cach thiet lap bang BCKQHDKD pptx

5 116 0
cach thiet lap bang BCKQHDKD pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 2: Trình bày và phân tích cách thiết lập Bảng Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh. Cho ví dụ minh họa. A. Khái niệm: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là bảng báo cáo tài chính tổng hợp nhằm trình bày kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động. 1. Đặc điểm: _ Phản ánh tổng quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp _ Phản ánh 3 thành phần :doanh thu, chi phí và kết quả. _ Phản ánh trong một thời kỳ nhất định. 2. Chức năng: Cung cấp thông tin cho: Kế Toán Tài Chính và Kế Toán Quản Trị. B. Cách thiết lập: Bảng BCKQKD được thiết lập qua 2 hình thức sau:  Theo phương pháp toàn bộ  Theo phương pháp trực tiếp I. Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ ( Theo chức năng chi phí) : Hình thức BCKQKD này chỉ thể hiện một cách chung nhất những chi phí tương xứng theo từng chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: CP sản xuất, CP lưu thông, CP quản lý doanh nghiệp… Chỉ cung cấp thông tin phù hợp với những yêu cầu thẩm tra hoạt động doanh nghiệp theo các chức năng từ các đối tác bên ngoài doanh nghiệp như: • Cơ quan quản lý chức năng. • Các tổ chức tín dụng ngân hàng • .Các nhà đầu tư hiện tại và tương lai.  Cung cấp thông tin công khai, là BCKQKD của Kế Toán Tài Chính. 1. Đặc diểm của BCKQKD theo phương pháp toàn bộ : Tất cả các chi phí như: CP sản xuất, CP bán hàng, CP quản lý DN phải được phân bổ tát cả cho sản xuất sản phẩm, tiêu thụ trong kỳ. Vì thế, CP bán hàng và QLDN được ghi nhận toàn bộ trên BCKQKD Còn CP sản xuất thì được phân bổ như sau: Chi phí sx trên Tổng CPSX trong kỳ Khối lượng tiêu thụ =  BCKQKD trong kỳ Khối lượng SX trong kỳ trong kỳ 2. Ví dụ: Công ty ABC có tài liệu chi phí về sản phẩm A trong năm 2009 như sau: Đơn vị tính: đồng  CP NVL trực tiếp: 10.000.000 (10000/sp *1000sp)  CP nhân công trực tiếp: 5.000.000 (5000/sp *1000sp)  CP khấu hao TSCĐ sản xuất: 9.000.000  Số lượng sản phẩm nhập kho: 1000 sp A CP hoa hồng bán hàng: 2.500.000 CP khấu hao phương tiện vận tải: 3.000.000 Số lượng sản phẩm tiêu thụ: 800 sp A  Đơn giá bán : 40000đ/sp  CP thuê văn phòng công ty: 1.000.000 CP văn phòng tại công ty: 900.000 Bảng BCKQKD theo phương pháp toàn bộ được lập như sau Đơn vị : Công ty ABC BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2009 Đơn vị tính:đồng Chỉ Tiêu Số Tiền 1. Doanh Thu 32.000.000 2. Giá vốn hàng bán 19.200.000 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng (1) – (2) 12.800.000 4. Chi phí bán hàng 5.500.000 5. Chi phí quản lý DN 1.900.000 6. Lợi nhuận trước thuế (3) – (4 +5) 5.400.000 7. Thuế TNDN (6) * 25% 1.350.000 8.Lợi nhuận sau thuế (6) – (7) 4.050.000 3 Nhận xét; a) Qua thông tin trên bảng BCKQKD theo phương pháp toàn bộ ta thấy: Để đạt được lợi nhuận chưa thuế 5.400.000, DN đã phát sinh chi phí để sản xuất 800 sản phẩm là: 19.200.000 bởi vì: ( 24.000.000 / 1000) * 800 sản lượng. _ Chi phí bán hàng :5.500.000 _ Chi phí quản lý: 1.900.000  Các DN dễ dàng chứng minh những chi phí này bằng những chứng từ cụ thể gắn liền với từng chức năng hoạt động. b) Quan sát BCKQKD trên, nếu đặt vấn đề về sự gia tăng doanh thu thì  Chi phí sẽ biến động như thế nào?  Lợi nhuận sẽ biến động như thế nào?  Những chi phí nào sẽ có liên quan trực tiếp đến sự biến động của doanh thu để có giải pháp điều chỉnh, dự báo thích hợp? Ta thấy: Thông tin BCKQKD theo phương pháp toàn bộ không thể hiện được. Và chính vì nhu cầu đó, đã dẫn đến sự xuất hiện của: “ Báo Cáo KQKD theo phương pháp trực tiếp” II. Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp ( Theo mô hình ứng xử của chi phí ) hay còn gọi là “ Số dư đảm phí” Trên BCKQKD theo hình thức Số dư đảm phí, chi phí được thể hiệ gồm 2 loại: + Định Phí. + Biến Phí Giúp cho nhà quản tri dễ dàng nhận biết mối quan hệ chi phí – khối lượng- doanh thu- lợi nhuận nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc hoạch định.  Vì vậy, nó còn được gọi là BCKQKD của Kế Toán Quản Trị. 1. Đặc điểm của BCKQKD theo phương pháp trực tiếp: _ Biến phí liên quan đến kết quả sản xuất trong kỳ _ Định phí là chi phí cơ cấu trong mỗi kỳ. • Vì vây: Biến phí được phân bổ cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ. Định phí được ghi nhận toàn bộ trên bảng BCKQKD trong kỳ. • Công thức chung: Chi phí SX trên Biến phí SX của Tổng định phí = + BCKQKD trong kỳ sản phẩm tiêu thụ SXKD trong kỳ 2. Căn cứ vào dữ liệu gốc, Bảng BCKQKD theo phương pháp trực tiếp thể hiện như sau: Đơn vị: Công ty ABC BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2009 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh số bán 32.000.000 2. Biến phí sản xuất kinh doanh 14.500.000 a. Biến phí sản xuất 12.000.000 b. Biến phí ngoài sản xuất 2.500.000 3. Số dư đảm phí 17.500.000 4. Định phí sản xuất kinh doanh 13.900.000 c. Định phí sản xuất 9.000.000 d. Định phí ngoài sản xuất 4.900.000 5. Lợi nhuận trước thuế .3.600.000 3. Nhận xét: Ta thấy BCKQKD theo phương pháp trực tiếp khác với BCKQKD theo phương pháp toàn bộ về : Kết cấu thông tin Chi Phí và Lợi Nhuận. Với cách lập BCKQKD theo phương pháp trực tiếp thì: Để tạo ra lợi nhuận 3.600.000, Doanh nghiệp phát sinh: + Biến phí: 14.500.000 + Định phí: 13.900.000 Điều đó cho ta biết: Khi doanh thu thay đổi với một mức độ nhất định thi: • Biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo doanh thu khác mức 14.500.000đ • Định phí sẽ không thay đổi, vẫn là 13.900.000đ  Muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu và những chi phí nhân công, vật tư… Dựu vào thông tin trên, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình để điều khiển và dự báo chi phí một cách linh hoạt hơn trong việc ra quyết định điều hành kinh doanh.

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan