1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thí nghiệm cao áp doc

43 5,2K 104

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 5,33 MB

Nội dung

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm.7/ Tiến hành đo và lấy số liệu : - Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợ

Trang 1

Mục lục :

Trang Chương 1 : Các phép đo cơ bản

- Mục đích và ý nghĩa công tác thí nghiệm điện 1

- Khái niệm thừơng dùng trong công tác thí nghiệm 1

- Phép đo điện trở cách điện 1

-Phép đo điện trở một chiều 5

-Phép xác định cực tính và tổ đấu dây 8

-Phép đo hệ số tổn hao điện môi cách điện 11

-Phép thử cao thế bằng điện áp chỉnh lưu (một chiều) và đo dòng rò 17

-Phép thử cao thế bằng điện áp có tần số 50Hz 17

Chương :2 Thí nghiệm các thiết bị điện

-Thí nghiệm lắp mới máy biến áp lực cấp điện áp từ 110KV trở lên 19

-Thí nghiệm lắp mới biến áp lực cấp điện áp ≤35KV 27

-Thí nghiệm định kỳ máy biến áp 28

-Thí nghiệm Máy biến điện áp 29

-Thí nghiệm Máy biến dòng điện 30

-Thí nghiệm cáp lực cao thế 34

-Thí nghiệm cáp lực hạ thế 35

- Thí nghiệm Cầu chì cao thế 35

-Thí nghiệm Tụ điện cao thế và hạ thế 36

-Thí nghiệm máy phát điện đồng bộ 37

- Thí nghiệm đo điện trở nối đất (tiếp địa) 40

-Thí nghiệm sứ cách điện ,thanh cái 41

-Thí nghiệm Các Dụng cụ an toàn 42

-Các bước thí nghiệm một một thiết bị

Trang 2

cuoi I-Mục đích và ý nghĩa công tác thí nghiệm điện

- Mục đích của công tác thí nghiệm là đánh giá chất lượng của các thiết bị điện trong công trình và phát hiện các sai sót trước khi đưa các thiết bị này vào sử dụng

- Ý nghĩa công tác thí nghiệm : là cơ sở có tính pháp lý khẳng định công trình đã sẵn sàng cho việc sử dụng vận hành

- Công tác thí nghiệm điện là gì ?là công việc đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng của một công trình về mặt điện Công tác thí nghiệm Điện bao gồm các công tác sau :

- Đánh giá thiết bị

- Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị trong tổng thể công trình

- Đưa ra những kết luận cuối cùng của công trình về mặt điện

II- Công tác đánh giá chất lượng :

1/ Đánh giá thiết bị :

- sử dụng các thiết bị kiểm tra tiến hành đo đạc lấy số liệu của từng thiết bị

- sử dụng các thiết bị thử nghiệm thử khả năng chịu đựng của thiết bị

- so sánh các số liệu đo được và phép thử nghiệm với các tiêu chuẩn có tính pháp lý để đánh giá thiết bị

2/ Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị :

- dựa vào các thiết kế có tính pháp lý để kiểm tra sự hoạt động của từng thiết bị có đúng với thiết kế

- trên cơ sở kiểm tra này phát hiện những điểm sai trong quá trình thi công cũng như điều bất hợp lý trong thiết kế

3 /Kết luận cuối cùng :

- Dựa vào công tác đánh giá chất lượng thiết bị và kiểm tra hoạt động của từng thiết bị đưa ra kết luận chung về công trình

Bài 1 : Các khái niệm thừơng dùng trong công tác thí nghiệm cao áp

- Đối tượng thí nghiệm :là thiết bị điện hoặc tập hợp các thiết bị điện liên kết với nhau sẽ được kiểm tra

- Thiết bị thí nghiệm : là thiết bị dùng để kiểm tra một hạng mục hay nhiều hạng mục của thiết bị ví dụ megaômet

- Hạng mục thí nghiệm : là một phép đo lấy số liệu hay phép thử nghiệm thiết bị ví dụ hạng mục tỉ số biến

- Tiêu chuẩn thí nghiệm :là tập hợp các số liệu chuẩn do nhà nước hay nhà sản xuất thiết bị quy định làm cơ sở so sánh ví dụ Tiêu chuẩn nghành điện ,IEC

- Phương pháp thí nghiệm : phương pháp thực hiện kiểm tra ví dụ xác định tỉ số biến máy biến áp có thể dùng nguồn 3 pha hay nguồn một pha …

- Người thí nghiệm : là nhân viên thực hiện các phép đo lường , thử nghiệm

- Thiết bị nhất thứ: là các thiết bị điện lực gồm các nhóm máy điện tĩnh (máy biến

áp, máy biến điện áp, máy biến dòng điện), máy điện quay (máy phát điện, động cơ điện), máy cắt và dao cách ly (máy cắt, dao cách ly, dao cắt phụ tải, cầu chì cao thế), thiết bị điện khác trong Trạm biến áp (thanh cái, chống sét, tụ điện, kháng điện, sứ cách điện)

