Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 35 - 40)

Trong những năm qua môi trường kinh tế của toàn tỉnh đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, điều này được thể hiện rất rõ với tốc độ tăng trưởng và phát triển qua các năm cũng như việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực hơn. Trong 5 năm (2000 – 2005), nền kinh tế tỉnh Bình Định đã có bước tăng trưởng và phát triển khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm đạt 9% trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 14,2%, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,8% và khu vực dịch vụ tăng 9,9%. GDP bình quân đầu người năm 2005: 401 USD (năm 2000: 219,7 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Năm 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP chiếm 36,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 28,2% và dịch vụ 34,9% (năm 2000, tỷ trọng tương ứng là 42,2% - 22,8% - 35%). Cơ cấu lao động bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Năm 2005, tỷ trọng lao động của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 70,1%, công nghiệp –

xây dựng chiếm 13,8%, dịch vụ 16,1% (năm 2000, tỷ trọng tương ứng là 73,4% - 10,7% - 15,9%). 1742 722 1197 1806 777 1291 1940 824 1410 2061 964 1540 2191 1146 1710 2316 1334 1960 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Biểu đồ 2.1: TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH BÌNH ĐỊNH (GDP) (Theo giá so sánh 1994 - ĐVT: Tỷ đồng)

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, XDCB Các ngành còn lại

42.2 22.6 35.2 40.8 23.6 35.6 41.5 24 34.5 39.8 25.8 34.4 38.5 26.8 34.7 38.8 26.7 34.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, XDCB Các ngành còn lại

Nông nghiệp

Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (theo giá cố định năm 1994) tăng bình quân hàng năm 5,8%, giá trị tăng

thêm 5,7%. Tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng lên, năm 2005 trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp chiếm 58,3%, chăn nuôi 41,7%. Diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả tiếp tục phát triển, bước đầu tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nhiều loại cây trồng tăng khá. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt gần 600.000 tấn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, nhất là chăn nuôi gia súc, năm 2005, bò lai chiếm 45%/ tổng đàn, bò sữa đạt 4.000 con. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được tăng cường, độ che phủ rừng đạt chỉ tiêu đề ra (38%). Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 7%, năng lực đánh bắt, sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản đều tăng.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển. Đã qui hoạch, đầu tư phát triển một số khu, cụm công nghiệp, bước đầu đưa một số cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều lao động về nông thôn. Một số làng nghề được khôi phục và phát triển. Cơ khí hoá nông nghiệp phát triển khá nhanh, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, góp phần tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động trong nông nghiệp. Dịch vụ phục vụ kinh tế nông nghiệp và nông thôn có bước phát triển. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp đáng kể, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá… Nhiều cụm dân cư mới ở nông thôn được hình thành, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh.

+

Biểu đồ 2.3: CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP (Giá cố định 1994) 1397.3 1413.8 1529.9 1597.5 1581.9 380.13 499.67 529.6 590.17 712.06 44.18 48.7 55.96 67.53 60.97 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2002 2003 2004 2005

Trổng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp phát triển với nhịp độ khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 16%, giá trị tăng thêm 15,3%. Riêng năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.451 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Trong đó, khu vực ngoài nhà nước tăng 35,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,9%, khu vực DNNN Trung ương tăng 21,6%, tuy nhiên khu vực DNNN địa phương giảm 7,5% so với năm trước. Một số sản phẩm tăng khá là gỗ xẻ tăng 30,1%, gỗ tinh chế tăng 13,1%, dăm bạch đàn tăng 55%, đá ốp lát tăng 164,3%, xi măng tăng 32,1%, gạch xây dựng tăng 8,7%, dịch truyền tăng 88,5%, thuốc uống tăng 59,4%. Ngoài ra trong những năm qua, Ban lãnh đạo tỉnh đã chú trọng chỉ đạo công tác qui hoạch và đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, qui hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, vận dụng thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, khuyến khích

phát triển sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ và 10 cụm công nghiệp ở các huyện và thành phố Qui Nhơn đã được hình thành, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng khá, chủ yếu là công nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt, Khu kinh tế Nhơn Hội đang được khẩn trương triển khai xây dựng, khi hình thành sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Biểu đồ 2.4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO KHU VỰC (Giá cố định 1994) 2005 1283.6, 39% 1986.9, 60% 47.5, 1% Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

2001 1015.4, 60% 667.5, 40% 5.1, 0% Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Các ngành dịch vụ, du lịch

Qua đánh giá cho thấy các ngành dịch vụ, du lịch của tỉnh đã có bước phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần kinh tế tham gia. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 10,3%, giá trị tăng thêm 10,1%. Hoạt động nội thương phát triển khá và đa dạng. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 773 triệu USD, bình quân hàng năm tăng 19,2%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng khá như gỗ tinh chế, dược phẩm, giày dép… Sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn, thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng được mở rộng. Hoạt động du lịch có bước phát triển về cả lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Các tuyến, điểm du lịch được qui hoạch và từng bước đầu tư xây dựng. Các hoạt động dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách phát triển mạnh. Hàng hoá thông qua cảng biến năm 2005 đạt 3.500.000 tấn, trong đó

cảng Quy Nhơn đạt 3 triệu tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2000, cảng Thị Nại đạt 500.000 tấn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000. Hệ thống bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển và từng bước được hiện đại hoá. Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, kỹ thuật, tin học… được mở rộng.

Xét về các thành phần kinh tế của toàn tỉnh cho thấy đã có sự phát triển toàn diện trong tất cả các thành phần. Các DNNN được sắp xếp, đổi mới và từng bước cổ phần hóa, hầu hết các DNNN sau khi cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả hơn. Kinh tế hợp tác và HTX có bước phát triển về số lượng, hoạt động có hiệu quả hơn, số HTX hoạt động đạt loại khá giỏi chiếm 40%. Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển khá, đúng hướng. Khu vực này chiếm 47% tổng vốn đầu tư phát triển, đóng góp trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp và 65% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)