Viêm xoang - Khi nào cần đến gặp bác sĩ KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ Hãy gọi cho bác sĩ khi cảm thấy đau hay nặng ở phần trên mặt kèm với nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi trước hay sau, hoặc thở hôi nhưng không bị bệnh lý về nha. Sốt có thể là triệu chứng của viêm xoang nhưng cũng có thể là triệu chứng của cảm cúm. Nghẹt mũi kèm với sốtnhẹ có thể gợi ý tình trạng cảm cúm và không cần thiết phải uống thuốc hay kháng sinh. Những người bị đau vùng mặc hoặc nhức đầu kèm theo những triệu chứng trên thì có thể bị viêm xoang. Bác sĩ thường có thể điều trị những dạng viêm xoang đơn giản. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, các biến chứng có thể xảy ra làm tiến triển nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng sau là những trường hợp cấp cứu và cần phải được điều trị ngay lập tức ở khoa cấp cứu của bệnh viện: Nhức đầu, sốt, và sưng mô mềm phía trước xoang trán có thể gợi ý một tình trạng viêm xoang trán, được gọi là u Pott hoặc viêm tủy xương. Thông thường thì biến chứng này chỉ gặp ở trẻ em. Nhiễm trùng hốc mắt có thể là kết quả của viêm xoang sàng. Mí mắt có thể sưng và rũ xuống. Ít khi thấysốt hoặc mệt mỏi nhiều. Bệnh nhân bị viêm xoang dạng này có thể mất khả năng cử động mắt và có thể bị mù vĩnh viễn. Viêm xoang trán hoặc xoang sàng có thể gây hình thành cục máu đông ở xoang xung quanh vùng trước và đỉnh của mặt. Các triệu chứng có thể tương tự với nhiễm trùng hốc mắt kèm với triệu chứng đồng tử bị bất động và giãn. Thường ảnh hưởng đến cả 2 bên mặt. Nếu bệnh nhân bị thay đổi tính tình nhẹ, nhức đầu, cứng cổ, sốt cao, mất tập trung, rối loạn thị lực, hoặc ngất, nhiễm trùng có thể lan lên đến não dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí sau đó có thể là tử vong. KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Chẩn đoán viêm xoang thường dựa theo bệnh sử và khám lâm sàng. Việc phân biệt xác đáng giữa viêm xoang với một trường hợp nhiễm trùng thông thường ở đường hô hấp trên hoặc cảm cúm là rất quan trọng. Viêm xoang thường được gây ra bởi vi trùng và cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Viêm xoang cũng có thể gây ra bởi virus (điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ không giúp ich được gì cả). Nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm cúm cũng là bệnh gây ra bởi virus. Việc chẩn đoán chính xác những bệnh tương tự nhau kể trên có thể giúp cho bệnh nhân đúng loại thuốc mà họ cần. Việc dùng kháng sinh để điều trị nhiễm virus có thể sẽ rất nguy hiểm. CT scan: ở hầu hết các trường hợp, có thể chẩn đoán được viêm xoang cấp mà không cần làm các cận lâm sàng. Khi cần nhờ đến cận lâm sàng, CT scan là phương tiện có khả năng mô tả một cách rõ ràng tất cả những xoang cạnh mũi, hốc mũi và những cấu trúc xung quanh. CT scan có thể gợi ý một trường hợp viêm xoang nếu như thấy một trong những dấu hiệu sau: Mức nước hơi ở một hoặc nhiều xoang Tắc nghẽn hoàn toàn ở một hoặc nhiều xoang Dày lớp niêm mạc phủ bên trong xoang Các lớp niêm mạc có thể dày ở những người không bị viêm xoang. Do đó, cần phải kết hợp giữa viêm xoang với lâm sàng bằng cách hỏi triệu chứng của người bệnh và khám kỹ lưỡng để có thể chẩn đoán được viêm xoang. Siêu âm: là một phương tiện chẩn đoán không xâm lấn khác. Siêu âm rất nhanh, chính xác và đặc biệt là ít tốn kém hơi CT scan mặc dù có thể sẽ cho kết quả không được chi tiết bằng. Siêu âm vẫn chưa được giới y khoa chấp nhận trở thành công cụ chẩn đoán viêm xoang