1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU pps

7 507 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 156,11 KB

Nội dung

VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU I. KÍCH THƯỚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG Thời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trong quá trình tự giải phóng. Aêng-ghen đã đánh giá: Ðó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất khổng lồ, về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng. Trong lĩnh vực nghệ thuật đã xuất hiện nhiều tài năng lớn: Nước Ý: Dante, Leonardo da Vinci, Michel Angelo. Nước Pháp: Rabelais, Ronsard, Montaigne. Nước Ðức: Rốtxlanh, Huýt ten Nước Tây Ban Nha: Cervantès, Lope de Vegas. Nước Anh: Shakespeare, Christophe Marlowe II.Ý NGHĨA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG: Thế kỷ XV, XVI là một thời đại mới ở Tây Aâu. Tây phương kinh ngạc trước những di sản văn hóa Hy la huy hoàng được truyền lại mà họ được biết qua những quyển sách chép tay của các nhà văn Hy Lạp sống ở Constantinople di cư tới khi kinh thành này bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm và năm 1453. Con người thời Phục Hưng bừng tỉnh dậy, coi thời Trung Cổ như bị chết. Giờ đây con người thời Phục Hưng muốn làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp xưa. Nền văn học ra đời trước khi có đạo Gia Tô và chưa hề bị thần học, kinh viện học, đạo đức phong kiến ức chế. Nền văn học đó lấy con người và cuộc đời làm trung tâm, xây dựng cuộc sống mới vượt qua thời đại Trung Cổ. Vì vậy thời đại Phục Hưng chính là khám phá mới về vũ trụ và con người. Ðó là một phong trào văn hóa và trí thức, khơi nguồn ở Ý, qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha và sau cùng mới tới nước Anh. Ở mỗi xứ sở nó tác động mỗi khác và có ảnh hưởng cụ thể trong từng địa hạt như hội họa và văn chương ở Ý, giáo dục và thi ca ở Pháp, tôn giáo và tư tưởng thần học ở Ðức, thi ca và kịch bản ở Anh. Từ ngữ Renaissance còn bao hàm ý nghĩa: Sự tái sinh của lòng say mê nền văn chương Hy La. Sử gia người Pháp Jules Michelet là người đặt ra từ này. Ông định nghĩa nó là: Sự khám phá mới về thế giới và con người. Xa hơn nữa nó hàm nghĩa một sự bừng tỉnh của tinh thần cá nhân và tinh thần hiện thế duy tục (Secularism) để phản ứng lại lối sống gò bó và tù túng về phương diện tinh thần của thời Trung Cổ. III. NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Về kinh tế chính trị thời Phục Hưng là giai đoạn quá độ từ chế độ Phong Kiến sang chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa. Từ thế kỉ thứ XIV, xứ Florence miền bắc nước Ý đã trở thành trung tâm văn hóa kinh tế phát triển nhất châu Aâu thời bấy giờ. Phong trào chống Phong Kiến và cải cách tôn giáo:Phong trào chống Phong Kiến do giai cấp tư sản lãnh đạo xen kẻ phong trào chống Phong Kiến của nhân dân nổ ra liên tiếp. Các phong trào này chống đạo Cơ Ðốc, Giáo Hội đã đưa đến những cuộc cải cách mạnh mẽ nhất với Luther (1483-1546) và Calvin (1509-1564). Ngọn lử cải cách tôn giáo lan nhanh qua Thụy Sỹ, Hà lan, Anh Những cuộc thám hiểm của Polo, Drake, Christophe Colomb, Magellan…. Ðã mở rộng một chân trời mới lớn rộng, gợi những khát khao hiểu biết.mặt khác, đời sống tiện nghi của người Hồi giáo ở vùng Trung cận Ðông đã cho họ thấy hình ảnh của một nếp sống đầy quyến rũ. Trong chiều hướng đó, trung tâm văn minh thế giới không còn là Ðịa Trung Hải nữa. Những bản đồ thế giới của Ptolémé được dùng làm tiêu chuẩn cho bao nhiêu thế hệ trước đây nay đã lỗi thời. Ðây cũng là thời kỳ của những khám phá khoa học: Y học, Toán học, Vật lý. Thiên văn, Ðịa lý. Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, khám phá của Galiléo và Copernic về tinh tú, tinh hệ đã làm đảo lộn hết mọi học thuyết của nhà thờ. Các nhà y học, giải phẩu học chứng minh rằng con người cũng chỉ là một sinh vật, sản phẩm của tự nhiên, chống lại thuyết siêu hình thần bí của nhà thờ. Tất cả làm thay đổi quan niệm Trung Cổ về địa vị con người trong vũ trụ. Về kỹ thuật, việc phát minh ra máy in đã đưa thời Phục Hưng vào một quĩ đạo mới. Johan Guttenberg (1400-1468) vẫn được coi là cha đẻ của máy in. Phát minh này đã góp phần gián tiếp làm gia tăng số lượng những người trí thức trong xã hội.Từ đó nảy sinh nhu cầu hiểu biết và khám phá… Ðiều đó cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần bác học. Người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào thành Constantinople đã lãm nhìu học giả Hy Lạp chạy trốn sang Ý ở các tỉnh Florence, Padua, Verona và nơi đây họ bắt đầu gây dựng một nền học hỏi mới, gieo rắc tinh thần nhiệt tình tìm hiểu văn học cổ Hy Lạp. Những nhà văn Ý đầu tiên tiếp tay cho việc gieo trồng hạt giống nhân bản là Petrarch (1304-1374) và Boccaccio (1313-1375 ). IV. TƯ TƯỞNG TRUNG TÂM CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN ( HUMANISM) Ðịnh nghĩa: Theo Vônghin, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức, chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài cuộc sống của nhân loại mà chính từ con người tồn tại thực tế trên trái đất, với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó. Những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn. Thuật ngữ Humanism trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng La tinh Literare Humaniores có nghĩa là sự nghiên cứu nhân văn. Ban đầu từ này dùng để ám chỉ lòng say mê nghiên cứu văn học cổ Hy La. Khoảng thế kỷ XVI, thi sĩ Petrarch và Boccaccio trong văn học Ý đã có tinh thần này. Cho đến nay những bài thơ tình của Petrarch gởi Laura vẫn giữ một địa vị cao trong thi ca về tình yêu lý tưởng. Hai ông còn là sứ giả của những nguồn tri thức mới. Thoát ly khỏi tinh thần triết học kinh viện khô khan, hai ông đã đào sâu nền văn minh Ý, nghiên cứu nhiều bản thảo La ngữ cổ, viết tiểu sử của các nhà văn xưa, và viết nhiều thư cho hai thi hào Homère và Virgile như là họ vẫn còn sống. Nhờ có máy in, các tác phẩm của các nhà văn xưa như Socrate, Platon, Aristote, thơ ca của Homère, Virgile thi nhau xuất hiện. Khi đã đến một trình độ trưởng thành nhất định, tinh thần nhân bản mang ý nghĩa chống lại tinh thần khổ hạnh, chế dục của nhà thờ thời Trung Cổ, làm cho con người có một nhân sinh quan thảm đạm và đen tối về cuộc đời đầy đau khổ. Con người thời phục Hưng bắt đầu tiếp nhận thế giới này trong một ý nghĩa lạc quan hơn, và không còn quan tâm nhiều đến Thượng đế hay thế giới bên kia. Con người thời Phục hưng cũng khám phára trần gian là một thưc tế đáng sống. Con người có quyền được hưởng những niềm vui, khoái lạc, hạnh phúc và tình yêu ở bên này của nấm mồ. Trong thời Trung Cổ, con người hoàn toàn bị mất hết giá trị trong quan niệm của nhà thờ: Con người là tội lỗi, trần gian là chốn đau khổ, muốn cứu chuộc tội lỗi con người phải hy sinh phần xác để cứu lấy phần hồn. Còn văn học Phục Hưng, theo F.M.Hulme viết: Truyện của thời Phục Hưng là truyện về sự sống lại của con người trong khoa học, trong phát minh, khám phá, nghệ thuật, văn chương, tôn giáo.Lý do sâu xa cơ bản của văn nghệ Phục Hưng là sự sống lại của giá trị con người. Thật vậy, nền văn học Phục Hưng chú trọng đề cao những con người toàn diện, ham học hỏi, khéo léo và thành công trong nhiều địa hạt. Ðó là hình bóng người quân tử của Castiglione hay chính là Léonardo da Vinci tài hoa muôn mặt. Tóm lại, nội dung của chủ nghĩa nhân văn bao gồm 2 vấn đề: Tấm lòng trân trọng đối với con người: Con người là kích thước, mẫu mực đo lường vạn vật. Con người đáng được tin yêu, như Hamlet đã nói: Kỳ diệu thay là con người, nó cao quý làm sao về mặt lý trí, nó vô tận làm sao về mặt năng khiếu, về hình dong và dáng điệu, nó mới giàu ý nghĩa và đáng chiêm ngưỡng biết bao. Về hành động nó như thiên thần, về nhận thức nó khác nào Thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài. Trần gian là thực tế đáng sống: Phải trả lại cho đời sống tất cả những thú vị của cuộc sống về tất cả mọi phương diện (Anghen). Con người phải sống lạc quan, yêu đời và có quyền hưởng mọi thú vui vật chất lẫn tinh thần. 1. Những công việc của chủ nghĩa nhân văn: Tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu chính thống, nguyên tác của những tác phẩm Hy Lạp cổ đại để tự mình khám phá. Poggio, một nhà văn Ý (1380-1459) đã thu thập gần hết các tác phẩm của Cicéron, Lucrète và của những tác giả khác. Phong trào học tiếng Hy Lạp, Hébreux lan rộng để nắm vững linh hồn cổ đại qua tác phẩm. Từ đó các nhà nhân văn khám phá ra rằng bọn kinh viện học, thần học, nhà thờ đã lợi dụng, xuyên tạc nền văn học Hy Lạp cổ. Leonardo da Vinci phẫn nộ gọi giáo hội là Cửa hàng lừa bịp, bọn thầy tu, giáo sỹ là Những kẻ giả nhân giả nghĩa và bọn kinh viện học là Những kẻ lòng lang dạ sói trong khoa học. Erasme, nhà nhân văn học người Hà lan gọi thần học là Vũng bùn hôi thối cần phải xa lánh. Chủ nghĩa nhân văn đả phá những tín điều của tôn giáo và nhà thờ, kêu gọi giải phóng con người ra khỏi những ảnh hưởng của tôn giáo, láy triết lý tự nhiên để chống lại những kìm hảm gò bó tinh thần, tình cảm và cuộc sống của con người, xác định những giá trị của con người và quyền tự do tư tưởng. Những kiệt tác của Léonardo da Vinci, Michel Angelo tràn trề tình yêu người. Boccaccio say sưa ca ngợi những thú vui trần gian, kể cả nhục dục. Ronsard kêu gọi hãy tận hưởng tuổi thanh xuân. Rabelais khuyên hãy uống cạn nguồn vui cuộc sống và mọi tri thức khoa học. Tiếng cười bốc cao, tỏa rộng biểu lộ lòng ham sống, yêu đời trong hài kịch Shakespeare. Chủ nghĩa nhân văn còn là sự hoài nghi trước những tiêu chuẩn, mẫu mực được quy định từ trước, tới chỗ cắt đứt những ràng buộc nặng nề cũ. Galiléo trước toà án giáo hội tuy phải tuyên bố từ bỏ những khám phá của mình, vẫn xác định: Eppur si muove (Tuy vậy nhưng mà nó vẫn quay). Sự hoài nghi đánh dấu thức tỉnh mạnh mẽ của nhân loại. Montaigne bảo rằng phải đặt câu hỏi trước tất cả những gì do kinh viện học và thần học đưa ra. Chủ nghĩa hoài nghi của Montaigne là cơ sở của suy tư độc lập, sáng tạo cá nhân. Các nhà nhân văn chủ nghĩa còn gắn mình vào vận mệnh dân tộc. Từ Dante, Rabelais đến Cervantès, Shakespeare đều sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc mình. Họ làm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc thêm phong phú. Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc còn là niềm tự hào của họ. Tóm lại, chủ nghĩa nhân văn từ khi ra đời tuy không ngừng bị nhà thờ và giáo hội phong kiến chống phá nhưng nó đã bám rễ sâu, không gì ngăn cản nỗi trong lòng quần chúng. Chủ nghĩa nhân văn đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lịch sử tư tưởng nhân loại. 2. Văn học Phục Hưng ở một số nước phương Tây: a.Văn học Phục Hưng Ý: DANTE ALIGHIERIE (1265-1321) Thi sỹ nổi tiếng cuối thời Trung cổ mà Anghen đã từng giới thiệu: Buổi hoàng hôn của Trung cổ phong kiến và buổi bình minh của Tư bản hiện nay được đánh dấu bằng một nhân vật vô cùng vĩ đại: Dante, người nước Ýù, vừa là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời hiện đại. Dante sinh ra ở nước cộng hòa Florence trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Cha ông là một Ðảng viên Guelf chủ trương thống nhất nước Ý dưới ngọn cờ của giáo hoàng (đối lập với Ðảng viên Ghibellin dựa vào thế lực hoàng đế Ðức). Ông say mê thơ ca từ nhỏ, đặc biệt yêu thích Virgil. Có phải người là Virgil đó không? Nguồn nước chảy thành sông thơ vĩ đại. Ôâi danh dự hào quang của muôn nghìn thi sĩ Thật bỏ công tôi Thiết tha nghiền ngẫm thơ người Năm 15 tuổi Dante đã bắt đầu làm thơ trữ tình. Năm 18 tuổi ông gặp lại một người thiếu nữ là Béatrice mà ông đã để ý trong lần gặp đầu tiên trước đó 9 năm. Beatrice lấy chồng rồi chết để lại cho nhà thơ một niềm luyến nhớ. Sau đó Dante dốc lòng nghiên cứu triết học thần học và thiên văn. Trong thời gian này ông sáng tác Cuộc đời mới. Ông bước vào hoạt động chính trị từ sớm. Ông là người của phe Guelf chống đối quyết liệt phe Ghibellin. Từ khi phe Guelf thắng thế nội bộ tại phần hai: Guelf trắng và Guelf đen. Dante theo phe trắng. Phe trắng thất bại, phe đen cầm quyền. Năm 1302 Dante bị vu ăn hối lộ, bị trục xuất ra khỏi Florence. Ông còn bị xử tử hình vắng mặt vì không chịu nộp tiền phạt cho tòa. Từ đó ông sống lang thang trong các thành phố trung và bắc Ý. Lúc đầu ông muốn liên minh với phe Ghibellin bất chấp các thành kiến cũ, rồi ông lại đặ hy vọng vào hoàng đế Ðức Henry VII, nhưng tất cả đều là ảo vọng. Florence hai lần xóa tên ông trong danh sách những người được ân xá, buộc ông phải công khai nhận tội để được về quê. Dante cự tuyệt, dù rất nhớ quê nhà: Ta như con thuyền không buồm không lái Gió cơ hàn thổi dạt bến xa khơi Thuyền lênh đênh trên khắp bờ xa lạ Phũ phàng chi mấy gió ơi Tác phẩm của Dante còn để lại là: Cuộc đời mới (Vita nuova), thơ tặng Béatrice được nối lại bằng văn xuôi. Ðây là tác phẩm nói về một đoạn đời của ông, trong kỷ niệm và tình yêu với Beatrice, một thiếu nữ đoan trang, nhã nhặn trong một bộ quần áo màu đỏ chói lần đầu tiên gặp ông khi hai người vừa lên chín tuổi. Một tình yêu say đắm, thánh khiết đã nảy sinh trong lòng ông từ đó. Năm 18 tuổi ông gặp lại Beatrice lần thứ hai trong một bộ đồ trắng của một thiếu nữ trưởng thành. Tình yêu bùng dậy nhưng theo phong thái lịch thiệp của Florence, ông làm ra vẻ say mê một cô gái khác khiến Beatrice hiểu lầm dù ông đã cố gắng giải thích. Dante chìm sâu trong tuyệt vọng, mơ thấy Beatrice chết, lên thiên đường giữa đám thiên thần. Beatrice mắc bệnh và qua đời thật, nhưng kỹ niệm về nàng không thể xóa nhòa trong lòng của Dante. Cuộc đời mới là tác phẩm tự thuật đầu tiên trong lịch sử văn học châu Aâu, với những phân tích tâm lý chi ly, những trăn trở nội tâm của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm. Dante là người đầu tiên thể hiện trên văn đàn Châu Âu hình tượng người thanh niên do dự, đang yêu và đang thất vọng vì tình. Nhân vật Beatrice dù đã được khoác một lớp áo thần bí (các con số), đươcï nhà thơ lý tưởng hoá nhưng vẫn mang hình ảnh của người phụ nữ trong cuộc đời thực, cái thực tràn đầy chất mộng của tác phẩm. Mối tình đó mang tính chất lý tưởng vì nó đã giúp Dante đạt tới lĩnh vực trí tuệ và đạo đức. Tác phẩm lớn nhất của Dante là Thần Khúc (La Divina Comédia) gồm 100 khúc ca chia làm ba phần: - Ðia ngục: 33 khúc ca. - Tĩnh tội giới: 33 khúc ca. -Thiên đường:33 khúc ca. Cả ba phần nói về cuộc hành trình của tác giả qua ba thế giới linh thiêng huyền bí đó. Ðến nửa đường đời, Dante lạc bước vào một khu rừng rậm âm u ( tượng trưng cho tội lỗi của thế gian và tình trạng rối ren của nước Ý). Ông tìm đến một ngọn đồi chói lọi ánh chiều tà (đức hạnh) thì bị ba con thú dữ chắn ngang là Báo (đam mê xác thịt), Sư tử (kiêu ngạo), Sói (biển lận, hám của). Ông hoảng hốt kêu cứu, được Virgile xuất hiện dẫn đi. - Xuống địa ngục ông gặp những kẻ tội lỗi, trong đó có cả các thầy tu, giáo sỹ, giáo hoàng - Qua tĩnh thổ tẩy oan là nơi rửa sạch tội lỗi để lên thiên đường ông gặp những người có công với đất nước, những nghệ sỹ, thi nhân. Quang cảnh lặng lờ yên tĩnh: Nơi đây không mưa gió, không sương sa, Không bão tuyết, không cầu vồng bảy sắc, Không sấm động không mây giăng dầy đặc, Trời trong xanh chỉ có lặng yên. Ði hết tĩnh thổ thì Virgil biến mất. Chính Beatrice hiện ra thân hành dẫn Dante vào thiên đường. Nơi đây chói lọi ánh hào quang ân sủng của Chúa và là nơi ngự trị của các bậc hiền nhân, minh quân và các vị thánh. Thần Khúc là bộ bách khoa toàn thư của thế kỷ XIII, trong đó mọi ngành khoa học đương thời đều có mặt. Viết Thần khúc , qua cuộc hành trình tưởng tượng kỳ lạ, Dante nhằm dựng lại con đường giải thoát của chính mình và đồng thời cũng để làm gương cho kẻ khác. Thần khúc đã phản ánh rất sinh động cuộc đấu tranh chính trị cũng như phong tục tập quán của Florence. Ngay cả những ảo tưởng của Dante cũng được xây dựng dựa trên những hiện thực cuộc sống. Mục đích của Thần Khúc không phải chỉ là lịch sử của một linh hồn tội lỗi được cứu vớt. Dante từng nói: Bây giờ nếu anh muốn sao cho thích thú Aùt đi mọi nỗi nhọc nhằn Thì độc giả ơi hãy ngồi yên tại chỗ Ðể nghĩ về những điều mà ở đây tôi mới lướt nhanh Cơm tôi dọn xong rồi, xin mời anh cứ một mình ăn lấy. Nhà văn Lê Trí Viễn có một nhận xét: Người dọn cơm đã bỏ hầu như cả cuộc đời vào bữa cơm, và từ bao đời nay đã có bao nhiêu thế hệ người ăn một mình ăn lấy, thế mà hầu như vẫ chưa ai nhận ra hết được những ý vị thâm trầm. . VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU I. KÍCH THƯỚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG Thời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư. Phục Hưng muốn làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp xưa. Nền văn học ra đời trước khi có đạo Gia Tô và chưa hề bị thần học, kinh viện học, đạo đức phong kiến ức chế. Nền văn học. văn học Phục Hưng, theo F.M.Hulme viết: Truyện của thời Phục Hưng là truyện về sự sống lại của con người trong khoa học, trong phát minh, khám phá, nghệ thuật, văn chương, tôn giáo.Lý do sâu

Ngày đăng: 08/08/2014, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w