Việc phân loại vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung gặp khá nhiều khó khăn vì số lượng vi sinh vật quá nhiều mà sự khác biệt giữa chúng lại quá lớn, có sự khác biệt khá lớn giữa s
Trang 1Việc phân loại vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung gặp khá nhiều khó
khăn vì số lượng vi sinh vật quá nhiều mà sự khác biệt giữa chúng lại quá lớn, có sự
khác biệt khá lớn giữa sơ đồ phân loại vi sinh vật so với động vật và thực vật
Trong hệ thống phân loại thì loài (species) là đơn vị
cơ bản, nhưng khái niệm
về loài giữa vi sinh vật và động, thực vật lại khác
nhau Trong vi khuẩn học, khái
niệm về loài là một quần thể được sinh ra từ một vi
khuẩn ban đầu (clone), các
thành viên của một clone này có thể phân biệt với các
clone khác ở một số đặc
điểm Do vậy vấn đề lớn trong phân loại vi khuẩn là xác định được các đặc điểm
Trang 2giống nhau và khác nhau giữa các clone để xếp loại chúng
Để xác định các loài vi khuẩn có thể căn cứ vào các đặc tính sau:
- Hình thái, kích thước, cấu tạo tế bào, phản ứng
nhuộm Gram, các
chất chứa trong tế bào, năng lực hoạt động, khả năng sinh vỏ nhầy, hình dạng và vị
trí của bào tử
- Đặc tính nuôi dưỡng, sinh trưởng trên các moi
trưởng, hình thái,
màu sắc khuẩn lạc,
- Đặc tính sinh lý, sinh hoá và cấu trúc kháng nguyên như quan hệ với
nguồn oxy, nguồn cacbon, nguồn nitơ, quan hệ với nhiệt độ, pH, khả năng khử
Trang 3nitrat, lên men các loại đường các phản ứng huyết thanh học, khả năng gây bệnh
- Số lượng các tính chất sinh học: dây là phương
pháp phân loại gián
tiếp, dựa trên các đặc điểm genotip và phenotip
- Tỷ lệ các base nitơ của các ADN
- Cấu trúc phân tử của protein
Như vậy việc phân loại các loài vi khuẩn là một việc hết sức phức tạp, tinh
vi, không thể căn cứ vào đặc tính riêng biệt mà xác định được ngay, cũng chính vì
thế mà cho đến nay việc phân loại vi khuẩn vẫn chưa thực sự hoàn thiện
Đơn vị cơ bản trong phân loại là loài (species), đây là
đơn vị phân loại cơ
bản nhất, tên khoa học của loài thường đặt tên kép, tên giống đặt trước và tên loài
Trang 4đặt sau Mỗi loài vi khuẩn đều mang một tên khoa học riêng, tên này được đặt theo
nguyên tắc “danh pháp kép” của Linné, gồm 2 từ: từ thứ nhất chỉ tên giống (viết
hoa), từ thứ hai chỉ tên loài (viết thường) Ví dụ:
Saccharomyces cerevisiae
Các đơn vị trên loài là :
- Giống (genus hoặc genera) Ví dụ: Bacillus,
Saccharomyces
- Tộc (tribe): thường có tận cùng bằng –eae Ví dụ:
Escherichieae
- Họ (family): thường có tên tận cùng là -aceae Ví dụ:
Chlorobiaceae
- Bộ (order): thường có tạn cùng là –ales Ví dụ:
Pseudomonadales
Trên bộ còn có lớp, ngành, giới
Trang 5Các đơn vị dưới loài gồm có: thứ, dạng và một đơn vị gọi là chủng hay nòi
- Thứ (variety) chỉ một nhóm nhất định trong một loài Ví dụ:
Mycobacterium tuberculosis var bovis (vi khuẩn lao bò), Mycobacterium
tuberculosis var avium (vi khuẩn lao gia cầm),
Mycobacterium tuberculosis var
hominis (vi khuẩn lao người)
- Dạng (type hoặc forme): chỉ nhóm nhỏ dưới thứ Ví dụ: người ta căn cứ vào
những đặc tính khác nhau về phản ứng huyết thanh
mà chia phế cầu khuẩn thành 80
dạng khác nhau như Streptococcus pneumoniae tip
14
- Chủng hay nòi (Strain): chỉ một chủng, nòi vi sinh vật của một loài mới
Trang 6được phân lập thuần khiết từ một cơ chất nào đó Các
cá thể cùng một loài nhưng
được phân lập từ những nơi khác nhau không giống nhau hoàn toàn được gọi là
chủng hay nòi khác nhau và được ký hiệu bằng
những con số, những chữ viết tắt
theo qui ước riêng của người nghiên cứu Ví dụ:
Staphylococcus aureus ATCC
1259
Từ trước đến nay đã có nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn khác nhau, tuy
nhiên có hai hệ thống phân loại được sử dụng chủ yếu, đó là hệ thống phân loại của
D N Bergey và của N.A Craxilnhicop