một cách rộng rãi, đặc biệt là ở những bác sĩ Tai Mũi Họng. Có lẽ điều này là do CT scan giúp các bác sĩ Tai Mũi họng có một hình ảnh chi tiết hơn và có thể giúp lập kế hoạch phẫu thuật. Nếu triệu chứng vẫn còn mặc dù đã được điều trị thích đáng, cần phải chuyển bệnh nhân đến cho bác sĩ Tai Mũi Họng xem lại. Bác sĩ Tai Mũi Họng có thể nhìn trực tiếp vào hốc mũi bệnh nhân và những lỗ thông với các xoang bằng đèn nội soi mũi xoang. Đây là một ống mềm dẻo hoặc cứng làm bằng sợi quang học được đưa vào mũi và cho phép bác sĩ nhìn thấy được đường thở của bệnh nhân và kiểm tra xem các xoang có mở và dẫn lưu tốt hay không. Có thể tìm ra được những nguyên nhân giải phẫu gây thở khó như vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại VA hay Amydal. Bác sĩ cũng có thể hút dịch từ các xoang bị bệnh để kiểm tra giúp phát hiện ra vi khuẩn. Đây là một thủ thuật có xâm lấn. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ đưa một cây kim xuyên qua da (hoặc lợi) và xương của bệnh nhân để vào trong xoang nhằm rút dịch ra, sau đó sẽ gửi dịch này đến phòng xét nghiệm để cấy nhằm phát hiện ra những vi khuẩn hiện diện trong đó, thường sẽ có kết quả trong vòng 2 ngày. Có thể cho kháng sinh để điều trị. Nếu cần, có thể cho thuốc tê cục bộ để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Thủ thuật này ít khi được sử dụng vì sử dụng CT scan đủ để chẩn đoán viêm xoang và những kháng sinh chuẩn thường vẫn cho hiệu quả cao ngay cả khi không biết chính xác loại vi khuẩn nào gây bệnh. ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ Những chăm sóc tại nhà có thể giúp thông xoang và làm chúng bớt khô Tăng sự dẫn lưu Uống nhiều nước và những thức uống giữ nước như trà nóng Xông mũi 2 đến 4 lần mỗi ngày bằng cách nghiêng mặt trên chậu nước nóng (không phải vào lúc nó đang nằm trên bếp) hoặc dùng máy. Xông mũi trong vòng 10 phút. Ngoài ra cũng có thể tắm hơi nóng. Chất bạc hà, như Vicks Vapo-Rub, cũng có thể bỏ vào nước hoặc máy xông để giúp làm thông đường thở. Làm loãng đàm: thuốc long đàm là những loại thuốc giúp tống xuất chất đàm ra khỏi phổi và đường hô hấp. Chúng giúp làm loãng đàm, tăng sự dẫn lưu các xoang. Thuốc thường thấy nhất là guaifenesin (bao gồm Robitussin và Mucinex). Những thuốc ho dạng lỏng bán không cần kê toa hoặc những thuốc viên cần phải có toa bác sĩ cũng có thể được sử dụng phối hợp với thuốc chống nghẹt mũi và giảm ho có thể giúp giảm triệu chứng và hạn chế việc dùng nhiều thuốc. Đọc kỹ bảng liệt kê thành phần của thuốc để có sự kết hợp đúng hoặc nhờ các dược sĩ giúp đỡ. Giảm đau: thuốc giảm đau như ibuprofen (Motrin và Advil), aspirin, và naproxen (Aleve) có thể làm giảm đau và viêm. Các thuốc này giúp làm thông đường thở bằng cách làm giảm phù nề. Acetaminophen (Tylenol) có thể được sử dụng để giảm đau và hạ sốt nhưng không giúp kháng viêm. ĐIỀU TRỊ Mục tiêu chính trong việc điều trị viêm xoang là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi và xoang, giới hạn nhiễm trùng, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông. Thuốc Giảm viêm Các tế bào máu và những tế bào ở niêm mạc xoang lúc bình thường có thể chiến đấu chống lại những tác nhân lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi lượng virus và vi khuẩn quá nhiều kèm với việc hệ miễn dịch bị quá tải hoặc quá mẫn với dị nguyên thì kết quả cuối cùng sẽ dẫn đến viêm xoang. Với biện pháp điều trị thích hợp, các những nhiễm trùng ngắn hạn có thể được điều trị hiệu quả. Do những tác nhân lạ kích thích tạo ra nhiều