Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
247,47 KB
Nội dung
Chương IV: Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt I. Đặc điểm và tác dụng của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). 1. Khái niệm về TTKDTM. TTKDTM là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng – dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền trên tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng tại NH dưới sự kiểm soát của NH hoặc bằng cách bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt. 2. Đặc điểm của TTKDTM. TTKDTM là việc dùng tiền ghi sổ để thanh toán bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người trả sang tài khoản người thụ hưởng thông qua bù trừ lẫn nhau mà không dùng đến tiền mặt. TTKDTM gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính – tín dụng, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống NH, bên cạnh sự áp dụng của kỹ thuật tin học, do đó việc thanh toán qua hệ thống NH luôn an toàn, tiện lợi và nhanh chóng. TTKDTM phản ánh sự vận động của vật tư hàng hóa. 3. Tác dụng. TTKDTM thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế, dẫn đến sự giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông, tăng tích lũy cho quá trình tái sản xuất. TTKDTM tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội. TTKDTM tạo khả năng để tập trung nguồn vốn của xã hội vào hệ thống NH để đầu tư cho phát triển kinh tế. TTKDTM tạo điều kiện kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân trong xã hội. II. Những nguyên lý cơ bản của TTKDTM. 1. Quy chế và nguyên tắc chung. Phải có 3 bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung tâm thanh toán. Các chủ thể thanh toán phải mở tài khoản tại NH để thực hiện thanh toán. Các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng các biểu mẫu quy định. Các NH phải có trách nhiệm thực hiện đúng đắn những ủy nhiệm của khách hàng. 2. Đối tượng tham gia. Người trả tiền: thường là người khởi xướng việc thanh toán. Người nhận tiền: thụ hưởng số tiền. các trung gian thanh toán: NH thương mại, NH đầu tư, hợp tác xã tín dụng.v.v. III. Các hình thức TTKDTM ở Việt Nam. 1. Thanh toán bằng séc. a. Khái niệm. Thanh toán bằng séc là một phương thức thanh toán trong đó việc trả tiền được tính trên cơ sở của những chứng từ có tên là séc. Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn, yêu cầu NH phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định được ghi trên séc. Séc được phép lưu hành rộng rãi, về phân loại séc thanh toán có 2 loại là séc ký danh (được phép chuyển nhượng khi có ký hậu) và séc vô danh (tự do chuyển nhượng). b. Phạm vi áp dụng. Séc được dùng để thanh toán tiền hàng hóa - dịch vụ, nộp thuế trả nợ .v.v. hoặc dùng để rút tiền mặt tại các NH khi có yêu cầu. Thời hạn thanh toán séc là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày thụ hưởng nộp séc vào NH (có trừ ngày lễ và chủ nhật). Việc thanh toán bằng séc do người trả tiền khởi xướng và kết thúc bằng việc ghi có lên tài khoản của người thụ hưởng. c. Quy định trong việc thanh toán bằng séc. Séc là một phương tiện thanh toán khá phổ biến trên thế giới. Nhìn chung, các nước sử dụng séc làm phương tiện thanh toán quốc tế đều áp dụng đến những quy định có liên quan đến việc thanh toán séc trong công ước Giơnevơ 1931. Cụ thể một điểm như sau: Đối với đơn vị phát hành séc Phải ghi rõ ràng, đầy đủ các yếu tố đã in sẵn trên tờ séc bằng bút bi, không được tẩy xóa, sửa chữa, séc phải có đầy đủ hai chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng. Không được phát hành quá số dư tiền gởi thanh toán trên tài khoản thanh toán séc hay hạn mức kinh phí trên tài khoản mở tại NH. Khi chủ tài khoản phát hành séc quá số dư sẽ bị phạt. Phải bảo quản séc chặt chẽ, nếu mất phải báo ngay với NH và phài báo bằng văn bản. Đối với đơn vị nhận séc Kiểm tra tính hợp lệ của séc. Lập bảng kê nộp séc vào NH trong thời gian hiệu lực của séc. Hiện nay, thanh toán séc bằng 4 loại: séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền và séc cá nhân.