có thể thấy rất rõ trong FPT : ở FPT không có những quyết định được ra một mình, ở FPT không có chỗ cho nhà độc tài. Bạn phải ra quyết định một cách nhanh chóng nhất theo yêu cầu của thị trường, nhưng bạn phải là người sáng suốt tham khảo ý kiến của đồng sự. Ngay cả Bill Gate , ông cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ của bạn mình là Steve Ballmer - giám đốc của công ty P&G đến cũng lãnh đạo Microsoft - Nắm vững và tôn trọng lịch sử công ty và lịch sử dân tộc Hiện nay có đến 81% doanh nhân biết lịch sử nước nhà. Đã là các nhà lãnh đạo, thường họ là những người thông minh, có đầu óc tổng hợp, phân tích, có tính quan sát tốt. Các doanh nhân thường nghiên cứu để rút ra các quy luật, đưa ra các mô hình. Để áp dụng cho công ty của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử rất quan trọng đối với họ. Nhiều doanh nhân áp dụng chính những mô hình quản lý của quốc gia, của các chính trị gia, của các doanh nghiệp thời xưa vào cuộc sống và công việc của chính họ. Họ khẳng định rất tốt và đó là giải pháp tuyệt vời nhất. - Đã có nhiều chương trình truyền hình về các doanh nhân trẻ Việt Nam như: Cơ hội doanh nhân trẻ VN, CEO, Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư- Thăng Long-Hà Nội, Mỗi ngày một cuốn sách…., là nơi để các nhà lãnh đạo có thể chia sẽ những cách lãnh đạo thành công.  Mặt hạn chế: - Vẫn còn đó những chủ doanh nghiệp chỉ biết quan tâm đến mình, không biết khích lệ nhân viên, vẫn còn tư tưởng: trên dưới, kẻ bầy tôi tớ, hay: trên nói dưới phải nghe, coi nhân viên là công cụ kiếm tiền. Những tư tưởng này sẽ không bao giờ đem đến thành công cho nhà lãnh đạo. - Việt Nam là đất nước Á Đông nên sẽ hình thành nên những nhà lãnh đạo trên nền văn hóa phương đông nói chung và nên văn hóa Việt nói riêng. Người dân ta vốn có truyền thống nhân ái, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Vì vậy mà ta có thể nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam có xu hướng là những nhà lãnh đạo dân chủ gần gũi, thân thiện với nhân viên. Các nhà lãnh đạo VN rất được nhân viên yêu quý, quan hệ giữa sếp và nhân viên gần gũi thân thiện. Tuy nhiên phong cách này lại có nhược điểm là nếu như nhà lãnh đạo không phải là người kiên quyết, kiên định thì sẽ bị nhân viên vượt cấp, vượt quyền. Như vậy hình ảnh của nhà lãnh đạo sẽ bị lu mờ, không được nhân viên kính trọng và nể phục, tiếng nói và uy tín sẽ bị giảm sút. Chính vì thế các nhà lãnh đạo không nên thiên theo một phong cách lãnh đạo chung nào mà phải biết cách kết hợp tài tình trong công việc và trong cách ứng xử của mình. Nếu làm được như vậy thì nhà lãnh đạo đó đáng được tất cả mọi người nể phục và trong khi vẫn được yêu mến, gần gũi. 2.2 Liên hệ thực tế: Billgate William Henry "Bill" Gates III (sinh ngày 28 tháng 10, 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới. Trong sự nghiệp ở [...]... ĐHTM trang 102- 117) 2 Nghệ thuật lãnh đạo hiện đại (02 / 02 / 2011) Nguồn: báo Vnexpress.net (CTG) Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường Nói như vậy cho thấy, để trở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng Tuy nhiên, rất may là, bên cạnh một phần rất nhỏ của yếu tố bẩm sinh, nghệ thuật lãnh đạo hoàn toàn có thể học... người Thuật ngữ lãnh đạo đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi,... kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp - Từ phía cơ quan nhà nước: + Tạo hành lang pháp lí để nhà lãnh đạo nói chung và nhân viên tự do trong khuôn khổ pháp luật + Cần có chính sách “nêu gương” và đãi ngộ nhân tài, bởi nhân tài chính là nguyên khí của quốc gia Kết luận Lãnh đạo là yếu tố then chốt trong việc duy trì sự thành công của tổ chức Lãnh đạo cũng cần có nghệ thuật để... của công ty Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết 4 10 nghệ thuật giúp nâng cao kỹ năng lãnh đạo Nguồn: http://www.ngoinhachung.net http://lanhdaodoanhnghiep.com/chuyen-muc/nghe-thuat-lanh-dao/... tránh việc sự bị gián đoạn do chờ “sếp” duyệt hoặc gây nên sự khó chịu khi đề xuất bị từ chối Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao tính nghệ thuật lãnh đạo 3.1 Giải pháp chủ quan - Bản thân người lãnh đạo thường xuyên lắng nghe ý kiến góp ý chân thành từ đồng nghiệp, gia đình Tự rèn luyện bản thân một số phẩm chất cần thiết cho nhà lãnh ddaojj: tính quyết đoán, tự chủ, khả năng lập kế hoạch, sẵn sang gánh... năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp Tố chất cần có của nhà lãnh đạo Doanh nghiệp thành công không thể không nói đến yếu tố nhà lãnh đạo với những tố chất cần thiết đó là có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết đoán, dũng cảm và kiên trì Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết... chuyên gia quốc tế, một số nhà lãnh đạo tài năng phải có những tố chất dưới đây 1.Niềm say mê Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình Không có sự say mê, thi fmột nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết 2 Sự hiểu biết và tính ham học hỏi Điều chắc chắn là, người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu... doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định Và để trở thành một nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo tương cần phải có: • Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công... quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải… 10 Sẵn sàng chấp nhận rủi ro Người lãnh đạo tài năng là người không trốn tránh trước thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo Một người lãnh đạo thực sự không chỉ... ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo Xin chúc bạn thành công! Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo (http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=28229) . Đề tài: Nghệ thuật lãnh đạo. Đề cương chi tiết Lời mở đầu Phần 1: Một số lí luận cơ bản. 1. 1Lãnh đạo là gì? 1.2Nhà lãnh đạo và vai trò của nhà lãnh đạo? 1. 3Nghệ thuật lãnh đạo. 1.3.1. cũng như với bên ngoài. 1.3 Nghệ thuật lãnh đạo. 1.3.1 Uy tín nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu của một nhóm hay một tổ chức nào đó. Vì vậy mà các nhà lãnh đạo đều phải có quyền lực và. Nam. 2.2 Liên hệ thực tế: Billgate Phần 3: Đề xuất giải pháp nâng cao tính nghệ thuật lãnh đạo . Kết luận Phần bài thuyết trình Lời mở đầu Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của

Ngày đăng: 09/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan