1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Tài liệu về hợp đồng kinh tế potx

111 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 438 KB

Nội dung

Chế độ hợp đồng kinh tế của nước tamang đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nó bao gồm các quy phạm phápluật về nguyên tắc ký kết tư cách chủ thể tham gia; trình tự và thủ tục ký kếth

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rấtquan trọng Nó là tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội.Trong hệ thống pháp luật đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh tế

Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN thì pháp luật về hợp đồng kinh tế đã và đang là một vấn đề hếtsức phức tạp Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ kinh tế càng đadạng và phức tạp hơn nhiều, nó không chỉ dừng lại ở các quan hệ kinh tếtrong nước mà còn có sự tham gia bởi các nhân tô nước ngoài

Song cho đến nay, pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng kinh tế củachúng ta vẫn là pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cùng với các vănbản cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành pháp lệnh Thực tế cho thấy pháp lệnhnày còn có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tếhiện nay Những hạn chế và thiếu sót đó đã gây khó khăn cho các chủ thểkinh doanh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế và đồng thờicũng gây trở ngại cho h của các cơ quan quản lý về hợp đồng kinh tế

Bên cạnh đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, Bộ luật dân sự và Luậtthương mại là hai văn bản rất quan trọng đã được thông qua và có hiệu lực đãđáp ứng được những đòi hỏi trong đời sống xã hội Trong khi đó pháp lệnhhợp đồng kinh tế sau mọt thời gian dài không còn phù hợp, không còn đápứng được yêu cầu thực tiễn sôi động của nền kinh tế thị trường Vì vậy, việc

Trang 2

nghiên cứu tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra phương hướng sửa đổi bổsung là rất cần thiết.

Xuât phát từ những đòi hỏi đó, bằng những kiến thức đã được trang bịcùng với nhận thức về thực tiễn trong quá trình thực tập tại Công ty quan hệ

quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI), tôi chọn đề tài : "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp

lý và thực tiễn áp dụng" để làm đề tài chuyên đề thực tập cho mình, nhằm

nghiên cứu và góp phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật về hợp đồngkinh tế

Đề tài được kết cấu thành 3 chương :

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chânthành cảm ơn sâu sắc các anh chị trong công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sảnxuất cùng với các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật kinh tế, đặc biệt chất lượng

là thầy giáo TS Nguyễn Hợp Toàn và cô giáo Phạm Thị Phương Thuỷ đã

nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết này

Trang 3

CHƯƠNG I CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

I ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Do đặc điểm của nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau mà đặc điểmhình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau trong các giaiđoạn sau :

1 Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế và cải tạo

xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954 - 1959)

Thời kỳ này nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế hoạt động đanxen lẫn nhau Vì thế, chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế được thực hiện theonghị định số 738/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhĐiều lệ tạm thời về lập hợp đồng kinh doanh, qui định mối quan hệ hợp đồngtrong lĩnh vực kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh của Nhà nước, hợp tác

xã, công ty hợp doanh và tư doanh

Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh là rất coi trọng ý chí tự do, tựnguyện, bình đẳng, thật thà, cùng có lợi của các đương sự tham gia hợp đồngtrong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, phải chịu sự kiểm soát của các cơquan Nhà nước như : hợp đồng phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩmquyền, quyền huỷ bỏ hợp đồng bị hạn chế.v.v

2 Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960 - 1974)

Là thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bảnhoàn thành Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch , chịu

sự điều hành của Nhà nước Vì thế, chế độ hợp đồng kinh doanh cũng được

Trang 4

thay đổi Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế do Chính phủ ban hànhtheo Nghị định số 004/TTg ngày 4/1/1960 quy định một kiểu hợp đồng mới,hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước.

Đặc điểm của điều lệ tạm thời là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tếgiữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước Coi ký kết hợp đồngkinh tế là kỷ luật Nhà nước trong quan hệ kinh tế và chỉ được ký kết hợp đồngkinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đồng thời cũng khôngđược tự ý thương lượng điều chỉnh hợp đồng kinh tế nếu không có sự đồng ýcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Do đó, chế độ hợp đồng kinh tế đượcchia làm hai loại : hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể

Bên cạnh đó, Điều lệ tạm thời - cũng qui định việc thành lập Hội đồngtrọng tài với tư cách là cơ quan tài phán Nhà nước có chức năng giải quyếtcác tranh chấp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế

Như vậy, chế độ hợp đồng kinh tế thường kỳ này là công cụ pháp lýcủa việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, với bản chất mang đậm yếu tố kếhoạch còn yếu tố tài sản là thứ yếu

3 Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế (1975 - 1988)

Đây là thời kỳ nền kinh tế thực hiện việc quản lý theo phương thứckinh doanh xã hội chủ nghĩa Để tương ứng với nó chính phủ đã ban hànhĐiều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54/CP ngày10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ, qui định kiểu hợp đồng kinh tế mới, thaythế cho bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế trước đó

Trang 5

Đặc điểm chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này là : Hợp đồng kinh tếđược ký kết ngay sau khi có sổ kiểm tra kế hoạch và sau đó được điều chỉnhlại khi Nhà nước gao chỉ tiêu kế hoạch chính thức, việc ký kết hợp đồng kinh

tế căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo,hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên, bên cạnh đó các đơn vịkinh tế còn có thể ký kết các hợp đồng kinh tế ngoài chỉ tiêu pháp lệnh, vì thế

mà chủ thể của hợp đồng kinh tế được mở rộng hơn, thể loại hợp đồng cũngđược đa dạng hơn nhiều

4 Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1989 đến nay)

Sau đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tếvận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế cũng được chuyển đổi hoàn toàn theonền kinh tế Chính vì thế, chế độ hợp đồng kinh tế - cũng được chuyển đổi.Tren cơ sở đó, pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước , thông quangày 25/9/1989 được ban hành

Đặc điểm của pháp lệnh hợp đồng kinh tế gồm :

+ Hợp đồng kinh tế được xác lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ, cùng có lợi và không trái pháp luật

+ chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế là tất cả các pháp nhân, cá nhân cóđăng ký kinh doanh, ngoài ra còn được mở rộng trong một số trường hợp đặcbiệt

+ Chủ thể có quyền tự quyết trong việc ký kết và thực hiện hợp đồngkinh tế

Trang 6

+ Thể loại hợp đồng kinh tế được đa dạng hoá, bên cạnh đó còn quiđịnh một số hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh áp dụng đối với cácdoanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao vàchính phủ cũng có văn bản qui định riêng (Quyết định số 18/HĐBT ngày16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng)

Như vậy, những điểm đổi mới của chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này

đã đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, bướcđầu xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng XHCN

Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chế độ hợp đồng kinh tế theo Pháplệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989

II KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

1 Khái niệm hợp đồng kinh tế

Trong các mối quan hệ xã hội có những quan hệ được các bên thoảthuận thiết lập nhằm mục đích làm phát sinh những đổi thay chấm dứt quyền

và nghĩa vụ - giữa các bên với nhau Những mối quan hệ thuộc loại này đượcgọi chung là quan hệ hợp đồng Cũng như vậy quan hệ hợp đồng trong lĩnhvực kinh tế được gọi là quan hệ hợp đồng kinh tế Trong khoa học pháp lý,hợp đồng kinh tế thường được hiểu theo hai nghĩa Đó là nghĩa khách quan vàchủ quan

- Theo nghĩa khách quan (tức là dưới góc độ ý chí Nhà nước ) : hợpđồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành đểđiều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình đẳnggiữa các bên chủ thể kinh doanh với nhau (còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế

Trang 7

hay pháp luật về hợp đồng kinh tế) Chế độ hợp đồng kinh tế của nước tamang đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nó bao gồm các quy phạm phápluật về nguyên tắc ký kết tư cách chủ thể tham gia; trình tự và thủ tục ký kếthợp đồng kinh tế; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng như cácnguyên tắc và nội dung thực hiện; các điều kiện và cách thức giải quyết hậuquả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế; quyền

và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; trách nhiệmvật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự thay đổi của quan hệ kinh tế,chế độ hợp đồng kinh tế cũng được thay đổi và phát triển

- Theo nghĩa chủ quan (tức là theo ý chí của các bên ký kết hợp đồng) :

"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữacác bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ,nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác cómục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗibên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1 - Pháp lệnh hợpđồng kinh tế ngày 25/9/1989) Theo nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ýchí của các chủ thể hợp đồng kinh tế

Như vậy, xét về thực chất hợp đồng kinh tế , cũng như các loại hợpđồng khác, đều là sự thay đổi giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ cụ thể Tuynhiên, có một số điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế với các loại hợp đồngkhác về tư các chủ thể, mục đích, hình thức ký kết, thực hiện

Trang 8

2 Đặc điểm hợp đồng kinh tế

Những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế cũng như chế độ quản lý kinh

tế theo sự thay đổi những qui định của chế độ hợp đồng kinh tế để phù hợpvới tình hìh diễn biến mới trong các quan hệ kinh tế Vì thế, những qui địnhcủa pháp luật về hợp đồng kinh tế hiện nay có các đặc điểm để chúng ta phânbiệt với những qui định hợp đồng kinh tế trước đây Đồng thời cũng phân biệtvới các loại hợp đồng khác Những đặc điểm đó là :

2.1 Đặc điểm về mục đích của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh Mục đíchnày được thể hiện trong nội dung công việc mà các bên thoả thuận trong hợpđồng như là : thực hiện hoạt động sản xuất , trao đổi hàng hoá, dịch vụ Điều đó có nghĩa là hợp đồng kinh tế phải gắn với quá trình sản xuất và táisản xuất của các chủ thể kinh doanh, trong đó ít nhất một bên ký hợp đồngphải có mục đích kinh doanh còn bên kia có thể không có mục đích kinhdoanh nhưng không có mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt Đặcđiểm này dùng để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự, hơn nữamục đích kinh doanh là đặc trưng của các quan hệ kinh tế

2.2 Đặc điểm về chủ thể hợp đồng kinh tế :

Theo Điều 2 - pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng kinh tế được

ký kết giữa các bên : pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân cóđăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật Như vậy theo qui định nàythì chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải là chủ thể có điều kiện tổ chức, phải

là pháp nhân và luôn phải là một bên ký kết, còn bên kia có thể là cá nhân cóđăng ký kinh doanh

Trang 9

Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhànước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.3 Đặc điểm về hình thức hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế có thể ký kết dưới hình thức văn bản hợp đồng hoặctài liệu giao dịch (như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đặt hàng) Ngoài racác bên có thể ký kết các văn bản phụ lục hợp đồng cụ thể hoá các điều kiệntrong hợp đồng hoặc biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuận vàovăn bản hợp đồng Phụ lục hợp đồng và biên bản bổ sung có giá trị pháp lýnhư hợp đồng kinh tế

3 Phân loại hợp đồng kinh tế

Dựa trên những căn cứ khác nhau mà hợp đồng kinh tế được phânthành nhiều loại khác nhau

3.1 Căn cứ và tính chất của quan hệ hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm các loại sau:

* Hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù :

Là loại hợp đồng mà theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên tươngxứng nhau (quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại) Trongquan hệ hợp đồng, một bên có nghĩa vụ giao hàng hoá, thực hiện dịch vụ hoặckết quả công việc đã thoả thuận, bên kia có nghĩa vụ nhận hàng hoá hoặc kếtquả đó và thanh toán tiền Đây là loại hợp đồng phản ánh quan hệ hàng hoá -tiền tệ với bản chất là quan hệ ngang giá và được sử dụng trong các lĩnh vựcnhư la trao đổi hàng hoá; vận chuyển hàng hoá

* Hợp đồng kinh tế mang tính tổ chức :

Trang 10

Là loại hợp đồng được xác lập trên cơ sở sự đồng ý của cơ quan Nhànước có thẩm quyền, các chủ thể kinh doanh có thể thoả thuận với nhau lập ramột cơ sở kinh tế - kỹ thuật mới để thực hiện mục đích chung Hợp đồng nàykhông phản ánh quan hệ hàng hoá tiền tệ, không mang tính chất đền bù Cácbên chủ thể có thể thoả thuận góp vật chất, góp sức lao động để lập ra cơ sởkinh doanh mới Song chủ thể của loại hợp đồng này phải có tư cách phápnhân đầy đủ Tuỳ theo tính chất của tổ chức, hợp đồng không chỉ có 2 bên chủthể mà có nhiều bên cùng tham gia.

3.2 Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng kinh tế chia làm 2 loại :

Như vậy, tuỳ theo đối tượng của hợp đồng, tính chất của mối quan hệ,giá cả thị trường mà các chủ thể có thể ký kết hợp đồng ngắn hạn hay dàihạn

3.3 Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm:

* Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh :

Là những hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm thực hiện chỉ tiêu pháplệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các doanh nghiệp Nhà

Trang 11

nước Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa những đơn vị kinh tế được giaonhiệm vụ kế hoạch là nghĩa vụ, là kỷ luật của Nhà nước Hợp đồng này mangtính kế hoạch cao, vì thế, tính tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể củahợp đồng bị hạn chế Tuy nhiên, trong cơ chế mới loại hợp đồng này khôngcòn được áp dụng phổ biến nữa mà chỉ những doanh nghiệp Nhà nước hoạtđộng công ích mới thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao.

* Hợp đồng kinh tế thông thường :

Loại hợp đồng này được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,các bên cùng có lợi Việc ký kết hợp đồng là quyền tự do ý chí của các đơn vịkinh tế , không một tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình chocác đơn vị kinh tế khác Trong cơ chế mới này, loại hợp đồng này được ápdụng rất phổ biến

3.4 Căn cứ vào nội dung giao dịch của quan hệ hợp đồng gồm:

* Hợp đồng mua bán hàng hoá

Là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá vàquyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo đúng điều kiện đã thoảthuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và thanh toántiền hàng Quan hệ hợp đồng này là quan hệ trao đổi hàng hoá, gọi là quan hệhàng hoá - tiền tệ

* Hợp đồng vận chuyển hàng hoá

Là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá có nghĩa vụ vận chuyểnhàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho bên nhận hàng, cònbên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất địnhgọi là cước phí vận chuyển

Trang 12

* Hợp đồng xây dựng cơ bản :

Là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng vàbàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ án thiết kế và thờihạn như đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có nghĩa vụ bàngiao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng tiến độđồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầu.Hợp đồng này mang tính chất đền bù

* Hợp đồng dịch vụ :

Là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa vụ thựchiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghề đã đăng ký để thoả mãn nhucầu của bên thuê dịch vụ và được hưởng khoản tiền công nhất định gọi là phídịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanhtoán cho bên thuê dịch vụ phí như đã thoả thuận

Tóm lại, trên đây là những hợp đồng kinh tế cụ thể được áp dụng phổbiến trong thực tiễn đời sống kinh tế của nước ta hiện nay

4 Nguồn văn bản hiện hành của chế độ hợp đồng kinh tế

1- Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1960 ban hành điều lệ về hợp đồngkinh doanh

2- Nghị định 04/TTg ngày 04/1/1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế

độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước

3- Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 ban hành điều lệ về chế độ hợpđồng kinh tế

4- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989

Trang 13

5- Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng quiđịnh chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế

6- Quyết định 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng vềviệc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chế độ pháp lý về hợp đồngkinh tế

III CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

1 Chế độ ký kết về hợp đồng kinh tế

1.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế

Theo điều 3 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế : "Để bảo vệ quyền và nghĩa

vụ chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, bảo vệ lợi ích của xãhội, việc ký kết hợp đồng kinh tế được pháp luật quy định, phải tuân theonhững nguyên tắc nhất định được quy định trong chế độ pháp lý về hợp đồngkinh tế" thì ký kết hợp đồng kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc sau :

Trang 14

quyền lựa chọn bạn hàng, lựa chọn địa chỉ cung ứng vật tư, thời điểm ký kếthợp đồng cũng như nội dung ký kết Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ được coi

là hình thành và có giá trị pháp lý nếu có sự thoả thuận giữa các bên đượcthực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên

Tại điều 4 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qui định : "Ký kết hợp đồngkinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế Không một cơ quan, tổ chức, cá nhânnào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi ký kết hợp đồng.Không một đơn vị nào được phép lợi dụng ký kết hợp đồng kinh tế để hoạtđộng trái pháp luật" Đây là một quy định thể hiện sự đổi mới rõ rệt của chế

độ hợp đồng kinh tế , nhằm đảm bảo thực sự quyền tự chủ, tự do ký kết hợpđồng, đó là "quyền của các chủ thể - chứ không phải là "nghĩa vụ" của họ nhưtrước đây

Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêupháp lệnh của Nhà nước, bởi vì theo loại hợp đồng này bị chỉ tiêu pháp lệnhchi phối rất cao Và hiện nay, quyền tự do giao kết hợp đồng kinh tế chỉ bịgiới hạn bởi các điều kiện sau :

- Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ hoạt động kinh doanh đãđăng ký, tức là các chủ thể chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vichức năng của mình

- Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế đểhoạt động trái pháp luật , có nghĩa các bên không được làm những gì mà phápluật cấm

Trang 15

- Việc ký hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắtbuộc, tức là các đơn vị kinh tế Nhà nước giao cho chỉ tiêu pháp lệnh thì cónghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay Nhà nước chỉ can thiệp vào cácquan hệ hợp đồng kinh tế bằng pháp luật chứ không dùng mệnh lệnh hànhchính như trước đây nữa

1.1.2 Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

Theo nguyên tắc này, khi ký kết hợp đồng kinh tế , các chủ thể hợpđồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau mà pháp luật qui định để thoả thuậnnhững vấn đề mà các bênquan tâm nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thiếtlập quan hệ hợp đồng kinh tế, hay nói cách khác , các chủ thể có vai trò nhưnhau dù họ có địa vị pháp lý khác nhau

Biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bênđược thể hiện ngay trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế Cácbên đều có quyền đưa ra yêu cầu của mình và cũng có quyền chấp nhạn haykhông chấp nhận ý kiến của bên kia Thực hiện nguyên tắc này không phụthuộc quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của các chủ thể hợp đồng, bát kể họthuộc thành phần kinh tế nào, do cấp nào quản lý, thì khi ký hợp đồng điềubình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi trên cơ sở thoả thuận vàphải chịu trách nhiệm vật chất nếu vi phạm hợp đồng đã ký kết Quan hệ hợpđồng kinh tế chỉ được coi là hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau

về tất cả các điều khoản trong hợp đồng

Tuy nhiên, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ở đây phải song hành với tưtưởng hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết các bên phải lợi ích như

Trang 16

nhau mà mỗi bên đều có lợi ích riêng theo mục đích của mình, đồng thời, nóđòi hỏi các bên phải biết tôn trọng lợi ích của nhau, không thể để lợi ích củabạn hàng lấn át lợi ích của mình và ngược lại không để lợi ích của mình lấn átlợi ích của bạn hàng Vì thế, đây chính là tư tưởng giúp cho quan hệ được làm

ăn lâu dài

1.1.3 Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm vật chất và không trái pháp luật

- Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản có nghĩa là nếu có vi phạm hợpđồng kinh tế, thì bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt vàbồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra) cho bên bị vi phạm bằng chínhtài sản của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức, cá nhân có lỗi đãgây ra vi phạm đó, trừ các trường hợp miễm giảm trách nhiệm vật chất Cónghĩa là, khi hợp đồng kinh tế được ký kết thì các bên phải có nghĩa vụ thựchiện đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng Nguyên tắc nàyđược qui định trong Điều 29 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 21 Nghịđịnh 17/HĐBT đã dẫn Đây là một điểm mới của hợp đồng kinh tế theo phápluật hiện hành Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, nếu trongquan hệ hợp đồng kinh tế mà có vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm khôngchịu trách nhiệm với bên kia mà chịu trách nhiệm trước Nhà nước như là mộthình thức vi phạm kỷ luật Nhà nước

- Nguyên tắc không trái pháp luật đòi hỏi chủ cụ thể, hình thức thủ tục

ký két và nội dung hợp đồng kinh tế phải hợp pháp (tuân thủ đúng các quyđịnh của pháp luật) Mọi vấn đề kể trên mà trái vơi squy định của pháp luậtđều làm cho hợp đồng đó trở thành vô hiệu và có thể gây ra thiệt hại về mặt

Trang 17

vật chất cho các bên và cho cả Nhà nước Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc bảo vệ trật tự kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quảquản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế Các bên được tự dothoả thuận ý chí nhưng điều đó không có nghĩa các bên muốn thoả thuận vớinhau về điều gì cũng được í chí đó phải phù hợp với pháp luật

1.2 Chủ thể hợp đồng kinh tế

Những tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tham gia hợp đồngkinh tế có quyền và nghĩa vụ đối với nhau gọi là chủ thể hợp đồng kinh tế.Theo điều 2 pháp lệnh hợp đồng kinh tế , chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải

là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật Như vậy, trong quan hệ hợp đồng kinh tếpháp nhân là một bên chủ thể ký kết hợp đồng, còn ben kia có thể là cá nhân

có đăng ký kinh doanh

Pháp nhân phải là tổ chức có các điều kiện sau :

+ Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thànhlập hoặc công nhận

+ Có cơ cấu tổ chức thống nhất

+ Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật môt cách độc lập(điều 94, Bộ luật dân sự)

Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhànước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đó là các hộkinh doanh cá thẻ được qui định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày

Trang 18

3/2/2000 của Chính phủ, hoặc các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanhtheo quy định của luật doanh nghiệp 12/6/1999.

Như vậy, những hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân với nhaukhông được gọi là hợp đồng kinh tế và nếu tranh chấp xẩy ra sẽ được giảiquyết theo thủ tục tố tụng dân sự

Tuy nhiên, theo qui định tại điều 42 , 43 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vàthông tư số 11/TT/PL ngày 25/5/1992 của Trọng tài kinh tế Nhà nước hướngdẫn ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế mở rộng điều kiện cho phép phápnhân có thể xác lập hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốnđầu tư ở Việt Nam, các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (doanhnghiệp tư nhân, công ty hợp doanh) , hộ kinh doanh cá thể, người làm côngtác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân ca thểnếu nội dung của hợp đồng không nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng, thuêlao động

Để hình thành quan hệ hợp đồng kinh tế thì phải có sự tham gia ký kếtcủa các bên chủ thể hợp đồng kinh tế Thay mặt cho các bên chủ thể hợpđồng kinh tế đó cần phải có một người đại diện để ký kết hợp đồng kinh tế.Theo điều 9 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì đại diện ký kết hợp đồng kinh tế

có hai loại :

* Đại diện thương nhân :

Đó là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tênđăng ký kinh doanh Đối với pháp nhân, đại diện hợp pháp của pháp nhân làngười được bổ nhiệm hay được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó vàhiện đang giữ chức vụ gì đó (Điều 52 Nghị định 17/HĐBT ) Đối với doanh

Trang 19

nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp thuê làmgiám đốc Đối với cá nhân là chính người đó, đối với hộ kinh doanh cá thể,

hộ kinh tế gia đình là chủ hộ

Người đứng tên đăng ký kinh doanh là người đứng tên xin cấp giấyphép đăng ký kinh doanh , được cấp giấy kinh doanh và đã đăng ký kinhdoanh tại cơ quan có tên

* Đại diện theo uỷ quyền

Là người được đại diện đương nhiên uỷ quyền thay mình ký kết hợpđồng kinh tế theo quy định của pháp luật Việc uỷ quyền này phải được thểhiện bằng văn bản Trước khi ký kết hợp đồng kinh tế , người được uỷ quyềnphải trình giấy uỷ quyền cho bên đối tác kiểm tra uỷ quyền có thể theo vụviệc hoặc thường xuyên Người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về việc uỷquyền của mình Người được uỷ quyền chỉ được hành động trong phạm vi uỷquyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba

1.3 Căn cứ ký kết hợp đồng kinh tế

Để tuân thủ pháp luật, đảm bảo sự quảnlý của Nhà nước, đảm bảo lợiích của các bên ký kết hợp đồng, theo Điều 10 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thìviệc ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa vào các căn cứ sau :

1.3.1 Định hướng kế hoạch Nhà nước, các chính sách , chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành.

Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân hoặc từng ngành kinh tế kỹ thuật hoặc cho từng địa phương xácđịnh cho từng thời kỳ, và cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh

Trang 20

doanh của các doanh nghiệp Hay nói cách khác đây là căn cứ mang tính pháp

lý thể hiện sự tuân thủ pháp luật của hợp đồng kinh tế

1.3.2 Nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng của bạn hàng

Các hoạt động kinh tế , quan hệ kinh tế trong nền kinh tế bị quy luật giátrị, quy luật cung cầu chi phối Điều đó đòi hỏi hợp đồng kinh tế phải luônluôn phù hợp với thị trường thì mới phát huy được vai trò của nó Là cái cầunối giữa sản xuất với thị trường; giúp cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trườngtức là giúp cho cung cầu gặp nhau Vì vậy, đòi hỏi các chủ thể hợp đồng kinh

tế khi ký kết hợp đồng kinh tế phải lấy nhu cầu thị trường để làm căn cứ nộidung hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên Đây là căn cứ mangtính thực tiễn thể hiện nhu cầu thực sự của việc ký kết hợp đồng kinh tế, bảođảm tính khả thi của hợp đồng

1.3.3 Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình.

Nhà nước qui định căn cứ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh đểtránh tình trạng các chủ thể kinh doanh ký kết hợp đồng kinh tế chỉ vì lợi íchriêng mà bất chấp pháp luật, bất chấp khả năng và thực lực của mình Đâycũng là căn cứ vào khả năng về vốn, vật tư, năng suất lao động hiệu quả sảnxuất kinh doanh của họ để làm cơ sở quyết định cho những cam kết trong hợpđồng được thực hiện

Căn cứ vào chức năng hoạt động kinh tế tức là căn cứ vào nội dunghoạt động trong các ngành nghề , lĩnh vực mà doanh nghiệp đã đăng ký kinhdoanh

Trang 21

- Như vậy, đây là căn cứ để chứng minh địa vị pháp lý hợp pháp củacác tổ chức kinh tế, đồng thời khẳng định tính thực tiễn bảo đảm của hợpđồng.

1.3.4 Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng đảm bảo tài sản của cac bên cùng ký kết.

Căn cứ này chứng minh hoạt động của các bên chủ thể tiến hành khôngtrái với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc trực tiếp, chịu tráchnhiệm tài sản theo qui định của pháp luật Đây là căn cứ rất quan trọng đốivới việc đảm bảo hiệu lực của hợp đồng kinh tế , tránh tình trạng vi phạm hợpđồng, chiếm dụng vốn của nhau

1.4 Nội dung của hợp đồng kinh tế

Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những gì mà hai bên thoảthuận, thể hiện và nghĩa vụ của các bên ràng buộc với nhau trong quan hệ hợpđồng

Thông thường về mặt pháp lý, nội dung của hợp đồng kinh tế được thểhiện ở ba loại điều khoản

Một là, điều khoản thường lệ - Là những điều khoản mà nội dung đãđược pháp luật qui định mà nếu các bên không ghi vào hợp đồng thì coi nhưmặc nhiên thừa nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các qui định đó như đãthoả thuận Ngược lại nếu ghi vào hợp đồng thì không được thoả thuận tráivới quy định đó Ví dụ : Điều khoản về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh

tế, về bồi thường thiệt hại.v.v

Trang 22

Như vậy, các bên tham gia có thể thoả thuận hay không thoả thuận cácđiều khoản thường lệ thì hợp đồng vẫn hình thành khi đã có đủ các điềukhoản chủ yếu.

Hai là, điều khoản chủ yếu : Là những điều khoản cơ bản quan trọngnhất của hợp đồng mà bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng,nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý Theo điều 12 pháp lệnhhợp đồng kinh tế (đã dẫn) các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế baogồm :

- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản vàngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng

ký kinh doanh

Điều khoản này gọi là điều khoản hình thức của hợp đồng, là điềukhoản chủ yếu mà thiếu nó thì văn bản hợp đồng không có giá trị pháp lý, màvấn đề pháp lý nổi bật nhằm đảm bảo cho hợp đồng các bên ký kết tuân theochế độ hợp đồng kinh tế đó là điều kiện về địa vị pháp lý của các bên thamgia hợp đồng kinh tế

- Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặcgiá trị quy ước đã thoả thuận: Điều khoản này nhằm trả lời câu hỏi cái gì? vàbao nhiêu? khi các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế

- Chất lượng, chủng loại, qui cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hànghoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc, theo các quy định về quản lý chấtlượng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm bao gồm các mặt như phẩm chất, quicách , chủng loại, bao bì đóng gói kể cả màu sắc Như vậy, các hàng hoá,công việc trong hợp đồng đã được xác định bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất

Trang 23

lượng sản phẩm, qui cách và chủng loại của Nhà nước thì các bên tham giaphải lấy đó làm cơ sở của việc ký kết, nếu thấy khác thì cần phải lấy đó làm

cơ sở của việc ký kết, nếu thấy khác thì cần phải sửa đổi còn đối với các sảnphẩm, hàng hoá, công việc trong hợp đồng mà chưa có tiêu chuẩn chất lượng

cụ thể thì nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng việc thoả thuận về chất lượnghàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật công việc

- Giá cả: Điều khoản này là điều khoản mà các bên thoả thuận về đơngiá, các phụ phí, tỷ lệ phần trăm hoa hồng Khi thoả thuận điều khoản này cácbên có thể thoả thuận cả khả năng điều chỉnh giá khi đó biến động giá cả củathị trường

Trừ trường hợp, sản phẩm, hàng hoá đó do cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước đã quy định giá hoặc khung giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế

- Phương thức thanh toán :

Đây là điều khoản các b ên cần thoả thuận về các hình thức và thể thứcthanh toán cũng như thời hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế

Ngoài ra, các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm củatừng loại hợp đồng kinh tế cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tếđó

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế, đặc biệt là điều khoản vềchất lượng sản phẩm, hàng hoá, công việc và về giá cả phải được ghi rõ ràng,

cụ thể theo quy định của pháp luật

Ba là, điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do các bên tự thoảthuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưngcác bên được vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà

Trang 24

không trái pháp luật Chẳng hạn, điều khoản về bảo hành đối với những sảnphẩm, hàng hoá, công việc chưa có quy định của Nhà nước về bảo hành; điềukhoản về điều kiện nghiệm thu, giao nhận sản phẩm, công việc; điều khoảntrách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế; điều khoản có hiệu lực của hợpđồng kinh tế Điều khoản tuỳ nghi là điều khoản phụ nó không ảnh hưởngđến việc hình thành hợp đồng kinh tế mà chỉ là các điều khoản nhằm kíchthích hoàn thiện về nghĩa vụ hợp đồng kinh tế.

Như vậy, nội dung của hợp đồng kinh tế thể rhiện ý chí tự nguyện củacác bên nhưng không được trái với quy định của pháp luật Những hợp đồngkinh tế rơi vào trường hợp sau đây là hợp đồng trái pháp luật và coi là vô hiệu

- Nội dung của hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật

- Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc và thoả thuận tronghợp đồng

- Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vilừa đảo

1.5 Hình thức của hợp đồng kinh tế

Theo Điều I và Điều II pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng phảiđược ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch Những văn bản, tàiliệu giao dịch này có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thoả thuận, thểhiện dưới dạng công văn điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, pháp luật chỉcông nhận và bảo vệ cho những hợp đồng kinh tế được ký kết dưới hình thứcvăn bản, tài liệu giao dịch, nhằm để ghi nhận một cách đầy đủ rõ ràng cáccam kết của các bên bằng "giấy trắng mực đen" Đây là cơ sở pháp lý để các

Trang 25

bên tiến hành thực hiện các cam két trong hợp đồng Cũng đồng thời để các

cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng , giải quyết cáctranh chấp , xử lý các vi phạm nếu có

Cùng với văn bản chính là hợp đồng, các bên còn có thể ký kết các vănbản phụ lục hợp đồng để cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế kýkết hoặc có thể là ký kết biên bản bổ sung những điều khoản mới thoả thuậnvào bản hợp đồng Phụl ục hợp đồng và văn bản bổ sung có giá trị kinh tếchính

Theo quy định tại Điều 7 khoản ghi trong Nghị định số 17/HĐBT ngày16/1/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì những loạihợp đồng mà pháp luật qui định phải đăng ký hoặc công chứng thì các bênphải thực hiện những quy định đó Khi đó các bên sẽ được cấp chứng thư hợpđồng kinh tế, là sự xác nhận các bên đã ký kết hợp đồng kinh tế tại một cơquan công chứng Nhà nước (nếu không có cơ quan công chứng thì làm chứngthư cơ quan có đăng ký kinh doanh) Hợp đồng kinh tế được ký kết mà phápluật đòi hỏi phải có đăng ký thì không được ký kết theo sự uỷ quyền

Như vậy, đây cũng là một điểm khác so với hợp đồng dân sự (khôngbắt buộc phải ký bằng văn bản)

Trang 26

1.6 Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế :

Trình tự , thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế được hiểu là cách thức cácbước mà các bên tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập quan

hệ hợp đồng kinh tế Các bên có thể lựa chọn một trong hai cách ký kết sau:

* Cách ký kết trực tiếp : là cánh mà theo đó người đại diện có thẩmquyền của các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí vềxác định nội dung của hợp đồng là cùng ký tên các văn bản hợp đồng Hợpđồng kinh tế được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm cácbên đã ký vào văn bản, trừ trường hợp hợp đồng kinh tế phải đăng ký thì mới

có hiệu lực Hợp đồng được ký theo cách này được hình thành một cáchnhanh chóng và có hiệu quả hơn

* Cách ký kết gián tiếp : là cách mà theo đó các bên thoả thuận vớinhau những vấn đề về nội dung hợp đồng bằng cách gửi cho nhau dự thảohợp đồng hoặc tài liệu giao dịch có chứa đựng nội dung cần giao dịch Theocách này việc ký kết hợp đồng thông thường phải theo hai bước sau :

Bước 1 : Đề nghị lập hợp đồng : Bên đề nghị đưa ra những điều khoản

chủ yếu của hợp đồng (hàng hoá, hoặc dịch vụ, số lượng , chất lượng, thờigian, giá cả ), thời hạn trả lời và ký trước vào bản dự thảo hợp đồng sau đógửi cho bên kia xem xét và có quyết định lập hợp đồng hay không Thời hạnlập hợp đồng ràng buộc pháp lý đối với bên đề nghị: trong thời hạn đó bên đềnghị không được đề nghị lập hợp đồng với một người thứ ba nếu đề nghịđược chấp nhận thì bên đề nghị không được thay đổi ý kiến

Bước 2 : Chấp nhận đề nghị : Bên được đề nghị có trách nhiệm trả lời

bằng văn bản cho bên đề nghị trong thời gian đề nghị Nếu thống nhất hoàn

Trang 27

toàn với bên đề nghị thì gọi là chấp nhận đề nghị và hợp đồng kinh tế đượchình thành và có hiệu lực pháp lý từ khi bên được đề nghị thể hiện sự thoảthuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

Trường hợp bên được đề nghị đưa kèm theo những đề nghị khác thì coinhư bên đó từ chối đề nghị và trở thành người đề nghị mới Đề nghị mới phảiđược người đề nghị trước đó đồng ý thì mới hình thành hợp đồng

Vì thế, lựa chọn phương thức nào để ký kết hợp đồng kinh tế là quyềncủa các bên trên cơ sở điều kiện thực tế của mỗi bên

2 Chế độ thực hiện hợp đồng kinh tế

2.1 Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế

Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết và đã có hiệu lực pháp lý, cácbên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Trong quá trình nàycác bên phải tuân thủ theo những nguyên tắc do pháp luật quy định Theođiều 288 - Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 và điều 22 - Pháp lệnh hợp đồngkinh tế (đã dẫn) những nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng kinh tếbao gồm :

- Nguyên tắc chấp hành thực hiện : là các bên phải thực hiện đúngnhững điều đã cam kết trong hợp đồng: đúng đối tượng, chất lượng, số lượng,chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác, không được tự ýthay đổi đối tượng trong hợp đồng

- Nguyên tắc chấp hành đúng: là nguyên tắc thực hiện một cách trungthực , đầy đủ, chính xác nghĩa vụ đã cam kết tỏng hợp đồng, nhằm đảm bảotính hợp tác và tin cậy lẫn nhau

- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác cùng có lợi :

Trang 28

Là nguyên tắc đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh

tế phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi , giúp đỡ lẫn nhau để khắcphcụ các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết.Ngay cả khi có tranh chấp xẩy ra các bên đều phải chủ động gặp gỡ để bànbạc, cùng nhau tìm ra phương án giải quyết tối ưu Các bên tôn trọng lợi íchcủa nhau, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

2.2 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế

Trong trường hợp , hợp đồng đã ký kết mà một bên (ben có nghĩa vụ)không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ ảnh ưhởng trực tiếp tới quyềnlợi của bên kia (bên có quyền) Do vậy yêu cầu đặt ra cần phải có những biệnpháp bảo đảm quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh

tế Theo điều 324 Bộ luật dân sự và điều 5 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cácbiện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm : cầm cố tài sản,thế chấp tài sản, bảo lãnh

2.2.1 Cầm cố tài sản :

Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộcquyền sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợpđồng kinh tế; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì có thể thoảthuận để bên cầm cố vẫn giữ tài sản hoặc giao cho người thứ ba giữ Việc cầm

cố tài sản được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồngchính Văn bản cầm cố phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặcchứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền Đối với tài sản mà phápluật qui định phải đăng ký quyền sở hữu thì việc cầm cố tài sản đó cũng phảiđược đăng ký

Trang 29

Người giữ vật cầm cố bảo đảm nguyên giá trị của hiện vật cầm cố;không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gianvăn bản có hiệu lực.

Khi nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong, việc cầm cố tài sảnchấm dứt thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được hoàn trảcho bên cầm cố

2.2.2 Thế chấp tài sản:

Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ hợp đồng kinh tế dùng tài sản

là bất động sản thuộc sở hữu cua rmình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đốivới bên có quyền

Việc thế chấp tài sản được lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc ghitrong hợp đồng chính) và phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nếu bất động sản có đăng ký quyền sởhữu thì việc thế chấp phải được đăng ký

Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sảnthế chấp, không được chuyển dịch quyền sở hữu hoặc chuyển giao tài sản đócho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn có hiệu lực

Khi đã thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng thì bên nhậnthế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để đảm bảo cho việcthực hiện hợp đồng kinh tế

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng kinh tế

đã thực hiện xong; lúc đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã đăng ký việcthế chấp xác nhận việc giải trừ thế chấp

2.2.3 Bảo lãnh tài sản :

Trang 30

Là biện pháp bảo đảm hợp đồng trong đó có cá nhân hay tổ chức(người bảo lãnh) có sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đểchịu trách nhiệm tài sản thay thế cho người được bảo lãnh khi người này viphạm hợp đồng kinh tế đã ký kết Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảolãnh không ít hơn số tài sản mà người đó nhận bảolãnh.

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quancông chứng Nhà nước và xác nhận về giá trị tài sản của ngân hàng nơi ngườiđược bảo lãnh giao dịch

Việc bảo lãnh chấm dứt khi nghĩa vụ hợp đồng kinh tế được bảo lãnh

đã hoàn thành

2.3 Thực hiện hợp đồng kinh tế

Thực hiện hợp đồng kinh tế là các bên thực hiện các nghĩa vụ đã camkết trong hợp đồng Nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế bao gồm :

2.3.1 Thực hiện đúng điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Thực hiện đúng điều khoản về đối tượng của hợp đồng kinh tế là mộttrong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng Bên có nghĩa vụ giao đầy đủ

số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc chobên có quyền theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế

Nếu sản phẩm là hàng hoá giao không đúng số lượng, công việc khôngthực hiện đúng khối lượng thì bên nhận chỉ nhận và thanh toán theo số lượngthực nhận, số còn lại sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ giao tiếp sau đó, ngoài ra cóquyền đòi phạt phần thiếu và đòi đền bù thiệt hại (nếu có)

Đối với trường hợp sản phẩm được giao không đồng bộ và không sửdụng được thì bên nhận có quyền từ chối tiếp nhận và từ chối thanh toán cho

Trang 31

tới khi hoàn thành đồng bộ Trường hợp giao hàng hoá không đồng bộ , bênnhận có quyền lựa chọn một trong hai cách xử lý sau :

- Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ rồi mới tiếp nhận Bên

vi phạm phải bị phạt giao hàng chậm

- Nhận sản phẩm hàng hoá, công việc chưa đồng bộ với điều kiện bên

vi phạm chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và trả cácchi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ

Trong khi giao nhận hàng hoá, các bên phải kiểm tra về mặt khốilượng, số lượng và phải nộp biên bản, chứng từ bàn giao để làm cơ sở choviệc giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có)

2.3.2 Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng

Điều khoản về chất lượng cũng là điều khoản chủ yếu của hợp đồngkinh tế Bên có nghĩa vụ giao hàng phải giao hàng đúng chất lượng , có nghĩa

là hàng hoá được giao phải đảm bảo khả năng sử dụng theo tiêu chuẩn chấtlượng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách, chủng loại theoquy định của Nhà nước Của ngành, của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuậncủa hai bên Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lượng sảnphẩm hàng hoá , công việc

Trong trường hợp hàng hoá, công việc được giao không đúng chấtlượng, bên bị vi phạm có quyền :

- Không nhận hàng hoá, công việc được giao không đúng chất lượng,đòi tiền phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

- Nhận hàng hoá , công việc nhưng yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa saisót trước khi nhận và đòi bồi thường thiệt hại

Trang 32

Trường hợp mà hợp đồng có điều khoản bảo hành thì trong thời hạn,nếu bên nhận hàng phát hiện có sai sót về chất lượng thì phải thông báo kịpthời bằng văn bản cho bên kia biết để cùng xác minh Nếu do lỗi của bên bảohành thì phải sửa chữa sai sót về chất lượng hoặc các bên có thể thoả thuậnthay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấy hàng hoá khác.

2.3.3 Thực hiện đúng điều khoản về thời hạn

Thời hạn giao nhận hàng hoá có thể là thời hạn hoặc thời điểm nhấtđịnh do hai bên thoả thuận trong hợp đồng Vì việc giao nhận hàng hoá, côngviệc đúng thời gian là yếu tố rất quan trọng để các bên thực hiện kế hoạch sảnxuất, kinh doanh của mình

Nếu một bên giao thực hiện không đúng thời gian qui định thì bên nhận

có quyền nhận hoặc không nhận hàng hoá công việc nhưng buộc bên vi phạmphải chịu trách nhiệm tài sản (nếu giao hàng hoá hoặc thực hiện công việcchậm trễ so với thời gian quy định); hoặc chưa tiếp nhận hay tiếp nhận vớiđiều kiện bên giao phải chịu các khoản phí tổn bảo quản trong thời gian chưađến thời điểm giao nhận theo thoả thuận (nếu giao hàng hoá hoặc thực hiệncông việc trước thời hạn)

Nếu bên tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá hoặc công việc vi phạm điềukhoản thời hạn tiếp nhận thì bên giao có quyền đòi bên tiếp nhận phải chịutrách nhiệm tài sản về vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hoặc đòi bên vi phạm trảcác khoản chi phí về chuyên chở, bảo quản, do vi phạm nghĩa vụ tiếpnhận

2.3.4 Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phương thức

Trang 33

Địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ là nơi mà tại đó bên giao hàngthực hiện nghĩa vụ giao hàng Địa điểm giao nhạn do các bên thoả thuận tronghợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng cụ thể.

Việc xác định địa điểm giao nhận có vai trò rất quan trọng vì nó liênquan đến chi phí vận chuyển và rủi ro khi vận chuyển

Phương thức giao nhận là cách để các bên tiến hành giao nhận hànghoá

Địa điểm và phương thức giao nhận do các bên thoả thuận sao cho cólợi cho các bên Nếu một trong các bên thực hiện không đúng điều khoản nàythì coi như vi phạm hợp đồng kinh tế và phải chịu trách nhiệm tài sản đối vớibên còn lại

2.3.5 Thực hiện đúng điều khoản về giá cả thanh toán

Giá cả hàng hoá, dịch vụ do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng

Vì thế, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những gì đã thoả thuận Đốivới những sản phẩm, hàng hoá do cơ quan Nhà nước có từng quy định giá trịgiá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với quy định của phápluật

Thanh toán là nghĩa vụ trả tiền theo phương thức và thời hạn đã thoảthuận trong hợp đồng Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc séc,

uỷ nhiệm thu

Về thời hạn thanh toán, nếu không ghi trong hợp đồng thì thời hạn đó là

15 ngày kể từ ngày nhận được hoá đơn, giấy đòi tiền

Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền lên taikhoản của mình tại ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đủ

Trang 34

số tiền mặt theo hoá đơn hoặc bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật, hoặctài sản thế chấp, cấm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả.

Và việc trả đó đã được thực hiện xong

Nếu bên có nghĩa vụ thanh toán mà vi phạm điều khoản này thì bị phạt

vi phạm hợp đồng theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mứclãi suất tín dụng quá hạn của ngân hàng Nhà nước kể từ ngày hết hạn thanhtoán

2.4 Sửa đổi, đình chỉ , thanh lý hợp đồng kinh tế

2.4.1 Sửa đổi, đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, do sự biến động của thịtrường, của kinh tế xã hội, sự thoả thuận trước đó trong hợp đồng không cònphù hợp nữa, các bên có quyền thoả thuận để sửa đổi, huỷ bỏ hoặc đình chỉviệc thực hiện hợp đồng kinh tế Sự thoả thuận đó phải được lập bằng văn bản

và ghi rõ hậu quả pháp lý của việc sửa dổi, huỷ bỏ, đình chỉ thực hiện hợpđồng gây ra Hậu quả pháp lý đó như lãi suấtà : phí tổn không thu hồi được

do việc thực hiện hợp đồng kinh tế, phí tổn về nguyên vật liệu bị hao hụttrong quá trình chuẩn bị thực hiện hợp đồng kinh tế; tiền phạt hay tiền bồithường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng, hoặc thay đôỉ, huỷ bỏ , đình chỉthực hiện hợp đồng kinh tế

Ngoài việc sửa đổi nội dung hợp đồng kinh tế thì có thể thay đổi chủthể của hợp đồng Tức là trong trường hợp một bên chủ thể vì một lý do nào

đó mà phải chuyển giao toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ thực hiện hợp đồngkinh tế hco một chủ thể thứ ba khác Người được nhận chuyển giao phải tiếptục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế được chuyển giao

Trang 35

Nếu người nhận chuyển giao không đủ điều kiện để thực hiện hợp đồngkinh tế được chuyển giao thì yêu cầu người chuyển giao thanh lsy hợp đồngtrước khi nhận chuyển giao.

Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế khi

có đủ các điều kiện sau :

- Có sự vi phạm hợp đồng kinh tế của bên cùng ký kết và bên đó đãthừa nhận thôngqua chứng từ, văn bản hoặc được cơ quan Nhà nước có kếtluận bằng văn bản

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế đó không đem lại lợi ích bên

bị vi phạm như mực đích ký kết hợp đồng kinh tế

2.4.2 Thanh lý hợp đồng kinh tế

Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi pháp lý của cá bên để chấm dứtcác quan hệ hợp đồng kinh tế Khi thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gựpnhau để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đánh giá những kết quả đạtđược và chưa đạt được, trên cơ sở đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bêntrong thời gian kế tiếp

Theo điều 28 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, các bên thanh lý hợp đồngkinh tế được giải quyết

- Hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong, nhưng còn có hậu quả chưa đượcgiải quyết

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có thoảthuận kéo dài thời gian đó

- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bò

Trang 36

- Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể

mà không chuyển giao được nghĩa vụ hợp đồng kinh tế cho chủ thể mới Nhưvậy, trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên đã hoànthành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thoả thuạn của hợp đồng thì hợp đồngkinh tế đó coi như đã được thanh lý

Thời hạn quy định để các bên thanh lý hợp đồng kinh tế là 10 ngày kể

từ ngày phát sinh các sự kiện bắt buộc phải thanh lý hợp đồng kinh tế Việcthanh lý hợp đồng kinh tế phải được làm thành văn bản riêng Tại điều 20khoản 2 - Nghị định số 17/HĐKINH Tế (đã dẫn) thì văn bản thanh lý hợpđồng kinh tế phải có những nội dung chủ yếu sau:

- Xác nhận mức dộ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận tronghợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên khi thanh lý

- Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý củacác bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồngkinh tế hết hiệu lực Kể từ thời điểm các bên ký vào biên bản thanh lý, quan

hệ hợp đồng coi như chấm dứt Riêng quyền và nghĩa vụ của các bên đượcxác nhận khi thanh lý vẫn có hiệu lực cho đến khi mỗi bên hoàn thành nghĩa

vụ của mình

3 Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh tế

3.1 Khái niệm và căn cứ xác định

3.1.1 Khái niệm trách nhiệm tài sản

Trách nhiệm tài sản là biện pháp pháp lý áp dụng cho các hành vi viphạm hợp đồng kinh tế đã quy định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế vàcác văn bản hướng dẫn thi hành Điều 19 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy

Trang 37

định: "Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế Bên vi phạm phảitrả cho bên bị vp tiền phạt vp hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thìphải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật".

Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng kinh tế là tổnghợp các quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội phát sinhcủa các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế do vi phạm chế độ hợp đồng kinhtế

Về mặt chủ quan: Trách nhiệm tài sản được hiểu là sự gánh chịu hậuquả vật chất bất lợi cho bên có hành vi vi phạm hợp đồng

3.1.2 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm tài sản

Bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm tài sản khi việc viphạm hội đủ các căn cứ mà pháp luật quy định: Có hành vi trái pháp luật,hành vi vi phạm là có lỗi, viẹc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên

- Có thiệt hại xẩy ra những thiệt hại này phải là thiệt hại vật chất tínhtoán được và thiệt hại phải có thực Nội dung thiệt hại vật chất bao gồm:

Trang 38

Những khoản mất mát hao hụt về mặt vật chất; những khoản chi phí bên bịthiệt hại bỏ ra ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại; những khoản thất thu Ben viphạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây thiệt hại cho mình.

- Bên vi phạm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợpđồng kinh tế, thể hiện ở sự vô ý hoặc cố ý trong việc thực hiện hành vi viphạm Bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm có lỗi Nếu hành vi

vi phạm hoàn toàn do nguyên nhân khách quan thì bên vi phạm không phảichịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xẩy ra:Đây là mối quan hệ biện chứng giữa hành vi vi phạm với thiệt hại xẩy ra.Thiệt hại xẩy ra phải là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế

Trang 39

3.1.3 Căn cứ miễn, giảm trách nhiệm tài sản

Như đã trình bày ở trên, bên vi phạm hợp đồng kinh tế chỉ phải chịutrách nhiệm tài sản khi lỗi dù là lỗ vô lý hay cố ý Còn việc vi phạm hợp đồngkinh tế hoàn toàn là do khách quan không thể khắc phục được thì bên vi phạmhợp đồng không phải chịu trách nhiệm

Theo pháp luật hiện hành, để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sảnthì bên vi phạm hợp đồng kinh tế phải có căn cứ để chứng minh được những

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh

- Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bênthứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản do các trường hợp trên (thiên tai,địch hoạ và thi hành lệnh khẩn cấp) Việc vi phạm hợp đồng kinh tế của mộtbên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia

3.2 Nội dungtn tài sản

Trách nhiệm tài sản (hay trách nhiệm vật chất phát sinh khi có hành vi

vi phạm hợp đồng kinh tế Trách nhiệm tài sản bao gồm:

3.2.1 Phạt vi phạm hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài phạt bằng tiề áp dụng đối với bên viphạm hợp đồng Phạt vi phạm mang tính chất trừng phạt vật chất đối với bên

vi phạm Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm

Trang 40

nghĩa vụ hợp đồng kinh tế mà không cần chứng minh có hoặc chưa có thiệthại xẩy ra.

Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận và ghi trong hợpđồng kinh tế dựa trên cơ sở khung tiền phạt do pháp luật quy định Tại điều

29 pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định mức phạt chung đối với các loại viphạm hợp đồng kinh tế từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.Ngoài ta, tại điều 13 Nghị định 17/HĐKT (đã dẫn) quy định cụ thể khunghình phạt riêng cho từng loại vi phạm hợp đồng

3.2.2 Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là chế t ài vật chất được dùng nhằm mục đích bùđắp, khôi phục lại những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị vi phạm.Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là bồi thường toàn bộ những thiệt hại vànhững thu nhập bị bỏ lỡ mà lẽ ra bên bị vi phạm có thể thu được do sự viphạm hợp đồng kinh tế gây ra

Căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có đủ các căn

4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Ngày đăng: 09/08/2014, 07:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 Khác
2. Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 3. Luật thương mại năm 1997 Khác
4. Điều lệ về hợp đồng kinh doanh nghị định số 735/TTg ngày 10/04/1956 Khác
5. Nghị định 04/TTg ngày 04/01/1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước Khác
6. Nghị định 54/CP ngày 10/03/1975 - Điều lệ chế độ hợp đồng kinh tế Khác
7. Nghị định17/HĐBT ngàyn 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế Khác
8. Quyết định 18/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh Khác
3. Giáo trình luật kinh tế trường ĐHKTQD – PTS Nguyễn Hữu Viện – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000 Khác
4. Hợp đồng kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp. Nguyễn Thị Khế – NXB Đồng Nai 1997 Khác
5. Nguyễn Thị Khế – Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta – Tạp chí Nhà nước và pháp luật học số 3/1998 Khác
6. Một số ý kiến sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế – Tạp chí luật học số 3/1998 Khác
7. Chuyên đề: Pháp luật về hợp đồng kinh tế – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Khác
8. Quyết định thành lập Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất Khác
9. Điều lệ, tổ chức và hoạt động của Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất Khác
10.Báo cáo cuối năm của Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất từ năm 2000 – 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w