1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios

38 9,1K 650

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

bảo vệ đồ án tốt nghiệp về hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios đã đc các thầy thông qua và được bảo vệ, các bạn vào xem và tham khảo nhé, đồ án được làm rất hoàn chỉnh và có tính chất lượng cao, nội dung đầy đủ và cụ thể, bản vẽ hoàn chỉnh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tựthích nghi với môi trường sống Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khíxung quanh mình – mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặccưỡng bức

Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, vănphòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế…mà còn trong cả các phươngtiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy…

Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sốngcủa con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiệnhơn, và hiện đại hơn Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa khôngkhí trong ôtô Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao

Được sự đồng ý của bộ môn, em đã được giao thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với

đề tài : “ CHẨN ĐOÁN , BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS”, với các nội dung :

Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm :

Chương 1: Tổng quan về đề tài điều hòa không khí trên xe toyota vios

Chương 2 : Phân tích kết cấu của hệ thống điều hòa không khí

Chương 3 : Chẩn Đoán,Bảo Dưỡng hệ thống điều hòa không khí

Chương 4 : Kết Luận và kiến nghị

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em được thầy giáo Nguyễn Văn hiệp đã tận

tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết

bị và tài liệu nghiên cứu Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầytrong khoa cơ khí Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải đã hỗ trợ

để em có thể hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình

Luận văn đã hoàn thành Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thựchiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể tránh khỏinhững sự sai sót Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô vàcác bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trang 2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe Nó điều khiển nhiệt

độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịutrong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí Ngày nay,điều hòa không khí trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến

và các ECU điều khiển Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầmnhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe

Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay kétnước như một két sưởi ấm Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởiđộng cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậynhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên Do đó ngay sau khiđộng cơ khởi động két sưởi không làm việc

Để làm mát không khí trong xe, hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo một chutrình khép kín Máy nén đẩy môi chất ở thế khí có nhiệt độ cao áp suất cao đi vào giànngưng Ở giàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng Môi chất ở dạng lỏngnày chảy vào bình chứa (bình sấy khô) Bình này chứa và lọc môi chất Môi chất lỏngsau khi đã được lọc chảy qua van giãn nở, van giãn nở này chuyển môi chất lỏng thànhhỗn hợp khí - lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp Môi chất dạng khí - lỏng có nhiệt

độ thấp này chảy tới giàn lạnh Quá trình bay hơi chất lỏng trong giàn lạnh sẽ lấynhiệt của không khí chạy qua giàn lạnh Tất cả môi chất lỏng được chuyển thành hơitrong giàn lạnh và chỉ có môi chất ở thể hơi vừa được gia nhiệt đi vào máy nén và quátrình được lặp lại như trước

Trang 3

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE TOYOTA VIOS

Chiều dài cơ sở (mm) : 2550mm

Chiều rộng cơ sở trước/sau : 1480/1470 mm

Trọng lượng không tải (kg) :1075kg

Dung tích bình nhiên liệu

Trang 4

Tùy theo độ lớn của không gian, mức độ phức tạp yêu cầu của ô to mà kết cấy hệthóng điều hòa không khí phức tạp hay đơn giản, có đầy đủ hay có một số các chứcnăng kể trên

Chỉ tiêu tối ưu của môi trường bên trong : nhiệt độ 18 đến 22 độ C, độ ẩm 40 đến60% ; tốc độ thông gió 0.1 đến 0.4 m/s , lượng bụ nhỏ hơn 0.001 g/m^3

1.1.2 Yêu cầu.

- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh

- Không khí phải sạch

- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách

- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)

1.1.3 Phân loại.

1.1.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí.

a Kiểu Táplô.

Ở kiểu này, điều hòa không khí thường được gắn ở bảng táplô

Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đếnmặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác hơn so với công suất của cụmđiều hòa, cửa ra không khí lạnh được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái

có thể cảm nhận được hiệu quả làm lạnh

Hình 1.1 Điều hòa không khí kiểu Táplô.

b Kiểu khoang hành lý.

Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe Cửa ra và cửa vào củakhí lạnh được đặt ở lưng ghế sau

Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu này có

ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dựtrữ

Trang 5

Khí lạnh được thổi ra từ phía sau và phía trước bên trong xe Đặc tính làm lạnh bêntrong xe rất tốt, phân bố nhiệt độ bên trong xe đồng đều hơn, tạo môi trường vi khíhậu dễ chịu trong xe.

Hình 1.3 Điều hòa không khí kiểu kiểu kép

1.1.3.2 Phân loại theo chức năng.

Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hòa khác nhau, tùy theomôi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng Điều hòa có thể chia thành 2 loại tùy theotính năng của nó

-Loại đơn.

Loại này bao gồm một bộ thông gió được nối hoặc với bộ sưởi hoặc với hệ thốnglạnh chỉ dùng để sưởi hoặc để làm lạnh

Hình 1 4 Hệ thống điều hòa không khí loại đơn.

1.1.3.3 Bộ ly hợp điện từ trên xe toyota vios.

Trang 6

Hình 1 5 Cấu tạo ly hợp điện từ

Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợpđiện từ và sinh ra từ trường lớn Lực điện từ kéo ly hợp vào pulley và nối chặt chúnglại với nhau và trục của máy nén quay cùng với pulley của máy nén

− Hoạt động:

Khi động cơ hoạt động, puly quay theo do nó được nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫnđộng, nhưng máy nén chưa hoạt động do ly hợp từ chưa đóng Khi bật công tắc hệthống điều hòa không khí, bộ điều khiển cấp dòng cho stato Lực điện từ sẽ hút đĩa

ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly

1.1.3.4 Thiết bị ngưng tụ (giàn nóng) trên xe toyota vios.

a Chức năng của bộ ngưng tụ.

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất vànhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng

b Cấu tạo.

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiềuhình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng Các cánh tỏa nhiệtbám sát quanh ống kim loại Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏanhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu

Trang 7

Hình 1.6 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

1 Giàn nóng 6 Môi chất giàn nóng ra

2 Cửa vào 7 Không khí lạnh

3 Khí nóng 8 Quạt giàn nóng

4 Đầu từ máy nén đến 9 Ống dẫn chữ U

5 Cửa ra 10 Cánh tản nhiệt

c Nguyên lý hoạt động.

Hoạt động của dàn nóng gồm các bước:

* Bước 1: Không khí có nhiệt độ bình thường được quạt giàn ngưng hút thổivào giàn ngưng

* Bước 2: Tại dàn ngưng các lá tản nhiệt trao đổi năng lượng với không khí

* Bước 3: Môi chất đi qua dàn ngưng và trở về áp suất, nhiệt độ bão hòa.Môi chất sẽ chuyển từ dạng hơi về dạng lỏng

1.1.3.5 Bình lọc và hút ẩm trên xe toyota vios.

Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứachất khử ẩm (desicant) Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môichất rất tốt như oxyt nhôm, silica alumina và chất silicagel

Hình 1.7 Cấu tạo bình lọc-bình hút ẩm

Trên bình lọc có trang bị van an toàn, van này mở khi áp suất trong bình lọctăng lên đột ngột vì nguyên nhân nào đó Sau khi môi chất được khử ẩm sẽ đi đến vantiết lưu

Một số loại hệ thống lạnh có bình khử nước được lắp giữa bình lọc, hút ẩm và van tiếtlưu Bình khử nước một lần nữa hút sạch hơi nước còn sót lại trong môi chất lạnh cótác dụng bảo vệ van tiết lưu không bị đóng băng Ngoài ra phần trên của bình lọc có bộphận làm bằng kính trong suốt giúp cho quá trình quan sát, kiểm tra tình trạng của môichất lạnh

Trang 8

Một số loại có lắp cảm biến áp suất trên bình lọc Tín hiệu áp suất cao của môi chấtđược chuyển thành tín hiệu điện áp báo về cho ECU để điều khiển tốc độ quạt và máynén.

1.1.3.6 Van tiết lưu (expansion valve) trên xe toyota vios.

Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:

- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt

độ của giàn lạnh

- Giảm áp suất môi chất sau khi đi qua van tiết lưu

Thông thường van tiết lưu có hai loại: loại hộp và loại dạng kim (hay loại thường)

Hình 1 8 Cấu tạo van tiết lưu

1.1.3.7 Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh trên xe toyota vios.

Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt nhận vào trongquá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí này Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnhnhờ các ống xếp thành hình chữ U cùng với các cánh tản nhiệt Tại đây, nhiệt độ thấpcủa giàn lạnh được dẫn ra ngoài bởi quạt giàn lạnh

Hình 1.9 Cấu tạo giàn lạnh

Ở một số nước nhiệt độ thấp, giàn lạnh có hai nhiệt điện trở, một cho thiết bịchống đóng băng, một đóng vai trò là cảm biến giàn lạnh Cảm biến giàn lạnh pháthiện nhiệt độ khí đi qua giàn lạnh và chỉ dùng cho hệ thống điều hòa không khí tự

Trang 9

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh trên xe toyota vios

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là một nhiệt điện trở được lắp ở giàn lạnh để pháthiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh

Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ vàđiều khiển luồng khí trong thời gian quá độ

Hình 1.10 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.

1.1.3.8 Van tiết lưu hay van giãn nở trên xe toyota vios.

Ga lỏng sau khi đi qua bình chứa/hút ẩm được phun ra từ một van tiết lưulàm cho ga lỏng giãn nở đột ngột và biến thành dạng sương mù có áp suất và nhiệt độthấp

Điều chỉnh lượng ga cấp cho giàn lạnh dựa trên tải làm mát để tạo hiệu quả làm lạnhcực đại tại mọi thời điểm Kết quả là ga lỏng liên tục biến thành trạng thái khí ở cửa racủa giàn lạnh mà không phụ thuộc vào tải lạnh và tốc độ máy nén

Phân loại van giãn nở:

− Van giãn nở áp suất không đổi

− Van giãn nở kiểu nhiệt

Hoạt động:

Hình 1.11 Hoạt động của van giãn nở.

Lượng ga đi vào van giãn nở sau khi đã được hóa lỏng trong giàn nóng đượcquyết định bởi dịch chuyển của chuyển động thẳng đứng của van, phụ thuộc vào sựchênh lệch giữa áp suất bay hơi Pf bên trong ống cảm biến nhiệt và tổng của áp suất

Ps và Pe, trong đó Ps là áp suất giữ tạo bởi lò xo nén và Pe là áp suất bay hơi bên trong

Trang 10

giàn lạnh.

Khi tải làm lạnh lớn, nhiệt độ của khí ga ở cửa ra của giàn lạnh sẽ cao Do đó, nhiệt

độ và áp suất trong ống cảm biến nhiệt sẽ cao nên van bị ấn xuống làm cho một lượng

ga lớn tuần hoàn trong hệ thống Ngược lại, khi tải lạnh nhỏ, sẽ xảy ra tác động ngượclại làm cho một lượng ga ít lưu thông trong hệ thống

Van giãn nở nhiệt có hai kiểu, phụ thuộc vào vị trí đo áp suất bay hơi trong giàn lạnh

Cả hai đều có cùng nguyên lý hoạt động

− Kiểu cân bằng trong

− Kiểu cân bằng ngoài

1.1.3.9 Môi chất làm lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô trên xe toyota vios.

Các ôtô đời cũ sử dụng môi chất R-12 (Freon 12) Môi chất lạnh R12 gây ảnhhưởng đến tầng ozôn bao xung quanh trái đất

Các ôtô ngày nay sử dụng môi chất R-134a (H-FKW 134a) Đây là môi chất dạng khí,không màu, mùi ête nhẹ, nhiệt độ sôi là 26,5oC và ít gay hại cho tần ozôn

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa không được dùng lẫn môi chất này với môi chấtkia Nếu không sẽ gây hư hỏng cho hệ thống lạnh Đồng thời, không nên dùng dầu bôitrơn của máy nén cho hệ thống R12 cho hệ thống R134a vì đặc tính hai môi chất nàyhoàn toàn khác nhau

* An toàn khi sử dụng môi chất lạnh:

Môi chất lạnh trong hệ thống lạnh trên ôtô không gây cháy hay nổ nhưng cũng cầnphải chú ý các vấn đề sau:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh và phải sử dụng dụng cụ bảo hộ

- Không rửa hay làm sạch bằng hơi nóng hay gió nén, chỉ sử dụng Nitơ để làmsạch

- Môi chất lạnh ở nhiệt độ thường thì không độc, tuy nhiên nếu tiếp xúc vớingọn lửa hoặc nhiệt độ cao thì sẽ phân hủy thành Clohydric và Flohydric ảnh hưởngđến sức khỏe

- Không nên đặt bình chứa môi chất lạnh ngoài nắng quá lâu hoặc nơi có nguồnnhiệt cao

- Khi hệ thống điều hòa có hư hỏng hoặckhông kín (ví dụ như xe bị nạn) thìphải tắt hệ thống lạnh ngay, nếu không máy nén sẽ thiếu làm mát và bôi trơn sẽ dẫnđến hư hỏng

Trang 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU TỔNG THÀNH HỆ

THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2.1 Kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios.

2.1.1 Kết cấu.

Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe toyota vios

Hình 2.1 Hệ thống điều khiển bằng điện tử

1 Công tắc điều hòa 6 Công tắc nhiệt độ

2 Van xả áp suất cao của máy nén 7 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

3 Quạt tản nhiệt giàn nóng 8 Ống thổi gió sạch

4 Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9 Bộ điều khiển

5 Cảm biến nhiệt độ 10 Bu ly máy nén

Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios

Quạt thổi không khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn lạnh(avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp điện từ củamáy nén ( compressor magnetic clutch), Lọc ga (receiver-drier), Cảm biến nhiệt độ(temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt (thermostat)

- Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:

+ Nén (compression)

+ Ngưng tụ (condensation)

+ Giản nở (expansion)

+ Bốc hơi (vaporization)

Trang 12

Hình 2.2Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh

- Hoạt động của hệ thống lạnh trên ôtô:

Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máynén hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén

Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhã nhiệt ra ngoài không khí và được làmmát nhờ quạt làm mát

Sau khi qua giàn nóng, chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu Chất làm lạnhqua nơi có tiết diện thu hẹp (van tiết lưu) nên gây giảm áp suất sau van tiết lưu (droppression)

Chất làm lạnh lại được đưa vào giàn bốc hơi (giàn lạnh) và hấp thụ nhiệt Nhiệt

di chuyển từ khoang hành khách đến giàn lạnh và đi vào môi chất làm lạnh

Sự hấp thụ nhiệt của hành khách bởi môi chất làm lạnh khiến cho nhiệt độ giảmxuống Môi chất làm lạnh lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo

Trong quá trình làm việc, ly hợp điện từ sẽ thường xuyên đóng ngắt nhờ bộ điều khiểnA/C control nhằm đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn ổn định ở một trị số ấn định Nhưvậy, áp suất môi chất làm lạnh được phân thành hai nhánh: nhánh có áp suất thấp vànhánh có áp suất cao

+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu vàcửa vào (van nạp) của máy nén

Trang 13

+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu

và cửa ra (van xả) của máy nén

Không khí lạnh lan truyền trong khoang hành khách được thực hiện bởi máy quạt(blower) và luồng không khí lạnh di chuyển như hình dưới đây

2.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí xe toyota vios.

Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi) Tạiđây không khí bị dàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do

đó nhiệt độ không khí sẽ bi giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khícũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt

độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp Khi quá trìnhnày xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từkhông khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạngnày sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạonên không khí lạnh

Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất,nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao Máy nén hút môi chất dạng hơi

áp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu: 12-20 bar Môichất ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộngưng tụ)

Khi tới dàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thôngqua các lá tản nhiệt Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẽ bị

giảm xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở vềdạng lỏng có áp suất cao

Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm Trong bình lọc hút ẩm cólưới lọc và chất hút ẩm Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết và khôngcòn hơi ẩm Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn

Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu Van tiết lưu quyết địnhlượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: bằng ápsuất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh Việc điều chỉnh rất quan trọng nógiúp hệ thống hoạt động được tối ưu

Trang 14

Hình 2.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí

2.1.3 Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh trên xe toyota vios 2.1.3.1 Máy nén trên xe toyota vios.

a Chức năng.

Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp Sau đó dòngkhí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và đượcđưa tới giàn nóng

Hình 2.4 Kết cấu của máy nén

Trang 15

b Cấu tạo.

Hình 2 5 Cấu tạo máy nén loại piston

c Nguyên lý hoạt động.

Hoạt động của máy nén có 3 bước:

* Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén

Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết xuống, các van hút được mở

ra môi chất được hút vào xylanh công tác và kết thúc khi piston tới điểm chết dưới

* Bước 2: Sự nén môi chất của máy nén

Khi piston đi từ điểm chết dưới tới điểm chết trên, van hút đóng, van đẩy mở với tiếtdiện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào Quá trình nàykết thúc khi piston tới điểm chết trên

*Bước 3: Khi piston tới điểm chết trên, thì quy trình lại được lập.

d Cảm biến tốc độ máy nén.

Hình 2.6 Cảm biến tốc độ máy nén.

Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén Cấu tạo của nó gồm một lõisắt và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện Đĩa vát trong máy nén có gắnmột nam châm Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện ECU A/C có thể đếm tốc độxung để biết tốc độ máy nén

Việc phát hiện tốc độ máy nén xẽ giúp cho ECU A/C xác định được trạng thái làmviệc của máy nén cũng như kịp thời ngắt máy nén khi máy nén gặp sự cố

Trang 16

2.2.Hướng dẫn sử dụng thiết bị sửa chữa hệ thống điều hòa không khí

2.2.1.Chú ý khi sử dụng thiết bị.

Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:

B1 Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng.

Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo Nếu

sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chitiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng

B2 Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị.

Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước Chắn chắnphải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sửdụng tư thế làm việc thích hợp

B3 Lựa chọn chính xác.

Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chíkhác Hãy luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó côngviệc được tiến hành

B4 Hãy cố gắng giữ ngăn nắp.

Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễdàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng

B5 Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt.

Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cầnthiết Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ởtrong tình trạng hoàn hảo

B6 Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo

Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về giá trị đo Bề mặt phải đượclàm sạch trước khi đo

Một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.

+ Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi Chẩn đoán hay sửa chữa Chất làmlạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãylập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị

Trang 17

+ Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp cácmối nối trong hệ thống làm lạnh Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.

+ Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phậnđiện lạnh ô tô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ

+ Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phảicẩn thận tối đa

+ Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ

+ Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùisạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối

+ Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mớiChẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống

+ Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín Có thể gây chết người

do ngột thở

+ Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch

ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng

+ Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờnbáo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống

+ Khi thao tác n ớ i hoặc siết một đầu nối ống rắcco phải dùng hai chìakhoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh

+ Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cầnphải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới Nếu để cho môi chấtchui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động

Trang 18

+ Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúcmáy nén đang bơm Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.

+ Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và

bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này

+ Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơinóng cũng như quạt gió đang quay

2.2.2 Hướng dẫn sử dụng thiết bị.

Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất củangười thợ điện lạnh Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, rútchân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh.Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp Nó được dùng để kiểm tra áp suất bênphía thấp áp Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2 Thôngthường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất

Ngược với chiều xoay của kịm đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chânkhông màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches chân không

Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao

áp của hệ thống điều hoà không khí mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35

kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI

Hình 2.7 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:

1 Đồng hồ thấp áp, đo áp suất phía áp suất thấp.

2 Đồng hồ cao áp, đo áp suất phía cao áp.

3.Van đồng hồ cao áp.

4.Van đồng hồ thấp áp.

5 Đầu nối ống hạ áp.

6 Đầu nối ống giữa.

7 Đầu nối ống cao áp

Đầu ống nối (6) bố trí giữ bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp

và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ thống.Ống màu xanh biển (5), ống màu đỏ (7) dung để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao

áp vào hệ thống điện lạnh Khi chưa sử dụng, cần phải bít kín các đầu ống nhằm chechắn tạp chất chui vào Lưu ý van (3) đang mở cho ống (7) thông với ống (6) Van

Trang 19

Bên trong các đầu ống nối của áp kế có trang bị kim chỏi Khi ráp nối vào đầu vansửa chữa của hệ thống lạnh, kim chỏi sẽ ấn kim van mở thong mạch cho áp kế chỉ ápsuất của môi chất lạnh Để tránh nhầm lẫn trong quá trình nạp ga và sửa chữa, người

ta chế tạo van sửa chữa của hệ thống dung môi chất R-12 có kích thước bé và hìnhdáng

khác với van sửa chữa dùng môi chất R-134a

Nhằm đảm bảo kín tốt, không bị xì hở gây thất thoát môi chất lạnh, các đầu

racco nối ống dẫn môi chất lạnh được chế tạo đặc biệt

b Bơm hút chân không.

Hình 2.8 Kết cấu bơm hút chân không

Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải

xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợđiện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chấtlạnh và hệ thống

Quá trình rút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quantrọng đó là: Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làmgiảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó đượcrút hết ra ngoài Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướtxâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau:

- Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thong cũng như khả năng hấp thu nhiệtcủa môi chất lạnh

- Tạo lên áp suất cao trong hệ thống

- Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng

- Đông lạnh thành mảng băng đá làm bít nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chấtlạnh lưu thông

- Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn vớimôi chất lạnh Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệtnguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén

Ngày đăng: 09/08/2014, 08:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Điều hòa không khí kiểu Táplô. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1.1 Điều hòa không khí kiểu Táplô (Trang 4)
Hình 1. 2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1. 2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý (Trang 4)
Hình 1. 4 Hệ thống điều hòa không khí loại đơn. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1. 4 Hệ thống điều hòa không khí loại đơn (Trang 5)
Hình 1.3  Điều hòa không khí kiểu kiểu kép - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1.3 Điều hòa không khí kiểu kiểu kép (Trang 5)
Hình 1. 5 Cấu tạo ly hợp điện từ - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1. 5 Cấu tạo ly hợp điện từ (Trang 6)
Hình 1.6 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)  1. Giàn nóng                              6 - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1.6 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ) 1. Giàn nóng 6 (Trang 7)
Hình 1. 8 Cấu tạo van tiết lưu - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1. 8 Cấu tạo van tiết lưu (Trang 8)
Hình 1.11 Hoạt động của van giãn nở. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1.11 Hoạt động của van giãn nở (Trang 9)
Hình 1.10 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 1.10 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (Trang 9)
Hình 2.1 Hệ thống điều khiển bằng điện tử - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.1 Hệ thống điều khiển bằng điện tử (Trang 11)
Hình 2.2Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.2 Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh (Trang 12)
Hình 2.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí (Trang 14)
Hình 2.4. Kết cấu của máy nén - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.4. Kết cấu của máy nén (Trang 14)
Hình 2.6. Cảm biến tốc độ máy nén. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.6. Cảm biến tốc độ máy nén (Trang 15)
Hình 2. 5 Cấu tạo máy nén loại piston c. Nguyên lý hoạt động. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2. 5 Cấu tạo máy nén loại piston c. Nguyên lý hoạt động (Trang 15)
Hình 2.8. Kết cấu bơm hút chân không - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 2.8. Kết cấu bơm hút chân không (Trang 19)
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình (Trang 24)
Hình 3.2 Phương pháp kiểm tra bảng điều khiển - Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai) : - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.2 Phương pháp kiểm tra bảng điều khiển - Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai) : (Trang 25)
Hình 3.3  Phương pháp kiểm tra dây curoa - Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga: - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.3 Phương pháp kiểm tra dây curoa - Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga: (Trang 25)
Hình 3.5 Hình dạng của mắt gas - Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối : - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.5 Hình dạng của mắt gas - Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối : (Trang 26)
Hình 3.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt  ga - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga (Trang 26)
Hình 3.8 Trạng thái van dùng để xả khí b. Nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.8 Trạng thái van dùng để xả khí b. Nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp (Trang 27)
Hình 38. Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp thấp c. Nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động. - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 38. Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp thấp c. Nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động (Trang 27)
Hình 3.10 Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và  tái tạo lãnh chất - Đồ án tốt nghiệp hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios
Hình 3.10 Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và tái tạo lãnh chất (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w