- Thí nghiệm mới (TNM): là thí nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào sử dụng

Trang 3

- Thí nghiệm định kỳ (TNĐK): là thí nghiệm chẩn đoán, phòng ngừa sự cố đối với thiết bị điện sau một khoảng thời gian làm việc theo qui định

Bài 2 :Phép đo điện trở cách điện

1/Các định nghĩa :

- Điện trở cách điện: là điện trở của cách điện khi đặt một điện áp một chiều vào cách điện của thiết bị điện

- Hệ số hấp thụ: là tỷ số giữa điện trở cách điện đo được sau 60 giây (R60”) kể từ lúc đặt điện áp và điện trở cách điện đo sau 15 giây (R15”)

- Hệ số phân cực: là tỷ số giữa điện trở cách điện đo được sau 10 phút kể từ lúc đặt điện áp và điện trở cách điện đo sau 1 phút

2/Ý nghĩa của phép đo :

- Điện trở cách điện là hạng mục kiểm tra đầu tiên để đánh giá sơ bộ về tình trạng cách điện của các thiết bị điện

- Để đánh giá sự biển đổi của dòng điện rò qua cách điện theo thời gian, khi đo điện trở cách điện xác định thêm hệ số hấp thụ và hệ số phân cực

3/Phương pháp đo điện trở cách điện:

- Gián tiếp :

Dùng vônmét và ampemét một chiều đo dòng điện rò ở các điện áp tiêu chuẩn 500V,1000V,2500V,5000V

Rcđ = Uđ/Irò (MΩ)

Uđ : Điện áp một chiều đặt vào cách điện

Irò :Dòng điện rò đo được

- Phương pháp trực tiếp :

Dùng Mêgaômét chuyên dùng có điện áp trên các cực đo :

500V,1000V,2500V,5000V

Lúc này trị số trên mêgôm là trị số thực của Rcđ

4/Cách đo cơ bản:

Một cực điện áp đo đặt vào phần dẫn điện của thiết bị ,cực điện áp còn lại đặt vào phần cách điện của thiết bị

5/Sử dụng mêgômmét:

Đo Rcđ giữa phần dẫn và vỏ không loại trừ dòng rò từ mạch khác

Đo Rcđ giữa phần dẫn và vỏ có loại trừ dòng rò từ mạch khác

Trang 4

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo.

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn

- Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế

- Khi thí nghiệm máy điện : ghi thêm nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm.7/ Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợp

- Cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí ON đồng thời theo dõi đồng hồ thời gian

- Ghi nhận lại các giá trị điện trở cách điện ở các :thời điểm 15 giây và thời điểm 60 giây hoặc các thời điểm khác sau khi đặt điện áp đo theo yêu cầu của phép đo

- Đo cách điện của đối tượng thí nghiệm của máy điện theo quy định :

cách điện của các phần dẫn điện so với vỏ

cách điện giữa các phần dẫn điện so với nhau

- Đối với các máy biến áp lực ≥110kV khi có yêu cầu thì lấy thêm các giá trị điện trở cách điện tại các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 5, 7, 8, 9, 10 phút để vẽ đặc tuyến điện trở cách điện theo thời gian và xác định hệ số phân cực

- Đối với các, tụ điện, kháng điện : ghi nhận lại các giá trị điện trở cách điện ở các thời điểm 15 giây, 60 giây sau khi đặt điện áp đo theo yêu cầu của phép đo để xác định hệ

số hấp thụ

Trang 5

- Đối với các máy điện tĩnh, máy điện quay: khi giá trị đo không ổn định thì tạm thời ngừng đo, đấu tắt các đầu cực cuộn dây và đấu đất ít nhất trong 5 phút để xả hoàn toàn các điện tích dư.

- Sau khi đo xong thì tắt nguồn thí nghiệm, dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư

- Đấu nối sơ đồ đo thích hợp với phép đo kế tiếp và tiến hành các bước tương tự để đo

và lấy số liệu

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái ban đầu

8/Xử lý số liệu :

- Khi nhiệt độ đo khác với nhiệt độ tiêu chuẩn hoặc nhiệt độ ghi trong lý lịch thiết bị thì phải hiệu chỉnh Rcđ theo nhiệt độ bằng một hệ số K2

t1 :nhiệt độ đo trước đó hay cho trong lí lịch

t2 :nhiệt độ đo đo sau

- Δt> 0 khi quy đổi về t1 phải nhân với K2

- Δt< 0 khi quy đổi về t1 phải chia với K2

Ví dụ : Rcđ =1000MΩ ở t1=250c cho trong lí lịch ,Rcđ =600MΩ ở t2=350c quy đổi về t1 Δt=10>0 , K2=1.5, : Rcđ quy đổi = 600 x 1.5 = 900MΩ

- Tính hệ số hấp thụ Kht=R60”/R15”

K≥1.3 cách điện khô ,K <1.3 cách điện bị ẩm

- Tính hệ số phân cực Kpc=R10/R1”

Từ các kết quả này so sánh với tiêu chuẩn để kết luận điện trở cách điện

Bài 3 : Phép đo điện trở một chiều

1/Các định nghĩa :

- Điện trở một chiều : là điện trở thuần của cuộn dây các máy điện được đo khi đặt một điện áp một chiều vào hai đầu cực của cuộn dây đó

2/Ý nghĩa :

- Điện trở một chiều cuộn dây là thông số xác định tình trạng các cấu trúc phần dẫn dòng trong máy điện : cuộn dây chính, cuộn dây phân áp, các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong, các cấu trúc dẫn điện của bộ chuyển nấc phân áp

3/Phương pháp đo

- a/Gián tiếp :Dùng vôn mét và ampemét

Trang 6

Điện trở một chiều

R=U/I

U : Điện áp một chiều đo

I :Dòng điện đo được

Lưu ý trong phương pháp này cần:

- chọn điện trở hạn chế thích hợp

- đối tượng thí nghiệm có tính điện cảm lớn cần tháo đồng hồ vôn trước khi ngắt mạch

- b/Trực tiếp:

Dùng các cầu đo điện trở một chiều như : P333T

Giá trị thể hiện trên cầu đo là giá trị trực tiếp

4/Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện , cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp , vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm , sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Kiểm tra nguồn , các đầu nối và dây đo của thiết bị đo điện trở một chiều chuyên dụng hoặc đồng hồ Ampe, Vôn DC (khi đo bằng phương pháp V-A) phải đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật

- Đấu nối sơ đồ đo theo nguyên tắc : điện trở một chiều của cuộn dây máy điện được qui định đo cho tất cả các pha, các cuộn dây ở toàn bộ các nấc phân áp của cuộn dây (đối với máy biến áp) hoặc phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo Trị số dòng điện một chiều để đo cần phải không làm cho nhiệt độ cuộn dây thay đổi đáng kể để tránh sai số do nhiệt độ (dòng đo không được vượt quá 20% dòng điện định mức của cuộn dây máy điện)

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ , treo biển báo và cử người canh an toàn

- Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế

- Khi thí nghiệm máy điện : ghi thêm nhiệt độ dầu , nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm5/Tiến hành đo và lấy số liệu :

Trang 7

- Bật chuyển mạch chọn thang đo dòng điện và điện trở trên thiết bị đo điện trở một chiều chuyên dụng về vị trí thích hợp.

- Bật chuyển mạch cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí ON đồng thời theo dõi đến khi điện trở ổn định thì ghi nhận giá trị đo

điện trở điều chỉnh trong mạch đo để giảm thời gian ổn định dòng đo (thời gian quá độ của mạch R-L) và tiến hành theo trình tự sau:

- Đóng nguồn một chiều, dùng biến trở điều chỉnh cho dòng điện đo phù hợp với yêu cầu Chờ cho dòng điện đo ổn định

- Nhấn nút ấn đo áp, trong cùng một thời điểm, đọc trị số dòng điện và điện áp

- Nhả nút ấn đo áp trước khi cắt nguồn một chiều (hoặc khi thay đổi nấc phân áp của

bộ điều áp dưới tải)

Lưu ý : Sơ đồ đo điện trở một chiều bằng phương pháp Vôn - Ampe:

- Sau khi đo xong thì tắt nguồn thí nghiệm , dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư

6/Xử lý số liệu :

Khi nhiệt đo khác với nhiệt độ tiêu chuẩn hoặc ghi trong lý lịch máy cần phải quy đổi về một nhiêt độ

- Công thức tính qui đổi điện trở một chiều theo nhiệt độ:

- Vật liệu chế tạo cuộn dây bằng đồng:

1

2 1

235t

t

*R

245t

t

*R

+

+

=

Rt1:điện trở đo ở nhiệt độ t1,Rt2:điện trở đo ở nhiệt độ t2

T1 nhiệt độ đo lần trước , t2 nhiệt độ đo lần sau

- Tính toán sai số theo phần trăm

- Trên cơ sở đó so sánh với tiêu chuẩn đưa ra kết luận

Bài 4: Phép đo tỉ số biến

1/ Các định nghĩa :

- Đối với máy biến áp lực ,biến điện áp ,biến dòng điện : tỉ số biến là hệ số biến đổi giữa

sơ cấp và thứ cấp và một trong những thông số cơ bản

C c

a A

b B

Trang 8

2/Ý nghĩa :

- Kiểm tra tính đúng đắn của cấu trúc cuộn dây Kết hợp với các hạng mục thí nghiệm khác để xác định mức độ chạm chập vòng dây

- Xác định chức năng của các cuộn dây

3/Phương pháp đo:

- Đối tượng thí nghiệm : là máy biến áp lực ,máy biến điện áp thì :

Nguồn thí nghiệm là nguồn áp ,thiết bị đo lường là đồng hồ vôn và được nối song song

- Đối tượng thí nghiệm :là biến dòng điện

Nguồn thí nghiệm là nguồn dòng ,thiết bị đo lường là đồng hồ ampe và được nối nối tiếp4/Công tác chuẩn bị:

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp, vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm

- Lựa chọn nguồn thí nghiệm và thiết bị đo lường thích hợp, số lượng phép đo phù hợp với quy định của ngành điện hoặc của nhà chế tạo đối với từng đối tượng thiết bị được thí nghiệm

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo lường

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn

5/Tiến hành đo và lấy số liệu:

- Đối tượng thí nghiệm là biến áp điện lực :Xác định các nấc phân áp cần đo đối với từng cặp cuộn dây phù hợp với lý lịch máy và yêu cầu kiểm tra của nhà chế tạo Lần lượt tiến hành đo trị số của tất cả các nấc phân áp cần đo

- Đối tượng thí nghiệm là máy biến điện và biến dòng điện : Xác định các cuộn dây cần

đo phù hợp với lý lịch máy và yêu cầu kiểm tra của nhà chế tạo Lần lượt tiến hành đo trị số của tất cả các cuộn dây cần đo

- Ghi lại số liệu hiển thị trên thiết bị đo của từng phép đo Tính toán giá trị đo theo hướng dẫn của qui trình sử dụng thiết bị đo phù hợp với sơ đồ đo hiện tại

- Cần so sánh đối chiếu ngay số liệu đo với số liệu cho trong lý lịch máy (nhãn máy) để kiểm tra kết quả của từng nấc phân áp, kịp thời phát hiện các sai sót, các trường hợp bất thường trong từng nấc phân áp

- Đấu nối sơ đồ đo thích hợp với phép đo kế tiếp và tiến hành các bước tương tự để đo

và lấy số liệu

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị, cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái ban đầu

Bài 5 : Phép xác định cực tính và tổ đấu dây

1/Các định nghĩa :

- Cực tính là sự quy ước khi ta chọn một đầu của một cuộn dây làm cực tính thì một đầu nào đó của một cuộn dây còn lại sẽ có cùng cực tính

Trang 9

- Cực tính cuộn dây có ý nghĩa tương đối Hai cuộn dây (hay nhiều cuộn dây) có liên hệ

hỗ cảm sẽ có khái niệm cực tính tương đối so với nhau: Các cuộn dây được gọi là “có cùng cực tính” (tương ứng với một cách qui ước tên gọi các đầu cực của chúng) khi vectơ điện áp cảm ứng trong từng cuộn dây đều “cùng phương cùng chiều”

3/ Phương pháp xác định cực tính cuộn dây :

- Sơ đồ thí nghiệm : gồm nguồn một chiều và một vôn kế chỉ không

- Khi cho xung điện áp một chiều vào hai đầu cuộn dây và quy ước đầu cuộn dây được nối vào cực dương của nguồn điện là cực tính

- Hai đầu của cuộn dây còn lại đươc nối với vôn kế chỉ không

- Khi ta bắt đầu cấp xung điện áp một chiều thì vôn kế chỉ không sẽ lệch về phía dương

- Đầu dây nào đươc nối với cực dương của vôn kế chỉ không được xem có cùng cực tính với đầu dây nối với cực dương của nguồn một chiều

- Trên hình vẽ khi ta đóng cầu dao và vôn kế chỉ không lệch về phía + thì đầu a và đầu c có cùng cực tính

Nếu đối tượng thí nghiệm là máy biến điện áp hay máy biến áp một pha và máy biến dòng điện thì áp dụng phương pháp này

Nếu đối tượng là máy biến áp điện lực ba pha , máy biến điện áp ba pha thường sử dụng phương pháp xung một chiều ba trị số để xác định tổ đấu dây

4/Xác định tổ đấu dây biến áp điện lực ba pha , máy biến điện áp ba pha :

a/Định nghĩa :

- Tổ đấu dây máy biến áp được xác định là chỉ số của véc tơ điện áp thứ cấp (như chỉ số giờ của kim giờ) khi cho véc tơ điện áp sơ cấp (là kim phút) đang chỉ vào số 12 trên mặt đồng hồ

- Cần lưu ý các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp phải là các hệ thống véc tơ thứ tự thuận thì khái niệm tổ đấu dây mới có nghĩa (có như vậy, toàn bộ hệ thống véc

tơ đều quay đồng bộ theo chiều dương "ngược chiều kim đồng hồ", góc lệch pha tương đối giữa các hệ thống véc tơ mới không đổi)

Trang 10

- Tổ đấu dây máy biến áp là một thông số cấu trúc cơ bản, thể hiện góc lệch pha tương đối (gần đúng) giữa các hệ thống véc tơ điện áp sơ cấp và thứ cấp

b/ Ý nghĩa thông số tổ đấu dây :

- Là cơ sở áp dụng các sơ đồ thích hợp để tiến hành thí nghiệm các thông số của máy biến áp và áp dụng các công thức tính toán qui đổi kết quả thí nghiệm

- Là một trong những điều kiện để xem xét và tính chọn phương án đấu nối vận hành song song máy biến áp

- Tính toán bảo vệ rơ le

- Phối hợp trong đấu nối sơ đồ mạch dòng thứ cấp của bảo vệ rơ le (nhất là bảo vệ so lệch dọc)

c/Phương pháp xung một chiều ba trị số :

- Sau ba lần cấp xung thì tra bãng để xác định tổ đấu dây

Bảng 1: Cực tính xung một chiều ba trị số và tổ đấu dây tương ứng của máy biến áp

Trang 11

Thứ tự pha của cuộn dây ba pha là quy ước các đầu dây của của động cơ điện ba pha khi

ta đấu chúng với lưới điện ba pha thứ tự thuận thì động cơ sẽ quay theo chiều thuận (trục quay động cơ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía trục động cơ)

b/Ý nghĩa :

- Làm cơ sở cho viêc đấu nối các cuộn dây của động cơ phù hợp với điện áp làm việc của động cơ

c/Phương pháp đo

Cách thực hiện tương tự chỉ cấp xung một lần và đo trên hai cuộn dây còn lại Khi cấp xung vôn met chỉ không lệch trái

6/ Công tác chuẩn bị :

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp, vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn

7/Tiến hành đo và lấy số liệu :

a/Đo cực tính cuộn dây

- Xác định các đối tượng đo với từng cặp cuộn dây phù hợp với lý lịch máy và yêu cầu kiểm tra của nhà chế tạo Lần lượt tiến hành đo cực tính của tất cả các cặp cuộn dây cần đo theo hướng dẫn của thiết bị đo cực tính chuyên dụng hoặc đo cực tính xung điện áp cảm ứng khi có xung dương điện áp đặt vào đầu cuộn dây kia

- Nếu trong cả hai quá trình đóng xung (xung dương) và cắt xung (xung âm), cực tính điện áp tại cuộn dây đo cực tính đều giống như cực tính xung đưa vào cuộn dây cấp xung thì hai cuộn dây là cùng cực tính và ngược lại

- Cần so sánh đối chiếu ngay cực tính đo với cực tính cho trong lý lịch máy (nhãn máy)

để kiểm tra kết quả của từng cặp cuộn dây, kịp thời phát hiện các sai sót, các trường hợp bất thường không phù hợp với nhãn máy

b/Kiểm tra tổ đấu dây của máy biến áp

- Tiến hành đấu sơ đồ đo đối với từng cặp cuộn dây theo bảng , đo xung một chiều ba trị

số, ghi lại các giá trị cực tính Tra bảng để biết được tổ đấu dây tương ứng với tổ hợp cực tính đo được

Trang 12

- Tiến hành kiểm tra tổ đấu dây theo chiều ngược lại, kết quả tổ hợp cực tính đo được cần phải đối xứng với tổ đấu dây đã xác định trong phép thử thuận qua chỉ số 12

(ví dụ : 1 đối xứng với 11, 2 đối xứng với 10, 3 đối xứng với 9, )

Trong trường hợp phép đo thuận và nghịch có chỉ số tổ đấu dây không đối xứng qua chỉ

số 12, cần phải xác định thứ tự tên pha và thứ tự pha của hai phía có trùng nhau hay không

- Lưu ý :khi thực hiện phép kiểm tra ngược xung điện áp cảm ứng phụ thuộc vào tỉ số biến tỉ số biến càng lớn xung điện ápcàng lớn có thể gây ra giật điện vàcần chọn vôn kế thích hợp để đo

Bài 6 Phép đo hệ số tổn hao điện môi cách điện

1/Các định nghĩa :

- Hệ số tổn hao điện môi (Tgδ hay DF) là tỉ số giữa thành phần tác dụng và thành phần phản kháng của dòng điện rò qua cách điện khi đặt trong một điện trường (điện áp) xoay chiều Uđ

Tgδ =I td/ Ipk

- Chất lượng của cách điện được phản ánh bằng tổn hao công suất P trong cách điện

P=Uđ x Itd = Uđ x Ir x cosφ = Uđ x Ipk x Tgδ

= Uđ x Tgδ x (Uđ/Xc) = Uđ2 x ωC x Tgδ

trong đó Uđ , ωC không đổi nên P phụ thuộc vào Tgδ

2/Ý nghĩa :

- Thí nghiệm hệ số tổn thất điện môi (Tgδ hay DF) dùng để xác định chất lượng cách điện chính của máy điện nói chung và máy biến áp nói riêng

- Tgδ lớn cách điện ẩm ,Tgδ nhỏ cách điện khô

3/ Phương pháp đo

Để đo Tgδ ta thường dùng cầu đo Tgδ (theo hệ nga cũ)

Sơ đồ này còn goi sơ đồ thuận

a/ Cấu tạo :

- TP máy biến áp thí nghiệm

- Cx Điện dung của đối tượng thí nghiệm

Trang 13

- Co điện dung mẫu

- G ganovamet cân bằng

- R3 Điện trở điều chỉnh

- C4 Điện trở điều chỉnh

- Các khe hở phóng điện

b/ Nguyên lý làm việc : Khi đặt vào cách điện một điện áp xoay chiều ,trong cách điện có dòng điện I chạy qua Phân tích dòng điện I này thành hai thành phần :thành phần tác dụng Itd và thành phần phản kháng Ipk

Đối với các loại cầu đo Tgδ khác thì trị số được tính theo hướng dẫn của nhà chế tạo

c/Các sơ đồ đo Tgδ

có hai sơ đồ đo : đo thuận và đo nghịch

1/Đo thuận (như đã trình bày ) thường áp dụng cho đói tượng thí nghiệm không có điểm nào nối đất Sơ đồ này rất ít sử dụng

2/Đo nghịch :

- Dây cao áp của biến áp thí nghiệm được nối vào vỏ cầu đo (vỏ cấu đo được cách ly với đất )

Sơ đồ này có nhược điểm

- dòng rò bề mặt cách điện cần đo ,Tụ Co ,dây do đều qua ganavamet nên gây sai số đo nhưng thực tế hay dùng vì phần lớn các đối tượng thí nghiệm đều có một đầu nối đất 4/Công tác chuẩn bị

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp, vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm, sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Vệ sinh bề mặt và lau khô bề mặt đối tượng đo đối tượng thí nghiệm

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo

Trang 14

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn

5/Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Ước lượng sơ bộ giá trị R3 và C4 và đặt ở giá trị đó

- Tăng điện áp đến một giá trị thấp hơn giá trị yêu cầu đo , điều chỉnh R3 và C4 ỏ các giá trị lớn cho cầu tương đối cân bằng

- Tiếp tục tăng đến giá trị yêu cầu và , điều chỉnh R3 và C4 ở các giá trị tinh chỉnh

- Trong quá trình đo không thể cân bằng cầu có thể do nhiễu điện trường mạnh cần phải tìm biện pháp khử nhiễu

- Khi đo cần áp áp dụng các biện pháp giảm sai số :

Lắp vòng chắn dòng rò bề mặt đối tượng thí nghiệm rồi nối với đầu chống nhiễu của cầu đo Sử dụng nguồn có ít sóng hài bậc cao

Bài 7 Phép đo không tải

1/Các định nghĩa :

Các thiết bị điện khi làm việc ở trạng thái không tải tiêu thụ một lượng công suất để từ hóa lõi thép phần công suất này gọi là tổn hao không tải và được xác định qua phép đo không tải

3/ Phương pháp đo

- Đối tượng thí nghiệm : là máy điện xoay chiều một pha :

Nguồn thí nghiệm là nguồn điện áp xoay chiều một pha ,thiết bị đo lường là đồng hồ vôn ampe , Óat mét một pha

- Đối tượng thí nghiệm : là máy điện xoay chiều ba pha :

Nguồn thí nghiệm là nguồn điện áp xoay chiều ba pha ,thiết bị đo lường là đồng hồ vôn ampe và Óat mét ba pha

Trang 15

- Lựa chọn nguồn thí nghiệm và thiết bị đo lường thích hợp, số lượng phép đo phù hợp với quy định của ngành điện hoặc của nhà chế tạo đối với từng đối tượng thiết bị được thí nghiệm.

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo lường

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người canh an toàn

5/ Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Nâng dần nguồn thí nghiệm đến giá trị điện áp định mức ,đồng thời đọc các giá trị trên thiết bị đo lường

- Trong quá trình nâng cần theo dõi có hiện tượng xãy ra

- Thí nghiệm này cần phải tiến hành trước khi tiến hành thí nghiệm đo điện trở cuộn dây bằng dòng điện một chiều Khi lõi thép máy điên bị từ hóa một chiều, dòng điện không tải cũng tăng lên làm cho thí nghiệm không tải không có độ chính xác cần thiết

để phát hiện nguyên nhân gây nên độ tăng dòng không tải

- Trong trường hợp nghi ngờ nguyên nhân gây ra sự tăng dòng không tải là do lõi thép

đã bị từ hóa một chiều, ta cần tiến hành biện pháp khử từ hóa một chiều lõi thép máy điện rồi tiến hành lại thí nghiệm không tải

Bài 8 :Phép đo ngắn mạch

1/Khái niệm :

Các thiết bị điện khi làm việc ở trạng thái có tải đều tiêu hao một lượng công suất dưới dạng nhiệt do điện trở của các cuộn dây phần công suất này gọi là tổn hao ngắn mạch và được xác định qua phép đo ngắn mạch

2/Ý nghĩa

- Thí nghiệm ngắn mạch xác định hai thông số cơ bản của máy điện : Thông số điện áp ngắn mạch và tổn hao ngắn mạch Các thông số này được sử dụng trong các trường hợp sau:

o Tính toán xác định hiệu suất máy điện

o Tính toán xác định biến đổi điện áp theo phụ tải của máy điện

o Tính chọn vận hành song song máy biến áp

o Tính toán vận hành kinh tế

o Tính chọn giá trị tác động của bảo vệ rơ le

3/Phương pháp đo

a/Đối tượng thí nghiệm là máy điện tĩnh :máy biến áp

Nguồn thí nghiệm là nguồn xoay chiều ,thiết bị đo lường :vônmét ,ampemet,oatmet

- Đưa nguồn thí nghiệm vào một cuộn dây (thường là phía cuộn dây cao áp ) Đấu tắt cuộn dây còn lại

- Nâng dần điện áp nguồn thí nghiệm cho đến khi dòng điện trong cuộn dây bằng dòng điện định mức

b/Đối tượng thí nghiệm là máy phát điện

Trang 16

- Đấu tắt các đầu ra của các cuộn dây stato

- Nâng dần dòng kích từ cho đến khi dòng điện trong cuộn dây stato bằng giá trị định mức

Bài 9 –Phép thử cao thế bằng điện áp chỉnh lưu (một chiều) và đo dòng rò

1/ Các định nghĩa :

- Dòng điện rò : Là dòng điện chạy trên bề mặt của cách điện khi đặt một điện áp chỉnh lưu vào cách điện của thiết bị điện

- Điện áp thử : Là điện áp đặt vào vật liệu cách điện của các thiết bị điện

- Trị số dòng điện rò: là trị số dòng điện đo được sau 01 phút kể từ lúc điện áp thử đạt đến trị số đã lựa chọn

2/Ý nghĩa

- Hạng mục kiểm tra để đánh giá về tình trạng cách điện của các thiết bị điện

- Thăm dò sự hư hỏng cục bộ của vật liệu cách điện

- Là thông số chính để xác định chất lượng thiết bị đối với một số loại chống sét van

- Thông qua sự biển đổi của dòng điện rò qua cách điện theo thời gian thí nghiệm , có thể đánh giá được mức độ suy giảm chất lượng của vật liệu cách điện

3/Phương pháp thử :

TN tự ngấu điều chỉnh

TP Biến áp tạo áp

P mỏ phóng

R điện trở hạn chế phóng

CL chỉnh lưu cao áp

Cx là đối tượng thí nghiệm

CT công tắc cao áp nối tắt đồng hồ μA ,khi cần lấy số liệu dòng thì nhấn CT

4/Công tác chuẩn bị :

- Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện , cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp , vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm , sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Đối với các loại máy điện : Thực hiện thêm việc nối tắt các đầu dây ra của mỗi cuộn dây được đo

- Vệ sinh các bề mặt cách điện bên ngoài của đối tượng được thí nghiệm để loại trừ sai

số đo do dòng rò bề mặt

Trang 17

- Lựa chọn điện áp thí nghiệm , số phép đo phù hợp với quy định của ngành điện đối với từng đối tượng thiết bị được thí nghiệm hoặc theo yêu cầu của nhà sãn xuất

- Kiểm tra nguồn , các đầu nối và dây đo của thiết bị phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ , treo biển báo và cử người canh an toàn

- Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường

- Khi thí nghiệm máy điện : ghi thêm nhiệt độ dầu , nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo

5/Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợp

- Cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo

- Tăng dần điện áp thử đến điện áp đã lựa chọn Tốc độ tăng điện áp 2.5KV/giây

- Ghi nhận giá trị dòng điện rò ở thời điểm 60 giây sau khi điện áp thử đạt đến giá trị đã lựa chọn

- Đối với các thiết bị cần kiểm chứng lại trị số điện trở cách điện : ghi nhận các giá trị dòng điện rò ở các thời điểm 15 giây, 60 giây sau khi điện áp thử đạt đến giá trị đã lựa chọn để xác định điện trở cách điện và hệ số hấp thụ

- Đối với các máy điện tĩnh , máy điện quay : khi giá trị đo không ổn định thì tạm thời ngừng đo , đấu tắt các đầu cực cuộn dây và đấu đất ít nhất trong 5 phút để xả hoàn toàn các điện tích dư

- Sau khi ghi nhận giá trị đo thì giảm điện áp về 0, cắt nguồn thí nghiệm , dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị ,cần phải vệ sinh thiết bị đo , dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu

Bài 10 –Phép thử cao thế bằng điện áp có tần số 50Hz

1/Các định nghĩa :

- Độ bền cách điện : Là khả năng chịu đựng điện áp xoay chiều cách điện chính của thiết bị mà không bị phá hủy hoặc chọc thủng

- Điện áp thử : Là điện áp đặt vào vật liệu cách điện của các thiết bị điện

- Cách điện được xem là bình thường: nếu trong quá trình thử không xảy ra hiện tượng phóng điện chọc thủng hoặc phóng điện bề mặt

2/Ý nghĩa :

- Hạng mục kiểm tra chính để đánh giá về tình trạng cách điện của các thiết bị điện

- Kiểm tra ở chế độ nặng nề nhất cách điện chịu đựng trong một phút mà tính chất cachs điện không bi phá hủy

3/Phương pháp thử :

AB thiết bị ngắt tự động

ĐA thiết bị điều chỉnh điện áp

TP Biến áp tạo áp

Trang 18

Cx đối tượng thữ nghiệm

4/ Công tác chuẩn bị :

- Kim tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện , cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp , vỏ thiết bị phải được nối đất

- Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm , sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống

- Đối với các loại máy điện : Thực hiện thêm việc nối tắt và nối đất các đầu ra của các cuộn dây không thử nghiệm

- Vệ sinh các bề mặt cách điện bên ngoài của đối tượng được thí nghiệm

- Lựa chọn điện áp thí nghiệm , phù hợp với quy định của ngành điện đối với từng đối tượng thiết bị được thí nghiệm

- Kiểm tra nguồn , các đầu nối và dây đo của thiết bị phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Đấu nối sơ đồ đo phù hợp quy trình sử dụng thiết bị đo

- Làm hàng rào an toàn bảo vệ , treo biển báo và cử người canh an toàn

- Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế của NTN

- Khi thí nghiệm máy điện : ghi thêm nhiệt độ dầu , nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo

- Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm 5/Tiến hành đo và lấy số liệu :

- Chọn điện áp thí nghiệm trên thiết bị đo về vị trí điện áp thích hợp

- Cấp nguồn thí nghiệm trên thiết bị đo

- Tăng dần điện áp thử đến điện áp đã lựa chọn với tốc độ tăng điện áp 2.5KV/giây

- Duy trì điện áp thử trong thời gian 1 phút , sau đó giảm điện áp về 0, cắt nguồn thí nghiệm , dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm đảm bảo an toàn

- Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị ,cần phải vệ sinh thiết bị đo , dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu

Trang 19

Chương 2 : Thí nghiệm các thiết bị điện

Bài 1 : Thí nghiệm lắp mới máy biến áp lực cấp điện áp từ 110KV trở lên

1/Hạng mục kiểm tra bên ngoài :

Xem xét tình trạng bên ngoài

- sứ đầu vào : có bị nứt, bị vỡ

- rơ le hơi : Phao có bị chìm ,rỉ dầu

- Rơ le dòng dầu , rơ le áp lực

- Bộ điều áp dưới tải ,không tải

- Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ

- Mức dầu trong máy biến áp ,bộ điều áp

- Bộ hút ẩm silicagen của bộ điều áp dưới tải ,Máy biến áp

- Các động cơ quạt mát (nếu có)

- nối đất vỏ máy

- Cánh tãn nhiệt , các tên pha

- v.v.v

2/ Hạng mục : Điện trở cách điện :

Thiết bị :Mêgômmet

Nguyên tắc thực hiện:

Đo điện trở cách điện của mỗi cuộn dây so các cuộn còn lại và vỏ(đất)

Các cuộn dây không tham gia vào phép đo được nối tắt và nối với vỏ máy

- Máy biến áp có 2 cuộn dây

Cuộn cao so với : cuộn hạ +vỏ

Trang 20

Khi máy biến áp có 3 cuộn dây đo

-Cuộn cao so với : cuộn trung +cuộn hạ +vỏ

-Cuộn trung so với : cuộn cao +cuộn hạ +vỏ

-Cuộn hạ so với : cuộn cao +cuộn trung +vỏ

-Cuộn cao so với cuộn trung

-Cuộn cao so với cuộn hạ

-Cuộn trung so với cuộn hạ

Cần xác định các trị số điện trở cách điện tai các thời điểm 15” và 60” để tính toán hệ số hấp thụ

Đối với máy biến áp có điện áp ≥ 110KV cần xác định thêm hệ số phân cực và đặc tính điện trở cách điện theo thời gian

Quy đổi các kết quã nhiệt độ tiêu chuẩn và đánh giá kết quã

3/Hạng mục thí nghiệm không tải :

1/Nguyên tắc :

Chỉ thực hiện cho một cuộn dây bất kỳ ,Cuộn dây cần đo có bộ phân thế khi đo cần chuyển về nấc định mức

Khi có đủ điều kiện về nguồn nên thực hiện đến điện áp định mức

Thông thường thí nghiệm chọn phía cuộn dây có điện áp thấp

Thiết bị vôn ampe oátmét

2/sơ đồ thí nghiệm :

a/ máy biến áp 3 pha

sơ đồ 2 oát mét

Trang 21

sơ đồ 3 oát mét

b/Máy biến áp một pha

Dòng không tải được tính toán

Máy biến áp ba pha

Ba pha Po= Pa + Pc (đối với 2 oátmét)

Po=Pa Pb +Pc (đối với 3 oát mét)

Trường hợp nguồn thí nghiệm là một pha và điện áp thấp thì thực hiện thí nghiệm ở điện áp thấp sau đó quy đổi về định mức định mức

Đo công suất trên hai pha ,pha không đo được nối tắt

Nếu cuộn dây đo là hình Y

Nếu cuộn dây đo là tam giác

công suất tính toán không tải ở điện áp thấp

Po' = (Poab +Pobc +Poac )/2

Ngày đăng: 08/08/2014, 20:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cực tính xung một chiều ba trị số và tổ đấu dây tương ứng của máy biến áp - Thí nghiệm cao áp doc
Bảng 1 Cực tính xung một chiều ba trị số và tổ đấu dây tương ứng của máy biến áp (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w