Ung Thư Hạch Bạch Huyết - NonHodgkin Lymphoma potx

31 767 6
Ung Thư Hạch Bạch Huyết - NonHodgkin Lymphoma potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ung Thư Hạch Bạch Huyết - Non- Hodgkin Lymphoma Chứng ung thư Non-Hodgkin là loại ung thư bắt nguồn từ hệ đề kháng (immune system). Hệ đề kháng giúp cơ thể chống nhiễm trùng và các bệnh tật khác. Mạch bạch huyết là một phần của hệ đề kháng. Mạch bạch huyết bao gồm: - Mạch bạch huyết là một mạng lưới (network) bao gồm nhiều mạch, mạng lưới bạch huyết rẽ nhánh (như những mạch máu) đi vào các mô khắp cơ thể. - Mạch bạch huyết dẫn dòng bạch huyết (lymph), một chất lỏng không màu sắc, chứa những tế bào bạch cầu gọi là lymphocytes như tế bào B và T. - Hạch bạch huyết (lymph node): Khắp trong mạng lưới này, có những bộ phận nhỏ gọi là hạch bạch huyết (lymph node). Những nhóm hạch bạch huyết nằm trong nách, háng, cổ, ngực, và bụng. Hạch bạch huyết chứa bạch cầu. Các hạch này lưu giữ vi khuẩn, "vật lạ" và những độc tố luân lưu trong tròng dòng bạch huyết. - Những phần khác của mạch bạch huyết bao gồm lá lách, thymus, tonsil (hạch hạnh nhân?). Mô chứa bạch huyết (lymphatic tissue) hiện diện tại dạ dày, ruột non và da. Hệ bạch huyết có mặt trong nhiều bộ phận của cơ thể, vì vậy khi ung thư bạch huyết xuất hiện, có thể xuất hiện tại bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng thường thấy tại hạch bạch huyết dưới hoành cách mô (diaphragm), lớp cơ mỏng ngăn lồng ngực và khoang bụng. Bệnh Non-Hodgkin có thể bắt đầu từ một hoặc nhiều hạch bạch huyết, từ một bộ phận chứa hạch bạch huyết như lá lách hoặc tủy xương. Ung thư Non-Hodgkin bắt đầu khi 1 tế bào bạch cầu lymphocyte, thường là tế bào B trở nên bất thường. Tế bào bất thường sinh sản và tạo ra nhiều tế bào bất thường khác. Các tế bào bất thường này không chết như đã định; không hoạt động để bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng như các tế bào bình thường. Các tế bào bất thường tích tụ vào tạo thành khối u. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ bị bệnh (risk factor) Non-Hodgkin Dù Y học chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Non-Hodgkin, nhưng đã tìm ra một số yếu tố có thể gia tăng tỷ lệ của loại ung thư này: - Nhiễm trùng có thể gia tăng tỷ lệ bệnh Non-Hodgkin. Tuy nhiên ung thư hạch bạch huyết không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân không thể lây bệnh cho người khác. Những chứng nhiễm trùng sau có thể gia tăng tỷ lệ ung thư Non-Hodgkin: - siêu vi khuẩn Epstein-Barr (EBV); tại Phi Châu, EBV gây bệnh Burkitt lymphoma - siêu vi khuẩn HIV (human immunodeficiency virus) gây bệnh AIDS - vi khuẩn Helicobacter pylori gây chứng lở dạ dày (ulcer), và có thể gia tăng tỷ lệ lymphoma tại dạ dày. - siêu vi khuẩn Human T-cell leukemia/lymphoma virus type 1 (HTLV-1) - siêu vi khuẩn viêm gan C (HVC) - Hệ đề kháng suy yếu do bệnh di truyền hoặc do dùng thuốc men (để giữ bộ phận ghép). - Tuổi tác: Bệnh Non-Hodgkin thường tìm thấy ở những người tuổi trên 60. Các chuyên viên ung thư đang khảo sát về chứng mập phì, việc dùng thuốc trừ sâu và một số hóa chất cũng như thuốc nhuộm tóc (sản xuất trước năm 1980) xem những yếu tố này có gia tăng tỷ lệ ung thư Non-Hodgkin hay không. Triệu chứng Bệnh Non-Hodgkin tạo ra nhiều triệu chứng như: - Sưng (không đau đớn) hạch bạch huyết ở cổ, nách, hoặc háng. - Sốt nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân (unexplained recurrent fever) - Tháo mồ hôi ban đêm - Mất