phản ứng khác nhau nên cũng có nhiều cách điều trị khác nhau có thể trị được những triệu chứng viêm Thuốc thông mũi có thể giúp làm giảm bít tắc được thở và đóng vai trò quan trọng trong bước đầu điều trị để làm giảm triệu chứng Thuốc xịt mũi không cần kê toa [pseudophedrine (Afrin), phenylephrine (Neo- Synephrine), naphazoline(Naphcon) chlorzoxazone (Forte)] cho tác dụng nhanh nhất, trong vòng 1 đến 3 phút. Những thuốc này không nên dùng quá 3 ngày vì chúng sẽ trở nên ít hiệu quả hơn và cần phải dùng một lượng lớn hơn để cho hiệu quả tương tự. Có thể hạn chế hiện tượng lờn thuốc này bằng cách đổi sang dùng lỗ mũi bên còn lại và giảm tần số dùng thuốc xuống. Một số người sử dụng thuốc xịt mũi một cách quá mức và trở nên phụ thuộc vào thuốc để có thể thở được bình thường và cần phải có một chương trình cai nghiện một cách khó khăn bao gồm sử dụng thuốc uống, thuốc xịt mũi steroid, nước mũi, corticoidhệ thống hoặc kết hợp những thứ trên. Thuốc thông mũi đường uống (dạng viên hoặc lỏng) chứa những hoạt chất giả ephedrine hoặc phenylephrine. Hầu hết các hiệu thuốc có bán nhiều dạng thuốc thông mũi và tất cả đề cho những kết quả tương tự. Thuốc chính hãng đắt tiền hơn nhưng mức độ phóng thích chậm hơn do đó có thể dùng với tần số thưa hơn. Thuốc dạng generic thì rẻ hơn và cần phải uống mỗi 4 đến 6 giờ. Chúng cho tác dụng chậm hơn thuốc dạng xịt. Thường thì thuốc thông mũi đường uống đạt được hiệu quả trong vòng 30 đến 60 phút. Cũng giống như thuốc dạng xịt, thuốc thông mũi đường uống có thể trở nên kém hiệu quả hơn nếu dùng lâu dài. Hiện tượng lờn thuốc có xảy ra nhưng không nhiều bằng thuốc dạng xịt. Những thuốc có chứa chất giả ephedrine hiện nay không còn được bày ra trước cửa quầy thuốc nữa nhưng bạn vẫn có thể mua chúng mà không cần toa bác sĩ. Cả thuốc dùng cho đường uống và đường xịt đều có tác dụng phụ, bao gồm những kích thích toàn thể gây tăng nhịp tim và huyết áp, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo âu, run giật, khô miệng, nhìn mờ và nhức đầu. Chúng cũng có thể gây bí tiểu. Do đó những người trước đây đã từng bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, lo âu, hoặc bệnh lý đường niệu (đặc biệt là bệnh lý ở tiền liệt tuyến) nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, phối hợp thuốc thông mũi với những loại thuốc khác có tác dụng phụ tương tự có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Giới hạn nhiễm trùng Mục tiêu chính của điều trị là quét sạch vi trùng ra khỏi xoang bằng kháng sinh giúp ngăn ngừa biến chứng, làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ bị viêm xoang mạn tính. Trong những trường hợp viêm xoang cấp tính và chưa có biến chứng, có thể dùng penicillin tổng hợp như amoxicillin (Amoxil, Polymox, or Trimox). Loại kháng sinh này cho hiệu quả tốt đối với những vi khuẩn thông thường và tương đối rẻ. Tác dụng phụ thường gặp của amoxicillin bao gồm phản ứng dị ứng (sưng họng, phát ban) và khó chịu ở dạ dày. Những người dị ứng với penicillin có thể dùng kháng sinh có chứa sulfur có tên làtrimethoprim/sulfamethoxazole hoặc TMP/SMX (như Bactrim, Cotrim, or Septra). Loại thuốc này không được dùng với những người dị ứng với sulfur. Những nguời đã được điều trị viêm xoang cấp vài lần hoặc những người bị viêm xoang mãn có thể đề kháng với amoxicillin và TMP/SMX. Những loại penicillin tổng hợp mới và cephalosporin như Augmentin, cefuroxime (Ceftin) và loracarbef (Lorabid) có thể tiêu diệt hầu hết những vi khuẩn kháng thuốc gây viêm xoang. Dùng quá