Nguyênlý ''tĩnh - động'' trong nghệthuậtlãnhđạo Những nhà lãnhđạo thành công thường có tư duy rất logic, nhưng đôi khi họ lại đưa ra những quyết định dường như rất phi logic. Tuy nhiên họ là những người không giáo điều, không áp đặt cấp dưới phải tuân theo ý mình và bắt kịp với những thay đổi của môi trường chung quanh. Chính những tố chất vừa kể trên đã giúp họ trong việc hoạch định, triển khai chiến lược, chiến thuật và sách lược qua các giác độ “tĩnh-động”, “động- tĩnh” và “tĩnh-động-tĩnh”. Còn nhớ văn hào Tolstoi khi nói về chiến lược đánh bại Napoleon của nguyên soái Koutouzov, ông đã mô tả lối hành xử rất ung dung tự tại của vị tướng này. Nguyên soái Koutouzov ung dung tự tại rút lui, ung dung tự tại để Napoleon thắng trận và ung dung tự tại chờ đến mùa đông tuyết rơi để phản công. Chắc hẳn vị tướng này phải có một niềm tin, một nghị lực phi thường để không bị những áp lực của Nga hoàng và triều đình buộc thay đổi chiến lược. Chiến lược lấy tĩnh chế động và chỉ động khi thời cơ đã chín muồi nhằm đánh thắng thần tốc. Nghệ thuậtlãnhđạo dựa vào nhiều yếu tố văn hóa, khoa học, trải nghiệm, triết lý sống… Một cánh cửa đóng kín, hé mở hay mở rộng cũng là một tín hiệu của lãnhđạo đối với thuộc cấp của mình. Cửa rộng mở thì ai vào cũng được. Cửa hé mở, có chuyện cần thiết cứ vào. Còn nếu cửa đóng kín thì vui lòng liên lạc với thư ký hay trợ lý để xin lịch hẹn. Sự hiện diện của người lãnhđạotrong một tổ chức tùy thuộc vào sự cảm nhận của nhân viên. Và điều đó được cảm nhận như thế nào lại tùy vào nghệthuật “hiện diện” của lãnh đạo. “Gần - xa”, “xa - gần” có một ý nghĩa cho nghệ thuậtlãnhđạo tùy theo mức độ, chủ định để vận hành nguyênlý “tĩnh - động”. Nguyênlý “tĩnh - động” là một triết lý sống và cũng là một triết lý hành động. Sự bao quát của nguyênlý này đã được áp dụng vào toán học hay vật lý để đưa ra đáp án cho những hàm số phức tạp dưới dạng vi phân hay tích phân. “Tĩnh - động”, thật ra là một phép biện chứng để biết “cái này” và sự mâu thuẫn của chính nó. Nghệ thuậtlãnhđạo là phải biết phép biện chứng đó để khi quyết định “cái này” thì tiên liệu được mâu thuẫn của chính nó là thấp nhất và có thể xử lý được. Tùy theo từng tình huống và tình hình thực tế của cuộc sống doanh nghiệp, chúng ta đã chứng kiến một số nhà lãnhđạo đã sử dụng một cách linh hoạt và đôi lúc rất bạo dạn nguyênlý “tĩnh - động” để bứt phá so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn một doanh nghiệp khi chờ đến đúng thời điểm tích lũy đủ vốn cần thiết, họ không những chỉ chuyển từ thế “tĩnh” qua “động” mà còn có thể là “động-động-động…”. Doanh nghiệp đó thực hiện một chiến lược liên hoàn để chiếm lấy thị phần, bứt phá lên phía trước, đẩy đối thủ rơi vào thế bị động, không kịp trở tay. Có thể nói nguyênlý “tĩnh - động” là một nguyênlý rất uyển chuyển, không bị gò bó trong một khuôn sáo cứng nhắc, rất phù hợp cho nghệ thuậtlãnh đạo. Một nhà lãnhđạo sống có niềm tin, độ lượng, biết ung dung tự tại trong chiến lược, thao lược trong chiến thuật, sáng suốt trong sách lược ắt hẳn sẽ có may mắn hội tụ được “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa” để thành công lớn. . diện” của lãnh đạo. “Gần - xa”, “xa - gần” có một ý nghĩa cho nghệ thuật lãnh đạo tùy theo mức độ, chủ định để vận hành nguyên lý “tĩnh - động”. Nguyên lý “tĩnh - động” là một triết lý sống. Nguyên lý ''tĩnh - động'' trong nghệ thuật lãnh đạo Những nhà lãnh đạo thành công thường có tư duy rất logic, nhưng đôi. thể nói nguyên lý “tĩnh - động” là một nguyên lý rất uyển chuyển, không bị gò bó trong một khuôn sáo cứng nhắc, rất phù hợp cho nghệ thuật lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo sống có niềm tin, độ