sức, mệt mỏi - Xuống cân - Ho, ngộp thở, hoặc đau trên ngực - Đau, sưng trướng hoặc có cảm giác đầy bụng. Những triệu chứng này không hẳn hoàn toàn do bệnh Non-Hodgkin gây ra, nhưng nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân. Đừng chờ đợi cho đến khi hạch bạch huyết trở nên đau đớn, bệnh Non-Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau đớn trong cơ thể. Chẩn bệnh Ngoài việc lập bệnh sử, khám tổng quát để tìm hạch bạch huyết sưng tấy, bác sĩ có thể cần dùng một hoặc nhiều cách thử nghiệm để truy tìm bệnh Non-Hodgkin như: - Thử máu: đo lượng tế bào bạch cầu, lượng các chất trong máu như lactose dehydrogenase (LDH) trong máu. Ung thư Non-Hodgkin có thể gia tăng lượng LDH. - Chụp quang tuyến phổi, xem xét các cấu trúc lân cận. - Làm sinh thiết (Trích mô): Đây là cách chẩn bệnh Non-Hodgkin chính xác nhất. Bác sĩ có thể cắt toàn bộ một hạch bạch huyết (excisional biopsy) hoặc lấy một mảnh hạch bạch huyết (incisional biopsy) để thử nghiệm. Việc dùng một kim nhỏ (fine needle aspiration) để rút tế bào thường không lấy đủ tế bào để thẩm định, do đó cắt bỏ toàn bộ một hạch bạch huyết là cách tốt nhất. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): -Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao? -Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? -Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? -Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? -Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? -Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Phân loại bệnh Non-Hodgkin Có nhiều loại ung thư Non-Hodgkin, thường thấy nhất là loại diffuse large B cell lymphoma và follicular lymphoma. Ung thư được phân loại theo "ác tính" (ung thư sẽ lan nhanh hay không và sẽ lan đến đâu): - Loại ung thư lan nhanh (aggressive cancer) được gọi là "intermediate" và "high-grade" ung thư bạch huyết: thường gây triệu chứng trầm trọng - Loại ung thư lan chậm (indolent cancer) được gọi là "low-grade" ung thư bạch huyết, ít có triệu chứng. Qua thời gian, ung thư lan chậm có thể trở thành loại ác tính, phát triển nhanh chóng. Bệnh nhân nên xin ý kiến thứ nhì về việc phân loại ung thư; việc chữa trị tùy thuộc vào loại ung thư. Một bác sĩ Bệnh Lý thứ nhì có thể thẩm xét lại các tế bào ung thư và cho ý kiến. Định kỳ Sau khi chẩn bệnh và biết rõ là bệnh Non-Hodgkin, bác sĩ cần định thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan chưa, nếu có, đã lan đến đâu trước khi chữa trị. Ung thư hạch bạch huyết thường khởi đầu từ 1 hạch bạch huyết; lan đến các hạch bạch huyết khác hoặc các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, xương hoặc tủy xương. Khi định kỳ ung thư, bác sĩ có thể sẽ cần dùng những loại thử nghiệm sau: - Làm sinh thiết tủy xương (bone marrow biopsy): bác sĩ dùng một kim dài, xuyên qua bắp thịt (thường là mông) đến xương hông để lấy tủy xương. Bác sĩ Bệnh Lý thẩm định các mẫu tủy xương này để tìm dấu vết ung thư. - CT scan: chụp hình đầu, cổ, ngực, hoặc bụng trên & dưới, bác sĩ có thể thuốc nhuộm (contrast) chích hoặc uống; thuốc nhuộm giúp các hình rõ chi tiết hơn tại các bộ phận sưng trướng, bất thường. - MRI: Bác sĩ có thể dùng máy chụp hình MRI để thu nhận hình ảnh của cột tủy sống, tủy xương hoặc não bộ. Bộ máy này sử dụng từ trường để tạo hình ảnh. - Siêu âm: Dùng tiếng dội của âm thanh để tạo hình ảnh, dụng cụ thăm dò được rà soát trên thân thể, những tiếng dội từ phần cơ thể này tạo ra hình ảnh, bình thường