Giải pháp về lực lượng lao động

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 88 - 90)

Nguồn lực lao động của Tỉnh ta dồi dào, lực lượng lao động trẻ hiện chiếm trên 60% tổng dân số của toàn tỉnh, họ sẵn sàng làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức lương chưa phải cao so với mặt bằng chung cả nước. Thực tế 6 năm qua, doanh nghiệp đã tiếp nhận 40.535 lao động. Song thực trạng doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, lao động kỹ thuật được đào tạo có hệ thống, đây chính là vấn đề đáng quan tâm về chất lượng lao động. Ta có đủ và thừa về mặt số lượng nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề của người lao động. Theo số liệu tổng điều tra vào ngày 1/7/2002 thì cơ cấu trình độ tay nghề của lao động khu vực doanh nghiệp trong toàn tỉnh như sau:

- Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 6,5% (trong đó nữ chiếm 1,7%).

- Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 18,3% (trong đó nữ chiếm 2,8%).

- Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 4,1% (trong đó nữ chiếm 1,5%).

- Lao động không được đào tạo chiếm 71,2% (trong đó nữ chiếm 27,3%).

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2004 thì lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 6,0% (trong đó nữ chiếm 1,8%) và những lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cũng có xu hướng giảm tương đối. Như vậy, lao động được thu hút

vào làm việc tại các doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo ngày càng giảm, điều đó cho thấy việc đào tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu các doanh nghiệp của Tỉnh hiện nay. Tình trạng này không chỉ phổ biến trong cả tỉnh nói chung mà cả ngay các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khi đã được sự quan tâm rất lớn từ phía chính quyền địa phương. Như vậy, với quy hoạch phát triển thì trong tương lai toàn tỉnh sẽ có sự xuất hiện và phát triển của nhiều cụm và khu công nghiệp, đặc biệt là sự ra đời của Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ làm cho nhu cầu về lao động ngày càng tăng. Bên cạnh đó hiện các ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp của Tỉnh tham gia hoạt động đều là những ngành đòi hỏi trình độ tay nghề lao động chưa cao nên yêu cầu về chất lượng lực lượng lao động hiện nay tuy thiếu nhưng vẫn chưa bức thiết, thế nhưng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của toàn tỉnh thì việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, qui mô lớn là điều cần phải làm, nhưng để thu hút được thì việc chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp lại là một bài toán khó. Do vậy trong thời gian tới tỉnh cần phải có giải pháp trong việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động hơn nữa thông qua các giải pháp cụ thể sau:

Một là cần có chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm kêu gọi những sinh viên là con em của tỉnh sau khi tốt nghiệp ở các trường lớn trong cả nước sẽ trở về làm việc tại tỉnh.

Thật sự mà nói hiện số lượng sinh viên tốt nghiệp và ngay cả những người đã thành đạt là con em của tỉnh rất đông nhưng đa số trong số họ đều sống và làm việc tại các thành phố lớn là Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và ngay cả tại Đà Nẵng là một thành phố thuộc khu vực miền Trung, họ rất có ước vọng trở về quê nhà làm việc để tạo điều kiện phát triển hơn nữa tỉnh nhà thế nhưng hầu như tất cả trong số họ đều không thực hiện ý nguyện này bởi vì theo họ với cơ chế hoạt động chưa thông thoáng, chính sách

đãi ngộ chưa hấp dẫn nên nếu họ quyết định trở về thì họ sẽ phải đánh đổi quá lớn những gìø mà họ hiện có.

Hai là cần tạo môi trường làm việc hấp dẫn đối với người lao động.

Có thể nói đây cũng là một trong những yếu tố được đặt ra khi thu hút lao động về làm việc tại tỉnh. Hiện tại theo sự đánh giá của những người trong ngành nói chung thì môi trường làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh so với một số doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác còn quá đơn điệu, chưa khai thác được năng lực của người lao động. Chính vì nguyên nhân này nên kết quả điều tra cho thấy hầu như lao động làm việc tại các doanh nghiệp của tỉnh đều là lao động có trình độ tay nghề kém, vì vậy không tạo được động lực cho lao động hiện có cần nâng cao hơn nữa khả năng làm việc của mình, mặt khác việc thu hút các lao động có trình độ tay nghề cao về tỉnh càng khó khăn bởi lẽ dường như họ không có một môi trường làm việc thật sự để chứng minh năng lược cũng như thoả mãn niềm đam mê làm việc của mình. Để thực hiện được những yêu cầu trên xét thấy cần phải có sự phối hợp ở cả hai phía là doanh nghiệp và cả chính quyền địa phương. Doanh nghiệp cần phải thay đổi cơ chế tuyển dụng cũng như chế độ lương bổng, cần bỏ ngay việc tuyển người theo mối quan hệ quen biết và sử dụng người không đúng chuyên môn, chỉ nên tuyển những người thật sự có năng lực và kèm theo đó có chế độ lương bổng phù hợp nhằm tạo điều kiện kích thích người lao động cũng như giữ chân những người thật sự giỏi cho doanh nghiệp. Về phía chính quyền thì cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát và động viên các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm túc các chế độ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hộ lao động …

Ba là tỉnh cần có sự dự báo nhu cầu về lao động của từng ngành trong thời gian tới từ đó có kế hoạch kết hợp với các trường để đào tạo lao động có trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)