mức những kháng sinh thuộc phổ vi khuẩn này có thể cuối cùng dẫn đến việc tạo ra những vi khuẩn đề kháng với những loại kháng sinh có hiệu lực nhất đang được dùng hiện thời. Do đó, những kháng sinh đơn giản như amoxicillin nên được dùng đầu tiên trong vòng 14 - 21 ngày. Quy luật cơ bản là dùng kháng sinh cho đến khi triệu chứng biến mất rồi tiếp tục dùng trong 1 tuần sau đó. Tăng dẫn lưu Những loại thuốc dùng tại nhà có khả năng làm thông và ẩm các xoang nhờ đó có thể tăng sự dẫn lưu. Nếu những dị nguyên từ môi trường là tác nhân gây viêm xoang, có thể cho kháng histamin để giảm phù nề niêm mạc xoang. Các dị nguyên kích thích các bạch cầu trong máu và mô phóng thích histamin vào máu làm cho dịch len ra khỏi mạch máu đi vào mô của hốc mũi gây nghẹt mũi. Một số loại kháng histamin thông dụng có tác dụng an thần hiện nay không còn được khuyên dùng nữa vì chúng có khuynh hướng làm khô và tăng độ đặc của đàm làm cho quá trình dẫn lưu khó khăn hơn. Những thuốc kháng histamin không có tác dụng an thần như fexofenadine (Allegra), loratadine(Claritin), hoặc desloratadine (Clarinex) không làm khô niệm mạc. Nếu bị nghẹt mũi nặng, có thể cho thêm thuốc thông mũi như Allegra-D hoặc Claritin-D. Giữ thông xoang Để điều trị viêm xoang cấp, có thể cần dùng 1 hay nhiều loại thuốc. Đối với viêm xoang cấp tái hồi hoặc viêm xoang mạn tính, có thể thêm thuốc corticoid xịt mũi để làm giảm triệu chứng. Những thuốc thường được các bác sĩ kê toa là beclomethasone (Beconase), fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort),flunisolide (Nasalide), và Vancenase. Corticoid là chất ức chế quá trình viêm Corticoid xịt mũi tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc ở hốc mũi và xoang và tác dụng rất ít lên phần còn lại của cơ thể khi được dùng với liều cho phép. Cũng như những loại thuốc khác, corticoid xịt mũi cũng có nhiều dạng. Một số dạng dễ dung nạp hơn những dạng còn lại. Muốn sử dụng thuốc bạn cần phải có toa bác sĩ. Những loại thuốc này không làm giảm triệu chứng ngay lập tức như thuốc thông mũi nhưng một khi đã đạt được liều điều trị thì triệu chứng thường sẽ được cải thiện và có thể sẽ không cần phải sử dụng thuốc thông mũi nữa. Trong những tháng mà những yếu tố dị nguyên từ môi trường xuất hiện nhiều, sử dụng corticoid xịt mũi sớm có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang và giữ cho các xoang được thông và dẫn lưu tốt. Phẫu thuật Một số bệnh nhân bị viêm xoang mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng kháng sinh và các loại thuốc làm giảm triệu chứng. Những người này khi có CT scan thể hiện một tình trạng viêm xoang cũng như bất kỳ những biến chứng nào của viêm xoang cũng đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật. Phẫu thuật xoang bằng cách dùng một sống soi mũi xoang bằng sợi quang học được dùng trong chẩn đoán. Mục tiêu điều trị là loại bỏ lớp niêm mạc gây tắc nghẽn, làm thông mũi xoang và hỗ trợ dẫn lưu trong các xoang. Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ cũng có thể cắt bỏ các polyp, chỉnh hình lại vách ngăn mũi bị vẹo để làm tăng thông khí Dùng corticoid xịt mũi lâu dài và kháng sinh thường kỳ vẫn có thể cần thiết. Những người bị viêm xoang tiếp diễn có thể cần phải được khám kỹ hơn. Có thể bệnh nhân sẽ được cấy vi khuẩn khi đi khám định kỳ hoặc trong lúc mổ nội soi để tìm ra chủng vi trùng kỵ khí gây viêm xoang và cần phải điều trị kháng sinh theo đúng phổ kháng khuẩn hoặc cũng có thể tìm ra nấm và cần phải điều trị bằng thuốc kháng nấm. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Những bệnh nhân không giảm triệu chứng mặc dù đã dùng kháng sinh cần phải được các bác sĩ Tai Mũi Họng theo dõi kỹ càng. Phòng ngừa Phòng ngừa viêm xoang tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh Tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiêm vaccin ngừa influenza hằng năm có thể ngừa cúm và những nhiễm trùng cơ hội của đường hô hấp trên. Những loại thuốc điều trị cúm khác như zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu) nếu được dùng vào lúc các triệu chứng mới xuất hiện cũng có thể giúp phòng nhiễm trùng. Giữ thói quen rửa tay một cách chặt chẽ và tránh tiếp xúc với những người bị cúm. Trong một số nghiên cứu đã cho thấy thuốc kẽm carbonate có tác dụng làm giảm thời gian kéo dài của nhiều triệu chứng cúm. Giảm stress và ăn nhiều chất chống oxi hóa, đặc biệt là những trái cây tươi, có màu sậm và rau quả có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chuẩn bị đối phó với những dị nguyên theo mùa Nếu viêm xoang có nguyên nhân từ các dị nguyên theo mùa hay môi trường thì việc tránh xa khỏi chúng là rất quan trọng. Nếu không tránh được, có thể dùng một số loại thuốc như kháng histaminthông dụng hoặc thuốc xịt thông mũi trong các cơn cấp tính. Những người bị dị ứng theo mùa có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng những loại kháng histaminđược kê toa không có tác dụng an thần trong những mùa bị dị ứng. Tránh ở ngoài trời quá lâu vào mùa gây dị ứng. Đóng các cửa sổ lại và dùng máy điều hòa để lọc những tác nhân gây dị ứng nếu cần thiết. Có thể sử dụng máy làm ẩm. Thuốc tiêm chống dị ứng, còn được gọi là "liệu pháp miễn dịch" cũng có thể hiệu quả trong việc làm giảm và hạn chế viêm xoang do dị ứng. Bạn có thể được các bác sĩ chuyên khoa dị ứng tiêm trong 3 đến 5 năm nhưng chúng thường cho kết quả làm giảm hoặc hết hoàn toàn triệu chứng dị ứng trong nhiều năm. Giữ nước Giữ vệ sinh xoang bằng cách uống nhiều nước để làm loãng chất tiết ở mũi. Tránh đi máy bay, nếu cần phải đi thì dùng thuốc xịt làm thông mũi trước khi đi để giữ cho các lỗ mở của xoang được thông và thường xuyên nhỏ dung dịch muối trong khi đang bay. Dung dịch muối xịt mũi (có bán ở các hiệu thuốc) có thể giúp giữ ẩm hốc mũi, loại bỏ những tác nhân gây nhiễm trùng. Xông mũi bằng nước nóng hoặc tắm hơi cũng có thể có ích. Tránh những tác nhân dị ứng từ môi trường Những người bị viêm xoang mạn tính nên tránh những hoạt động hoặc môi trường có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, chẳng hạn như hút thuốc, hút thuốc thụ động, và lặn trong hồ bơi có chứa clo. Tiên lượng Viêm xoang thường có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và đúng cách. Ngoài những trường hợp gặp các biến chứng thì tiên lượng của viêm xoang cấp do vi trùng thường là tốt. Có thể bệnh nhân bị viêm xoang mạn hoặc viêm xoang cấp tái hồi nếu bênh của họ có những nguyên nhân từ dị ứng hoặc cấu trúc cơ thể. . Viêm xoang - Khi nào cần đến gặp bác sĩ KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ Hãy gọi cho bác sĩ khi cảm thấy đau hay nặng ở phần trên mặt kèm với nghẹt. thông mũi như Allegra-D hoặc Claritin-D. Giữ thông xoang Để điều trị viêm xoang cấp, có thể cần dùng 1 hay nhiều loại thuốc. Đối với viêm xoang cấp tái hồi hoặc viêm xoang mạn tính, có thể. đáng, cần phải chuyển bệnh nhân đến cho bác sĩ Tai Mũi Họng xem lại. Bác sĩ Tai Mũi Họng có thể nhìn trực tiếp vào hốc mũi bệnh nhân và những lỗ thông với các xoang bằng đèn nội soi mũi xoang.