1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hình thái, kích thước và cấu tạo của sợi nấm potx

8 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 108,75 KB

Nội dung

Hình thái, kích thước và cấu tạo của sợi nấm: Nấm mốc có cấu tạo sợi, phân nhánh, những sợi này sinh trưởng ở đỉnh và phát triển rất nhanh tạo thành một đám chằng chịt các sợi, từng sợi

Trang 1

Hình thái, kích thước và cấu tạo của sợi nấm:

Nấm mốc có cấu tạo sợi, phân nhánh, những sợi này sinh trưởng ở đỉnh và

phát triển rất nhanh tạo thành một đám chằng chịt các sợi, từng sợi được gọi là

khuẩn ty (hypha), còn cả đám sợi nấm thì được gọi là khuẩn ty thể hay hệ sợi nấm

(mycelium) Cũng tương tự như xạ khuẩn, trên khuẩn

ty thể người ta phân biệt 2

loại khuẩn ty: khuẩn ty cơ chất (khuẩn ty dinh dưỡng)

và khuẩn ty khí sinh (khuẩn

ty sinh sản)

Khuẩn ty của nấm mốc phân nhánh, chiều ngang của khuẩn ty khoảng 3 – 10

µm (tương tự như đường kính tế bào nấm men và lớn gấp 10 lần chiều ngang của xạ

Trang 2

khuẩn) Tuỳ từng loài nấm mốc mà khuẩn ty có hình thái khác nhau như hình lò xo,

hình xoắn ốc, hình cái vợt, hình sừng hươu, hình

lược, hình lá dừa Một số loài nấm

bậc thấp, khuẩn ty không có vách ngăn, toàn bộ hệ sợi nấm có thể coi là một tế bào

phân nhánh, người ta gọi đó là cơ thể đa nhân Phần lớn các loài nấm mốc, khuẩn ty

có vách ngăn nên cơ thể chúng có cấu tạo đa bào

Cấu trúc sợi nấm mốc cũng tương tự như cấu trúc của

tế bào nấm men Bên

ngoài là thành tế bào, tiếp đến là màng nguyên sinh chất, bên trong là nguyên sinh

chất với nhân phân hoá rõ rệt Một số nấm mốc thành

tế bào đã có xenlulo

b Sinh sản của nấm mốc:

Trang 3

* Sinh sản vô tính: nấm mốc sinh sản vô tính bằng cách hình thành bào tử, có

nhiều loại bào tử:

- Bào tử đốt: các khuẩn ty khi sinh có sự ngắt đốt, mỗi đốt được coi như một

bào tử

- Bào tử màng dày (Chlamydospore): trên các đoạn

khuẩn ty xuất hiện những

tế bào có hình tròn hoặc gần tròn, có màng dày bao bọc tạo thành bào tử

- Bào tử nang (Sporangiospore): do sự phình to của

đầu khuẩn ty khí sinh tạo

thành nang (sporangium), bên trong chứa nhiều bào

tử Khi nang vỡ, bào tử phát tán

ra ngoài

- Bào tử đính hay bào tử trần (conidium): đa số bào tử

trần là bào tử ngoại

Trang 4

sinh, nghĩa là được sinh ra từ bên ngoài các tế bào sinh bào tử, một số được sinh ra

bên trong các tế bào sinh bào tử (nội sinh)

* Sinh sản hữu tính: nấm mốc có quá trình sinh sản hữu tính như ở các sinh

vật bậc cao Sinh sản hữu tính của nấm mốc cũng bằng cách hình thành bào tử Tuỳ

theo hình thức sinh sản mà chia ra 4 loại bào tử:

- Bào tử noãn (oospore): noãn khí (cơ quan sinh sản

hữu tính cái) được sinh

ra trên đỉnh khuẩn ty khí sinh, hùng khí (cơ quan sinh sản hữu tính đực) được sinh

ra ở gần noãn khí Khi noãn khí chín trong noãn khí

có nhiều noãn cầu Khi tiếp xúc

với noãn khí, hùng khí sẽ sinh ra một hoặc vài ống xuyên chứa một nhân và một

Trang 5

phần nguyên sinh chất thụ tinh cho một noãn cầu để tạo thành một noãn bào tử

Noãn bào tử được bao bọc bởi một lớp màng dày, sau một thời gian phân chia giảm

nhiễm sẽ phát triển thành khuẩn ty mới

- Bào tử tiếp hợp (zygospore): khi hai khuẩn ty khác

dấu gần nhau tiếp giáp

với nhau thì chúng mọc ra hai mấu lồi gọi là nguyên

phối nang (progametangia),

các mấu lồi này tiến lại gần nhau, mỗi mấu xuất hiện một vách ngăn phân tách hai

phần đầu của hai mấu lồi thành hai tế bào đa nhân Hai tế bào này sẽ tiếp hợp với

nhau tạo thành hợp tử đa nhân và có màng dầy bao bọc, gọi là bào tử tiếp hợp

- Bào tử túi (ascospore): trên khuẩn ty đơn bội sinh ra

2 cơ quan sinh sản là

Trang 6

túi giao tử đực nhỏ, hình ống gọi là hùng khí

(antheridium) và túi giao tử cái gọi là

thể sinh túi (ascogonium) Thể sinh túi có hình cầu

hoặc hình viên trụ, đầu kéo dài

ra thành một ống gọi là sợi thụ tinh (trichogyne) Khi

hùng khí tiếp xúc với sợi thụ

tinh thì khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân của hùng khí sẽ chui qua sợi thụ tinh

để đi vào thể sinh túi, sau đó xảy ra quá trình phối hợp với nhau Các nhân sắp xếp

với nhau từng đôi một (một đực, một cái) Trên thể sinh túi sẽ mọc ra nhiều sợi sinh

túi, các nhân kép được chuyển vào trong các sợi sinh túi, từng nhân phân chia nhiều

lần và xuất hiện vách ngăn chia sợi sinh túi thành nhiều tế bào chứa nhân kép Tế

Trang 7

bào ở cuối sợi uốn cong lại, nhân kép chia một lần tạo thành 4 nhân Sau đó tế bào

này tách ra thành 3 tế bào, tế bào giữa chứa 2 nhân, tế bào ngọn và gốc chứa 1 nhân

Tế bào giữa sẽ phát triển thành túi bào tử và 2 tế bào ngọn và gốc sau này cũng có

sự tiếp hợp thành một tế bào 2 nhân rồi phát triển

thành một túi mới

- Bào tử dảm (basidiospore): khi hai khuẩn ty đơn

bội khác tính tiếp giáp với

nhau thì trên một khuẩn ty sẽ sinh ra một ống nối

sang khuẩn ty kia, nhân và nguyên

sinh chất sẽ chui sang khuẩn ty kia để tạo thành

khuẩn ty thứ cấp chứa 2 nhân Đảm

bào tử được sinh ra ở đầu khuẩn ty thứ cấp Tế bào 2 nhân sẽ phát triển thành đảm

Trang 8

còn 2 tế bào kia về sau sẽ tiếp hợp với nhau để tạo thành tế bào 2 nhân khác Khi

hình thành đảm, 2 nhân của tế bào ở đỉnh sẽ kết hợp với nhau, sau đó phân chia liên

tiếp 2 lần (lần đầu giảm nhiễm) để tạo thành 4 nhân con Tế bào phình to ra, phía

trên tạo thành 4 cuống nhỏ gọi là thể bình

(sterigmata), mỗi nhân con sẽ chui vào

trong một cuống nhỏ và phát triển dần thành một bào

tử đảm

Ngày đăng: 09/08/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w