Khi cho 2 khí khác nhau tác dụng trong 1 buồng phản ứng có đủ điều kiện thích hợp, người ta thu được 1 hỗn hợp gồm 3 khí.. + Nếu dẫn hỗn hợp 3 khí đó qua 1 ống thuỷ tinh đốt nóng có đựn
Trang 1SỞ GD - ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 12 - MÔN HÓA HỌC TRƯỜNG THPT VÂN CỐC NĂM HỌC 2010 - 2011
Gv: Vũ Duy Khôi Thời gian làm bài: 180 phút
……… ……… ……… ………
Câu I: (3 điểm )
1) Khi cho 2 khí khác nhau tác dụng trong 1 buồng phản ứng có đủ điều kiện thích hợp,
người ta thu được 1 hỗn hợp gồm 3 khí
+ Nếu dẫn hỗn hợp 3 khí đó qua 1 ống thuỷ tinh đốt nóng có đựng lượng dư CuO, sau đó dẫn qua nước thấy có 1 khí thoát ra
+ Nếu dẫn hỗn hợp 3 khí trên qua nước chứa Cu(OH)2 dư thì thấy có 2 khí thoát ra
Hỏi 2 khí ban đầu là 2 khí gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2) Trong 1 bình kín dung tích không đổi 1 lít và ở nhiệt độ không đổi t0C Nồng độ cân bằng mol/l của các chất trong phản ứng như sau:
CO + Cl2 COCl2 ( Photgen)
0,02 0,01 0,02
Bơm thêm vào bình 1,42g Cl2 tính nồng độ của các chất ở trạng thái cân bằng mới
Câu II (3 điểm )
Dung dịch X là dung dịch hỗn hợp gồm axit yếu HA 0,1M và NaA 0,1M
1) Tính pH của dung dịch X ( Biết Ka HA= 6,8.10- 4)
2) Thêm vào 1 lít dung dịch X trên :
a) 0,01 mol HCl
b) 0,01 mol NaOH
Hãy tính pH của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp
Câu III: ( 3 điểm)
Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong 1 bình kín dung tích không đổi, chứa không khí ( 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành phần % theo thể tích: N2 (84,77%), SO2 ( 10,6%), còn lại
là O2
Hòa tan chất rắn B trong dung dịch H2SO4 vừa đủ, dung dich thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư Lọc lấy kết tủa, làm khô và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi, thu được 12,885g chất rắn
a) Tính % về khối lượng mỗi chất trong A
b) Tính m
Câu IV: ( 3 điểm )
Hoàn thành các phương trình phản ứng theo các sơ đồ sau:
1)
Trang 2
C4H6O
C8H12O4
(A)
(B) (C) (D)
(1) (2) (3)
2) Etanol X1 X2 Axit lactic
3) C5H8 C5H10O C5H8O C5H9O4SNa
Câu V: ( 3 điểm )
1) Giải thích tại sao:
a) Ở đáy các chai đựng Fomalin thường xuất hiện kết tủa dưới dạng màu trắng
b) Ở các lọ đựng benzanđehit ( chất lỏng) thường xuất hiện những tinh thể chất rắn bám vào thành lọ, nơi mặt thoáng của chất lỏng
2) Dung dịch HCOOH có lẫn tạp chất HCHO Bằng phương pháp hoá học em hãy chứng
minh sự có mặt của HCHO trong dung dịch đó
3) Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit thu được 3 mol glixin, 1 mol alanin và 1
mol phenylalanin Còn khi thuỷ phân không hoàn toàn thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala mà không thấy có Phe-Gly Xác định cấu tạo của pentapeptit đó
Câu VI: ( 2 điểm )
Hai hợp chất hữu cơ A,B đều chỉ chứa 2 nguyên tố và là đồng phân của nhau, có khối lượng mol 150 < M < 170 A phản ứng với dd AgNO3/NH3 tạo ra chất C, phản ứng H2O( HgSO4) tạo ra chất D Đun nóng D với dd KMnO4 trong H2SO4 loãng sinh ra chất hữu cơ duy nhất E có cấu tao:
3
CH3
C
COOH
COOH
CO
B phản ứng với hơi Br2 có chiếu sáng thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất G
Biết B không phản ứng với Br2 khi có bột Fe/t0C và đốt cháy m(g) B thu được m(g) H2O Xác định CTCT và gọi tên A, B, C, D, G Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Câu VII: ( 2 điểm )
Từ dầu mỏ, người ta tách được các hiđrocacbon A,B,C dưới tác dụng của ánh sáng, brom hóa A (1:1) ta thu được sản phẩm A1 Phân tích định lượng A1 ta có: 55,81%C; 6,98%H; 37,21%Br Bằng phương pháp vật lí cho biết A1 gồm 2 loại phân tử với số lượng nguyên tử tương đương nhưng có phân tử khối hơn kém nhau 2đvC B, C có nhiều hơn A 2 nguyên tử H a) Xác định CTPT của A, B, C
b) Cả A, B, C đều không làm mất màu dung dịch Br2 và chỉ chứa C bậc II và III
Tỉ lệ số nguyên tử C bậc III : số nguyên tử C bậc II ở A là 2:3; Còn ở B và C là 1: 4
Hãy xác định CTCT của A, B, C
Câu VIII ( 1 điểm )
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về dầu mỏ
Trang 3……… Hết………