và bất thường kể cả u bướu. - Lấy dịch não tủy: bác sĩ dùng kim dài xuyên qua bắp thịt trên lưng vào cột tủy sống để lấy dịch não tủy, tìm kiếm dấu vết ung thư tại não bộ. Bệnh nhân cần nằm thẳng vài tiếng đồng hồ sau khi thử nghiệm để tránh nhức đầu. - PET scan: Bác sĩ chích một loại đường chứa phóng xạ vào máu, máy dò phóng xạ sẽ tìm thấy nơi tế bào sử dụng đường; tế bào ung thư hạch bạch huyết tiêu dùng đường nhiều hơn so với tế bào bình thường, do đó nơi có tế bào ung thư sẽ sáng rõ trên hình ảnh. Định kỳ ung thư tùy thuộc vào loại tế bào (tại hạch bạch huyết hay tại các bộ phận) và tùy thuộc vào bao nhiêu bộ phận có dấu vết ung thư. Các thời kỳ ung thư hạch bạch huyết Non-Hodgkin bao gồm: Giai đoạn I: Tế bào ung thư hạch bạch huyết nằm tại 1 nhóm hạch bạch huyết (như cổ hay nách). Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận như phổi. Giai đoạn II: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong 2 nhóm hạch bạch huyết cùng một bên (phải hoặc trái) thân thể, trên hoặc dưới hoành cách mô. Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận và hạch bạch huyết gần bộ phận này (cùng bên với hoành cách mô). Tế bào ung thư hạch bạch huyết có thể hiện diện trong các nhóm hạch bạch huyết cùng bên. Giai đoạn III: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong hạch bạch huyết ở trên hoặc dưới hoành cách mô. Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong một phần của mô hoặc bộ phận gần các hạch bạch huyết này. Giai đoạn IV: Tế bào ung thư hạch bạch huyết tìm thấy tại nhiều phần của một hoặc nhiều bộ phận. Hoặc, Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong một bộ phận như gan, phổi, lá lách, hoặc xương và các hạch bạch huyết khác. Ung thư tái phát: ung thư xuất hiện sau khi chữa trị. Ngoài các giai đoạn kể trên, bác sĩ có thể dùng thêm cách định kỳ chi tiết hơn qua việc mô tả thời kỳ ung thư như A hoặc B: - A: Bệnh nhân chưa bị xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt. - B: Bệnh nhân đã xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt. Chữa trị Bệnh nhân và bác sĩ sẽ thẩm định, so sánh cách chữa trị, và phản ứng phụ. Quý vị có thể muốn tham dự thử nghiệm lâm sàng, và có thể thảo luận với bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên viên, hoặc quý vị có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên chữa trị ung thư hạch bạch huyết Non-Hodgkin bao gồm bác sĩ chuyên khoa về máu (hematologist), bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ xạ trị ung thư hoặc bao gồm cả chuyên viên điều dưỡng về ung thư và dinh dưỡng. [...]...Việc chữa trị ung thư tùy thuộc vào các yếu tố sau: - thời kỳ của ung thư, - loại ung thư, thí dụ: follicular lymphoma - Ung thư tăng trưởng nhanh hay chậm - tuổi tác - tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh Loại ung thư hạch bạch huyết tăng trưởng chậm (indolent) và không có triệu chứng, bệnh nhân không cần chữa trị Bác sĩ chỉ cần theo dõi kỹ lưỡng thư ng xuyên và bắt đầu chữa trị... cuộc thử nghiệm lâm sàng về ung thư Nguồn tài liệu, tin tức từ viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ Quý vị có thể lấy tin tức cho chính mình, thân nhân hoặc bác sĩ của mình Điện thoại (miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ): 1-8 0 0-4 -CANCER ( 1-8 0 0-4 226237) Điện thoại dành cho những người lãng tai: 1-8 0 0-3 3 2-8 615 Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp tin tức về cách ngăn ngừa ung thư, truy tìm, chẩn