Giải pháp về phát triển hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 92 - 94)

Nhận định chung của các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh, một trong những vấn đề quan ngại lớn đối với họ là mặt bằng hoạt động. Theo báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh thì hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư rất chậm, thời gian tiến hành giải phóng mặt bằng tương đối dài (khu công nghiệp Phú Tài gần 7 năm, khu công nghiệp Long Mỹ gần 4 năm) nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án đầu tư và gây trở ngại cho một số hộ dân nằm trong vùng giải tỏa (do chưa có nguồn kinh phí chi trả). Chính điều này đã dẫn đến hiện trạng là hầu hết các doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh đều được giao mặt bằng thô, việc giải phóng mặt bằng sẽ do doanh nghiệp thực hiện và sau đó khoản chi phí này sẽ được tính trừ vào tiền thuê đất hàng năm. Khi tiến hành so sánh với một số khu công nghiệp của tỉnh lân cận là Phú Yên ta thấy có sự khác biệt hoàn toàn khác, bởi lẽ đối với tỉnh này khi doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp thì sẽ được giao ngay mặt bằng “trắng” do đó sẽ dễ dàng triển khai dự án của doanh nghiệp. Tuy nhiên vì tỉnh này còn hạn chế rất lớn về nguồn lực lao động nên xét toàn diện các doanh nghiệp vẫn đánh giá cao hơn các khu công nghiệp của tỉnh Bình Định. Với cách nhìn toàn diện trên để môi trường đầu tư vào các khu công nghiệp của Tỉnh càng thêm hấp dẫn thì yêu cầu đặt ra là UBND tỉnh cần thực hiện ngay các kiến nghị sau nhằm cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp:

- Trong kế hoạch hàng năm, đề nghị UBND tỉnh cân đối và bố trí kịp thời từ nguốn vốn ngân sách địa phương cho kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp.

- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết khối lượng thanh toán công nợ cho các đơn vị thi công các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt từ nguồn ngân sách hỗ trợ theo Quyết định số 26/2002/QĐ- UB ngày 19/3/2006.

- Đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương thanh toán tiền thuê lại đất sử dụng kết cấu hạ tầng đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp theo phương thức trả một lần cho nhiều năm (10 năm, 20 năm hoặc cả chu kỳ) để tái tạo nguồn vốn cho Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp hoạt động.

- Hiện việc đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp của tỉnh đều do đơn vị trực thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp là Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện nên tiềm lực về vốn cũng như những nhân tố hoạt động khác rất hạn chế do đó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình giải phóng, vì vậy xét thấy cần có sự thay đổi cơ chế cho phép thu hút thêm các nhà đầu tư khác đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc hỗ trợ cần phải thực hiện trên cả phương diện bảo đảm an toàn tài sản cho các doanh nghiệp, cụ thể là vấn đề an ninh và phòng cháy chữa cháy. Đối với hoạt động của Đội bảo vệ khu công nghiệp hiện nay rất hạn chế nhiều mặt: về thẩm quyền không phải là công an nên hiệu quả thấp trong xử lý, kinh phí hoạt động sử dụng từ nguồn huy động của doanh nghiệp nhưng hiện tại rất khó thu do doanh nghiệp chưa tin và cho rằng khoảng thu này nằm trong tiền thuê kết cấu hạ tầng đã nộp cho Công ty Phát triển hạ tầng, chính vì vậy cần phải nhanh chóng đưa ra qui định và thông báo cụ thể đến từng doanh nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội. Về vấn đề phòng cháy chữa cháy thì tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra rất nhiều vụ và đã gay thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp, sự việc xảy ra ngoài dự kiến nhưng vấn đề đáng nói là công tác phòng cháy và chữa cháy đang rất bị

Một phần của tài liệu Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf (Trang 92 - 94)