1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nổi hạch - Sưng hạch (bạch huyết) doc

6 466 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 194,83 KB

Nội dung

Nổi hạch - Sưng hạch (bạch huyết) Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng. Chúng là những cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc hình bầu dục nằm ở khắp nơi trong cơ thể và được nối kết với nhau theo dạng chuỗi (các chuỗi bạch huyết) bởi cách kênh thông nối tương tự như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết được bao bọc bởi một vỏ bao có thành phần cấu tạo là các mô liên kết. Bên trong vỏ bao, các hạch bạch huyết chứa một số loại tế bào miễn dịch. Những tế bào này chủ yếu là các tế bào lympho (tế bào bạch huyết), chúng sản xuất ra các protein có khả năng bắt giữ và chống lại virus cùng với các vi sinh vật khác, và các đại thực bào có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những thành phần bị các tế bào lympho bắt giữ. Phân bố của hạch bạch huyết trên cơ thể Các hạch bạch huyết nằm khắp nơi trên cơ thể. Một số nằm sát ngay bên dưới da, một số khác nằm sâu bên trong cơ thể. Hầu hết các hạch bạch huyết dưới da thường không nhìn thấy được hoặc không sờ thấy được trừ phi chúng bị sưng và phì đại do một số nguyên nhân. Các hạch bạch huyết liên kết với nhau bởi các mạch bạch huyết giới hạn lỏng lẻo. Các hạch bạch huyết thường tập hợp lại thành một nhóm ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, là những nơi chúng chịu trách nhiệm lọc máu và thực hiện chức năng miễn dịch của mình. Các dịch của các mạch bạch huyết cuối cùng sẽ đổ về hệ thống tĩnh mạch của cơ thể. Những nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng đang hoạt động do nhiễm trùng, viêm, hoặc do ung thư. Nhiễm trùng Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch thường gặp nhất. Những tác nhân nhiễm trùng gây nổi hạch bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm. Virus  Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân  Thủy đậu  Sởi  HIV  Herpes  Cúm  Adenovius  và nhiều loại virus khác Vi khuẩn  Streptococcus  Staphylococcus  Bệnh mèo cào  Giang mai  Lao  Chlamydia  Những bệnh lây truyền qua đường tình dục Ký sinh trùng  Toxoplasmosis  Leishmaniasis Nấm  Coccidiomycosis  Histoplasmosis Viêm Những nguyên nhân viêm và miễn dịch gây nổi hạch bao gồm các bệnh như: viêm khớp dạng thấp và lupus cũng như tình trạng nhạy cảm đối với một số loại thuốc. Ung thư Có nhiều loại ung thư có thể gây nổi hạch. Đó có thể là những loại ung thư bắt nguồn từ hạch hoặc từ các tế bào máu, chẳng hạn như ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu (lymphoma). Chúng cũng có thể là các loại ung thư lây lan từ những bộ phận khác của cơ thể (di căn). Chẳng hạn như ung thư vú có thể lan sang các hạch bạch huyết gần nhất ở nách (bên dưới cánh tay), hoặc ung thư phổi có thể lan sang các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn. Những nguyên nhân gây nổi hạch khác Có nhiều nguyên nhân khác cũng gây nổi hạch ít gặp hơn, chẳng hạn như các bệnh di truyền về dự trữ lipid, phản ứng đào thải mảnh ghép, sarcoidosis (u hạch bạch huyết lành tính), và nhiều bệnh khác nữa. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp nổi hạch đều là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Đôi khi nó có thể là bình thường. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết nhỏ (nhỏ hơn 1cm), phẳng, nằm phía dưới hàm (hạch dưới hàm) ở những trẻ em khỏe mạnh và những người trẻ tuổi, hoặc những hạch nhỏ (có thể lên đến 2cm) ở háng (hạch bẹn) ở những người trẻ tuổi có thể được xem là bình thường. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác gây nổi hạch có thể không xác định được mặc dù đã làm tất cả các biện pháp thăm khám và xét nghiệm cần thiết. Những triệu chứng của nổi hạch bạch huyết Các triệu chứng của tình trạng nổi hạch bạch huyết rất khác nhau. Có người có thể hoàn toàn không có triệu chứng nào và chỉ được các bác sĩ phát hiện ra mình bị nổi hạch khi đi khám sức khỏe định kỳ. Đôi khi các hạch bạch huyết có thể căng, đau, và bị biến dạng. Quan trọng hơn, những triệu chứng khác liên quan đến những bệnh nền gây nổi hạch có thể đi kèm với tình trạng nổi hạch và có thể có ý nghĩa về mặt lâm sàng hơn là tình trạng nổi hạch đơn độc. Chẳng hạn như những triệu chứng như sốt, chảy mồ hôi đêm, sụt cân, hoặc những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khu trú (đau răng, viêm họng) có thể cung cấp những đầu mối quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch. Chẩn đoán nổi hạch bạch huyết như thế nào Những hạch bạch huyết nằm sát bề mặt da thường được các bác sĩ phát hiện ra khi khám và sờ thấy những vùng xuất hiện các chùm hạch, chẳng hạn như nổi hạch nách, nổi hạch ở hai bên cổ (hạch cổ), hoặc nổi hạch ở háng. Những hạch như vậy thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được một cách dễ dàng. Những hạch bạch huyết nằm sâu bên trong cơ thể có thể phát hiện nhờ những khảo sát về hình ảnh học, chẳng hạn như CT scan. Amydal nằm ở thành sau họng cũng là một dạng hạch bạch huyết và chúng là hạch bạch huyết dễ thấy nhất của cơ thể. Chẩn đoán được nguyên nhân gây nổi hạch đôi khi có thể là một thách thức. Thành tố quan trọng nhất trong quá trình chẩn đoán là đánh giá hạch qua việc khai thác bệnh sử và thăm khám một cách có hệ thống. Các bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng như: đau họng, sốt và run rẩy, mệt mỏi, sụt cân, những loại thuốc mà bạn đang dùng, tình trạng hoạt động tình dục, tình trạng tiêm phòng vaccin, những nơi mà bạn đã đi qua trong thời gian gần đây, những loại ung thư mà bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn có thể bị trước đây, v.v Một nhóm hạch bạch huyết xuất hiện ở những vùng nhất định trong cơ thể là do phản ứng lại với những rối loạn ở vùng đó. Nếu như có một nhiễm trùng đặc hiệu nào đó ở vùng bị nổi hạch thì rất có khả năng nó chính là nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như nhiễm trùng ở chân hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây nổi hạch ở háng. Các bác sĩ thường khám hạch bằng cách sờ và xác định tính chất của chúng. Chúng có thể có những tính chất sau:  Lớn hay nhỏ  Căng hay không căng  Cố định hay di động  Cứng hay mềm, hoặc  Rắn chắc hay mềm dẻo Những tính chất trên có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây nổi hạch. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết cứng, không căng và không di động được có thể là đặc trưng của tình trạng ung thư lan đến hạch. Còn một hạch mềm, căng, di động được thường là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ hạch bạch huyết có liên quan đến ung thư thì các bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết hạch để xác định loại ung thư. Chẳng hạn như các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn (hạch thượng đòn) có thể là do ung thư phổi ở một người có thể có những bằng chứng khác trên lâm sàng hướng đến ung thư phổi. Nổi hạch bạch huyết được điều trị như thế nào? Không có cách điều trị đặc hiệu cho tình trạng nổi hạch. Thông thường nếu giải quyết được nguyên nhân gây nổi hạch thì hạch sẽ tự động trở lại kích thước bình thường. Chẳng hạn như điều trị tình trạng nhiễm trùng gây nổi hạch có thể làm cho hạch bạch huyết bị phù nề nhỏ lại. Nếu tình trạng nổi hạch là do ung thư hạch (lymphoma) thì hạch sẽ thu nhỏ lại sau khi bệnh lymphoma được điều trị. Khi nào cần đi khám bệnh? Nếu tình trạng nổi hạch đi kèm với sốt, vã mồ hôi đêm, hoặc sụt cân, và bệnh nhân không có những dấu hiệu nhiễm trùng có thể quan sát thấy được thì bệnh nhân nên được đưa đến phòng mạch của bác sĩ để khám. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm trùng và được điều trị thích đáng rồi nhưng vẫn còn nổi hạch cũng nên đi đến gặp bác sĩ. Nếu một bệnh nhân đang bị ung thư, hoặc đã được điều trị một loại ung thư nào đó trong quá khứ và phát hiện ra mình bị nổi hạch ở khu vực ung thư thì người bệnh nhân đó cũng nên đến gặp để báo với bác sĩ. Những hạch nào thường hay bị nổi? Có nhiều hạch ở những vùng khác nhau của cơ thể bị sưng lên do nhiều lý do khác nhau. Có nhiều người thường bị nổi hạch ở cổ, phía sau tai, dưới hàm, phía trên xương đòn, nách, hoặc xung quanh bẹn. Thường gặp nhất là những hạch ở hai bên cổ hoặc phía dưới hàm. Chúng có thể là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng xung quanh khu vực đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc áp xe răng, nhiễm trùng họng, nhiễm siêu vi, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch đều lành tính; tuy nhiên đôi lúc tình trạng nổi hạch có thể là dấu hiệu của một loại ung thư nào đó ở vùng đầu và cổ. Cách hạch bạch huyết nổi ở phía sau tai có thể là do nhiễm trùng xung quanh sọ hoặc ở kết mạc mắt. Các hạch bạch huyết ở nách có tính chất quan trọng về mặt giải phẫu học với ung thư vú. Chúng thường được kiểm tra ở những bệnh nhân được khám vì nghi ngờ ung thư vú. Chúng cũng đóng một vai trò quan trong trong việc phân độ (xác định mức độ lan tràn) và tiên lượng (tiên đoán kết quả) ung thư vú trong khi cắt bỏ mô ung thư ra khỏi vú. Những hạch bạch huyết này cũng có thể trở nên phản ứng và phì đại do chấn thương hoặc do nhiễm trùng ở cánh tay ở cùng bên. Nổi hạch ở trên xương đòn (hạch thượng đòn) luôn được xem là bất thường. Chúng thường là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng ở những khu vực kế cận, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, lymphoma ở ngực, hoặc ung thư vú. Đôi khi vị trí ung thư còn có thể ở xa hơn, chẳng hạn như ung thư sinh dục, hoặc ung thư đại tràng. Một số nguyên nhân lành tính gây nổi hạch thượng đòn bao gồm lao và sarcoidosis. Như đã nói ở trên, nổi hạch ở bẹn có thể là bình thường ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng có thể là kết quả của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư sinh dục, hoặc nhiễm trùng ở chi dưới (chân) ở cùng bên. Những biến chứng của tình trạng nổi (sưng) hạch bạch huyết Có thể có nhiều biến chứng liên quan đến tình trạng sưng hạch bạch huyết. Nếu hạch bạch huyết xuất hiện do nhiễm trùng không được điều trị thì có thể hình thành ổ áp xe (một hốc có chứa mủ), và cần phải rạch dẫn lưu và điều trị kháng sinh. Vùng da phía trên hạch cũng có thể bị nhiễm trùng Trong một số trường hợp, các hạch bạch huyết có thể trở nên rất lớn và đè ép các cấu trúc xung quanh. Đây có thể là một tình trạng nghiêm trọng có thể cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật. Chẳng hạn như các hạch nách có thể đè ép các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho cánh tay. Các hạch bạch huyết bên trong ổ bụng nếu bị sưng to có thể đè ép ruột và gây tắc ruột. Tóm tắt  Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch.  Hạch bạch huyết nằm khắp nơi trong cơ thể nhưng chỉ có thể nhìn thấy được hoặc sờ thấy được khi chúng phì đại hoặc sưng to lên.  Các hạch bạch huyết mang tính khu vực, và mỗi nhóm hạch tương ứng với một khu vực nhất định của cơ thể và phản ánh sự bất thường ở khu vực đó.  Thông thường, nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch nhiều nhất. Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm viêm và ung thư.  Không phải tất cả các hạch bị phì đại đều là tình trạng bất thường. . thể. Những nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch (sưng hạch) bạch huyết. Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ sưng lên khi chúng đang hoạt động. Nổi hạch - Sưng hạch (bạch huyết) Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của. hạch, chẳng hạn như nổi hạch nách, nổi hạch ở hai bên cổ (hạch cổ), hoặc nổi hạch ở háng. Những hạch như vậy thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được một cách dễ dàng. Những hạch bạch huyết nằm

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN