1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thị cổ Hội An_Official pps

25 235 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

  • II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

  • III. VĂN HÓA

  • IV. DI SẢN

  • V. DU LỊCH TỚI HỘI AN

  • VI. NGÀNH DU LỊCH Ở HỘI AN

  • VII. HƯỚNG ĐI CHO DU LỊCH HỘI AN

  • MỤC LỤC

Nội dung

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 1. Vị trí địa lí Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế. 2. Dân cư Dân số ở Hội An theo thống kê Trung tâm Văn hóa thông tin Hội An - Quảng Nam (số liệu điều tra năm 2007) là 86.925 người với mật độ dân số thuộc vào loại cao nhất nước với 12.000 người/km². Trong đó, cao nhất là phường Minh Anh chỉ với diện tích 0,65km 2 nhưng dân số lên đến 6.789 người và chủ yếu làm kinh doanh, thợ thủ công Nguyên nhân là hoạt động kinh doanh buôn bán tại các khu phố chính đã thu hút một lượng lớn người buôn bán từ các nơi đến. Một số khu vực của phố cổ có đến 85% người bán hàng không phải là cư dân Hội An gốc. Dân cư sinh sống ở Hội An không chỉ có người Việt mà còn có một bộ phận không nhỏ người Hoa và người Nhật sống thành “phố Khách” và “phố Nhật”. Trong khoảng thế kỷ 16, Hội An đã trở thành một thương cảng sầm uất. Nhiều thuyền buôn, thương nhân từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản đã lui tới Hội An. Các thương nhân này, có người đến rồi đi, rất nhiều người Hoa và người Nhật đã chọn Hội An làm nơi cư ngụ, kết hôn với người địa phương, lập cơ sở buôn bán, chùa chiền, đền miếu, hội quán, cầu cống, đường phố… Năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc Phủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành phải khăn gói ra đi, Hội An chính thức vắng bóng người Nhật từ đó. Đến năm 1695, Hội An chỉ còn lại vài gia đình người Nhật. Người Nhật gốc hiện nay không còn ở Hội An nữa ngoại trừ các du khách, tuy nhiên con cháu họ, của nhiều đời từ mấy trăm năm trước vẫn còn sống rải rác đâu đó ở Hội An. 1 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Xưa người Hoa cũng đến Hội An buôn bán nhưng từ sau chính sách “hải cấm” của nhà Minh không cho phép người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Hoa và một bộ phận người Hoa “phản Thanh phục Minh” dưới triều Mãn Thanh không thành, họ đã đến, ở lại Hội An, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư, sinh sống. Hoạt động định cư, buôn bán, sinh hoạt tôn giáo là cầu nối đưa đến sự giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Qua thời gian, dấu ấn giao lưu văn hóa này vẫn còn tồn tại ở Hội An trở thành một biểu tượng của sự hội nhập và tiếp biến văn hóa, biểu tượng cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của Hội An, cho tình cảm tốt đẹp của ba dân tộc. Tiêu biểu, đến nơi đây, ăn món Cao Lầu, du khách tinh ý sẽ nhận ra mì Cao Lầu giống như sợi mì Udon của người Nhật. thịt lợn làm theo kiểu xá xíu của Tàu, Cao Lầu ăn chung với giá và rau sống mang đậm nét cách nấu của người Việt Nam. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố, Hội An 1. Thời kì tiền Hội An Dưới thời vương quốc Chăm Pa (thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm Ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm Ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần ) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2 -14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm Ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh. 2. Thành lập và phát triển thịnh vượng Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê., thịnh đạt trong thế kỷ 17-18. Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền 2 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế…Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa là một làng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifo xuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc tới. Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về thương cảng Hội An. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp tấp nập đến đây giao thương mậu dịch. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào…được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây. Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức "cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị - thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong. 3 Thương cảng Hội An thế kỉ 18 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông Nam Á như Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 tháng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có “phố Nhật”, “phố Khách”, có thương điếm Hà lan…và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị - Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong. Nhờ vậy nên Hội An có kiến trúc đô thị rất đa dạng, kết hợp phong phú giữa văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Tàu buôn ngoại quốc cập cảng và thương điếm Hà Lan ở Hội An xưa 3. Suy vong Từ cuối thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm dinh Quảng Nam năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng. Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (1888). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay - một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật 4 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. III. VĂN HÓA 1. Tín ngưỡng – Tôn giáo Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho một gia đình, gồm thần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền. Với một số ít người Hoa, Ngũ tự gia đường gồm năm vị thần Táo quân, Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần và Trung Lưu thần. Khám thờ Ngũ tự gia đường được đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên. Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan Công, tuy ít gặp ở nông thôn nhưng đặc biệt phổ biến ở thành thị. Người ta thờ Quan Công như thờ một vị thần hộ mạng, bảo hộ cho sự bình an của gia đình nên đây Quan Công được xem như vị thánh linh thiêng nhất. Miếu thờ Quan Công được xây dựng ngay trong trung tâm khu phố cổ, trở thành một trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng. Trong các di tích của người Hoa, đặc biệt là các hội quán, những vị thần thánh được thờ tùy thuộc vào tín ngưỡng riêng của cộng đồng. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số nhất. Nhiều gia đình ở Hội An không theo Phật giáo những vẫn thờ Phật và ăn chay. Những vị phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong mỗi nhà, khám thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm. 5 Bàn thờ Quan Công Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ 2. Kiến trúc a) Khu phố cổ Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Bản đồ Hội An Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc. 6 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ b) Kiến trúc truyền thống Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực. Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An. Phân loại nhà phố theo mặt đứng Nhóm Phân bổ Niên đại Nhà một tầng vách gỗ Trần Phú, Lê Lợi Thế kỷ 18 và thế kỷ 19 Nhà hai tầng có mái hiên Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Nhà hai tầng vách gỗ có ban công Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 7 Một ngôi hai tầng vách gỗ có ban công Nhà Hội An Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Nhà hai tầng tường gạch Nguyễn Thái Học, Trần Phú Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Nhà hai tầng kiến trúc Pháp Nguyễn Thái Học Đầu thế kỷ 20 c) Các di tích kiến trúc Theo thống kê tháng 12 năm 2000, Di sản thế giới Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu. Khoảng hơn 1100 di tích trong số này nằm trong khu vực đô thị cổ. 3. Ẩm thực Với vị trí cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Quả thực vậy, Hội An là sự tiếp xúc của 2 nền văn hóa Hoa và Nhật. Nhưng nói đến ẩm thực thì ta phải nói đến sự tiếp xúc nền văn hóa Việt – Hoa. Sự tiếp xúc nền văn hóa ẩm thực Việt – Hoa là một tất yếu của sự gặp gỡ, va chạm giữa các nền ẩm thực có nét tương đồng, có sức hấp dẫn lẫn nhau. Khi khách du lịch đặt chân tới tham quan Hội An thì họ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản của 2 nền văn hóa này. a) Cao lầu Nguồn gốc của món ăn này là đề tài bàn luận của rất nhiều người. Có người thì bảo xuất xứ từ Nhật, có người thì bảo xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng những người Hoa Kiều ở Hội An thì lại không công nhận đây là món ăn truyền thống nước họ. Dù là có nguồn gốc từ đâu nhưng đây vẫn là món ăn riêng biệt của Hội An, được rất nhiều thực khách trong nước và quốc tế ưa chuộng. b) Hoành thánh – Mì Quảng Ở đây còn có món hoành thánh ăn rất ngon. Món này cũng có xuất xứ từ Trung Hoa nhưng bây giờ hoành thánh ở Hội An có một khoảng cách khá xa so với nguyên gốc của nó. Mỳ Quảng cũng là một món nổi tiếng ở đất Hội An này. Mỳ Quảng từ lâu đã được biết tới như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ ngoài Quảng Nam ra, nhiều now cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc của những người Quảng Nam xa xứ. c) Lục tàu xá – Chí mà phù 8 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Món thứ hai mà thực khách tới đây rất muốn thử qua, đó chính là Lục tàu xá và Chí mà phù, hay còn gọi là Lục đậu sa và Xí. Đây là 2 món ăn mang phong vị đặc trưng của Hội An, có xuất xứ từ trung hoa. Việc thay đổi tên gọi không chỉ dừng lại ở tên gọi mà cách chế biến cũng có sự thay đổi. Họ chỉ giữ lại cho mình “những gì phù hợp với khẩu vị, hợp với thói quen ẩm thực va tình trạng nguyên liệu có sẵn ngay tại chỗ”. d) Cơm gà phố Hội Mặc dù cái tên thì không xa lạ với nhiều người, nhưng đây là món ăn mà du khách đừng bỏ lỡ dịp thử khi đến với Hội An. Cơm gà Hội An được chế biến với hường vị rất độc đáo, riêng biệt. Món này du khách có thể ăn ở trong các quán cơm hay gánh cơm rất nổi tiếng ở Hội An. e) Bánh bao – bánh vạc Đây 2 món đi đôi với nhau, là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An. Do có hình dáng nhỏ và có màu trằng trông như những đóa hồng nên bánh bao – bánh vạc còn có tên là hoa hồng trắng. Đây là 2 loại bánh có tên gọi khác nhau nhưng lại thường được để chung 1 đĩa bánh và cùng có chung một loại nước mắm chấm rất đặc biệt: không quá măn, không quá nhạt và có hương thơm, vị ngọt của tôm. f) Bánh bèo và bánh xèo Nhắc tới đặc sản ở Hội An thì không thể không nói tới bánh bèo và bánh xèo. Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là một món ăn được rất nhiều người dân Hội An ưa chuộng. Mỗi mùa trong năm, mùa nào cũng có những món ăn mang tính “thời tiết” đặc trưng của nó. Và bánh xèo cũng vậy. Phố cổ vào mùa đông, bánh xèo chính là một trong những loại bánh ngon mang đặc tính của thời tiết ấy. Ngoài ra còn một số món đặc sản nữa mà du khách khó có thể bỏ qua được. Đó là hến xào Cẩm Nam, là một món ăn quen thuộc từ lâu trong những bữa cơm bình dân cũng như khá giả ở phố cổ Hội An. Hay là chè bắp Cẩm Nam, bánh ú tro với xôi cua, bánh phu thê,…cũng là những đặc sản ở trên đất Hội An. Đặc biệt khi ra đến Cù Lao Chàm, ngoài các đặc sản nổi tiếng như là Yến sào, cua đá, cá tươi,… thì ta không thể không nhắc tới nước mắm chượp Cù Lao Chàm, là loại nước mắm rất ngon nếu như bạn sử dụng làm dưa hay làm nước chấm của bánh tét, bánh chưng trong các ngày lễ Tết. 4. Lễ hội và các hoạt động văn hóa Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này. Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Xin giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Quảng Nam a) Lễ hội Cầu Bông 9 Lục tàu xá Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội___________________________________________________ Tổ chức vào một ngày đẹp trời của mùa xuân hằng năm tại sông Hội An, đoạn gần biển Cửa Đại. Lễ hội Cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa cho một năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trái quanh năm sum xuê, tươi tốt. Trong lễ hội luôn luôn có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân cư được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng. b) Lễ hội rước Cộ chợ Được Tổ chức hằng năm vào ngày 10, 11 tháng Giêng Âm lịch, tại chợ Được thuộc xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Lễ hội rước Cộ diễn gắn liền với truyền thuyết về cuộc đời Bà Nguyễn Thị Của. Theo truyền thuyết, “Bà” rất hiển linh, thường cho thuốc chữa bệnh cứu nhân độ thế và trị tội những bọn tham quan, ô lại ức hiếp dân lành. Cũng chính "Bà" đã linh ứng tạo dựng nơi bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ sầm uất, mệnh danh là chợ Được (có nghĩa tự dưng được chợ). Để tri ân, tôn vinh vị nữ anh linh này, hương chức và dân chúng địa phương đã lập lăng thờ Bà. c) Lễ Nguyên Tiêu Tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại hội quán Triều Châu và hội quán Quảng Triệu (Hội An). Tết Nguyên tiêu không chỉ là Tết thuần túy mang thú vui thưởng ngoạn mà còn ý nghĩa tâm linh lớn lao, cúng các vị tiền hiền, vừa cầu mong cuộc sống tốt đẹp no đủ, buôn bán phát tài. Đây còn là ngày các quan trời ban bố phước lành cho mọi người trên thế gian, do vậy phải tổ chức cúng tế cầu an, cầu phước, đồng thời mở hội vui chơi để chuẩn bị bước vào công việc của năm mới với nhiều ước vọng như ý. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, chơi bài chòi. Lễ hội thu hút khá đông du khách tham dự. d) Lễ hội Bà Thu Bồn Tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch, tại dinh bà Thu Bồn thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Lễ hội Bà Thu Bồn để tưởng nhớ công đức bà BôBô phu nhân (người Champa)biểu tượng của đức độ và sự che chở, đem lại bình yên, thịnh vượng cho nhân dân. Đây là lễ hội truyền thống của người Champa cổ xưa được các thế hệ người Việt kế thừa và bảo lưu đến ngày nay. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng sớm đến tối mịt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ, rước nước, múa Champa và hát bội e) Lễ vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Tổ chức vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm do người Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An). Lễ vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu - một vị nữ thần chuyên cứu hộ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biển. f) Lễ hội Long Chu 10 [...]... năm ngày giải phóng thành phố Hội An, vận động người dân hưởng ứng các chiến dịch vì môi trường cũng chính là bảo vệ phố cổ IV DI SẢN 1 Khu phố cổ Nhắc tới di sản khi đến với Hội An, thì không thể bỏ qua một nơi mà dường như gắn liền đến tên tuổi Hội An Đó chính là đô thị cổ Hội An Đô thị cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng của một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình khác... (46 đường Trần Phú, Hội An) Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697 Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An Thông qua cách bài trí thờ phụng, hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người e) Hội quán Triều Châu... hoạt động lễ hội du lịch văn hóa, ông Trần Tuy, Giám đốc Khách sạn Đồng Xanh nói: “Chúng ta tổ chức khá dàn trải lễ hội Tại sao chính quyền không thử thăm dò ý kiến du khách đến Hội An là vì những giá trị di sản, vì con người hay là vì các hoạt động lễ hội ?” 2 Du khách Từ một thị xã nhỏ bé không có tiếng vang trong lịch sử hiện đại, Hội An được cả thế giới quan tâm sau sự kiện khu phố cổ Hội An được... du lịch vùng đất này Người dân đô thị cổ còn phát huy một cách hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể trong các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa dân gian để phục vụ du khách… Hơn thế nữa, cho đến nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng chục ngàn người, mang ý nghĩa như một bảo tàng sống về kiến trúc, về quy hoạch đô thị, về lối sống đô thị Nếp sống giản dị, hiếu khách,... 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia g) Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trần Phú, Hội An) Còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, hội quán Ngũ Bang do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu xây dựng vào năm 1741 Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương để giúp nhau làm ăn buôn bán Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong... những điểm đến rất gần Hội An là Huế, đi bằng ôtô hay xe buýt chỉ mất 2 hoặc 3 tiếng 2 Lưu trú Nơi nghỉ dưỡng chủ yếu nằm ở 3 tuyến điểm chính: dọc bãi biển Cửa Đại, trung tâm phố cổ Hội An và dọc tuyến đường nối bãi biển với phố cổ Hội An Có một số khu nghỉ dưỡng cao cấp tọa lạc ngay trên bãi biển, còn loại bình dân nằm ngay trong lòng phố cổ Tuyến đường ở khoảng giữa bãi biển và phố cổ có cả loại rẻ và... nhà khoa học, đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… Những con đường nhỏ hẹp dọc ngang kiểu bàn cờ Cảnh quan phố phường bao quát một màu rêu phong cổ kính hư hư, thực thực Từng có ý kiến cho rằng, sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất... biển đến phố cổ mất khoảng 5 – 10 phút lái xe, rất nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp có cung cấp dịch vụ xe buýt tuyến ngắn từ phố cổ đến bãi biển Nhưng dù ở đâu, bạn cũng có thể tự đến phố cổ bằng xe đạp, xe máy hay bắt taxi hoặc đơn giản hơn bạn có thể vi vu bằng chính đôi chân của mình để khám phá những điều thú vị và hoang sơ của một Hội An cổ kính 3 Tham quan Thời điểm lí tưởng nhất để đến Hội An là từ... HƯỚNG ĐI CHO DU LỊCH HỘI AN Bước qua phố cổ, chúng ta cảm nhận như đang đi giữa không gian của hàng trăm năm Những con đường nhỏ, những mái nhà xưa cũ, chùa Cầu, hội quán Phúc Kiến… những kiến trúc tôn giáo của những cư dân đầu tiên ở phố cổ vẫn còn được giữ nguyên vẹn đến ngày nay Những người thích nét rêu phong, quyến rũ thường chọn đến Hội An vào đêm 14 âm lịch Đó là đêm phố cổ không có ánh điện... thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng - Hội An thực hiện Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách j) Nhà cổ Phùng Hưng (số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An) 13 Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở . dường như gắn liền đến tên tuổi Hội An. Đó chính là đô thị cổ Hội An. Đô thị cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng của một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình khác nhau. gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan. kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng, hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. e) Hội quán Triều Châu (157 đường Nguyễn Duy Hiệu, Hội An) 12 Khoa

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w