Amôn hoá protein Quá trình thối rữa: 54 Protein là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất tế bào, chứa khoảng 15 – 17,6% nitơ tính theo chất khô.. Protein thường xuyên được đưa vào đất v
Trang 1Amôn hoá protein (Quá trình thối rữa):
54
Protein là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất tế bào, chứa khoảng 15 –
17,6% nitơ (tính theo chất khô) Protein thường
xuyên được đưa vào đất với một số
lượng lớn cùng với xác động, thực vật, phân chuồng, rác
Trong tự nhiên có nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải protein, chẳng
hạn:
- Nấm mốc: Aspergillus candidus, Aspergillus flavus, Aspergillus oryzae,
Fusarium solani, Mucor pusillus
- Nấm men: Candida albicans, Endomycopsis
fibuligera, Saccharomyces
cerevisiae, Saccharomyces carlsbergensis
Trang 2- Vi khuẩn: Bacillus cereus, Bacillus pasteurianus, Bacillus subtilis,
Aeromonas hydrophyla, Pseudomonas aeruginosa
- Xạ khuẩn: Streptomyces erythreus, Streptomyces griseus, Thermonospora
fusca, Thermonospora vulgaris
Để phân giải protein các vi sinh vật này có khả năng sản sinh ra enzim
proteaza (proteinaza và peptidaza) ngoại bào Các enzim này xúc tác cho quá trình
thuỷ phân protein thành các hợp chất có phân tử nhỏ hơn (các polipeptit và
oligopeptit) Các chất này tiếp tục được phân giải thành các axit amin hoặc được
hấp thụ ngay vào tế bào vi sinh vật sau đó mới
chuyển hoá thành axit amin Một
Trang 3phần các axit amin này được vi sinh vật sử dụng
trong quá trình tổng hợp protein
của chúng, một phần khác tiếp tục được phân giải để tạo ra NH3, CO2 và nhiều sản
phẩm trung gian khác
Các vi sinh vật không có khả năng sản sinh ra các enzim phân giải protein
ngoại bào không có khả năng đồng hoá các protein thiên nhiên mà chỉ có thể sử
dụng các sản phẩm thuỷ phân của protein (polipeptit, oligopeptit, axit amin)
Có thể tóm tắt sơ đồ amôn hoá protein như sau:
Proteinaza ngoại bào Peptidaza ngoại bào
Protein Polipeptit, Oligopeptit
Axit amin
Peptidaza nội bào
Các axit amin nội bào
Trang 4Khử amin và Khử amin Chuyển amin và Trực tiếp sử dụng trong quá trình
phân giải mạch cacbon phân giải mạch cacbon sinh tổng hợp
protein
55
Quá trình phân giải axit amin thành NH3, CO2, và nhiều sản phẩm trung gian
khác có thể xảy ra nhờ quá trình khử amin, khử
cacboxyl, hoặc đồng thời vừa khử