đoán,... chờ đợi và theo dõi bệnh trạng được gọi là "watchfull waiting" Loại ung thư hạch bạch huyết tăng trưởng chậm (indolent) có triệu chứng, bác sĩ có thể dùng hóa chất và sinh hóa tố (biologics) để chữa trị Xạ trị (radiation therapy) có thể được sử dụng để chữa trị ung thư hạch bạch huyết trong giai đoạn I hoặc II Loại ung thư hạch bạch huyết tăng trưởng nhanh, bác sĩ có thể dùng hóa chất và sinh hóa tố... về cách trị liệu hữu hiệu nhất Các chương trình nghiên cứu để chữa trị ung thư hạch bạch huyết bao gồm: - Hóa chất: Bác sĩ tìm kiếm các háo chất mới để trừ tế bào ung thư, thử cách dùng chung nhiều loại hóa chất, dùng chung hóa chất với sinh hóa tố và các cách chữa trị khác - Xạ trị: Bác sĩ cũng thử cách xạ trị chung với hóa chất - Sinh hóa tố: các loại sinh hóa tố mới đang được thử nghiệm như vaccine... Patients) - Giảm đau đớn (Pain Control) - Thích ứng với ung thư thời kỳ sau cùng (Coping With Advanced Cancer) - Những ngày sắp tới: Đời sống sau khi chữa trị ung thư (Facing Forward Series: Life After Cancer Treatment) - Những ngày sắp tới: Những cách tạo sự thay đổi cho ung thư (Facing Forward Series: Ways You cần Make a Difference in Cancer) - Dành thời giờ: Giúp đỡ những người bị ung thư (Taking... đề kháng của chính bệnh nhân để chống lại ung thư Monoclonal antibodies là loại sinh hoá tố thư ng dùng chữa trị ung thư hạch bạch huyết Đây là các protein bào chế trong phòng thí nghiệm, bám vào các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này Sinh hóa tố được truyền qua tĩnh mạch, và dùng tại văn phòng bác sĩ, trung tâm y tế hoặc bệnh viện Các phản ứng phụ thư ng thấy bao gồm: Da bị ngứa ngáy, tấy... liệu nếu quý vị bị ung thư (How To Find a Doctor or Treatment Facility If You Have Cancer) - Câu hỏi và câu trả lời về targeted therapy (Targeted Cancer Therapies: Questions and Answers) - Câu hỏi và câu trả lời về cách trị liệu ung thư bằng ánh sáng (Photodynamic Therapy for Cancer: Questions and Answers) Sống với ung thư (Living With Cancer) - Cách ăn uống dành cho người bị ung thư (Eating Hints for... Dùng tia phóng xạ để đốt tế bào ung thư Xạ trị có thể thu nhỏ khối u và giảm đau đớn Có hai loại xạ trị dùng cho ung thư hạch bạch huyết: - Ngoại xạ trị: Nguồn phóng xạ đến từ một máy chiếu quang tuyến và nhắm tới một bộ phận trong cơ thể, một cách chữa trị tại chỗ (local therapy) Bệnh nhân được chữa trị tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ - Xạ trị toàn diện: Bác sĩ dùng... Khi ung thư tái phát (When Cancer Returns) - Những tổ chức cung cấp dịch vụ giúp những người bị ung thư và thân nhân họ (National Organizations That Offer Services to People With Cancer and Their Families) Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials) - Tham dự thử nghiệm lâm sàng (Taking Part in Cancer Treatment Research Studies) - Những yếu tố nguy hại (Risk Factors) Người chăm sóc bệnh nhân (Caregivers) -. .. thoại, trên trang mạng hoặc bằng thư từ, hoặc vào trang nhà kể trên, và tự in phụ bản cho mình Thư từ gửi về: Publications Ordering Service National Cancer Institute Suite 3035A 6116 Executive Boulevard, MSC 8322 Bethesda, MD 2089 2-8 322 Chữa trị ung thư (Cancer Treatment) - Hóa chất trị liệu và quý vị (Chemotherapy and You) - Xạ trị và quý vị (Radiation Therapy and You) - Làm thế nào để tìm một bác sĩ . vết ung thư. Các thời kỳ ung thư hạch bạch huyết Non-Hodgkin bao gồm: Giai đoạn I: Tế bào ung thư hạch bạch huyết nằm tại 1 nhóm hạch bạch huyết (như cổ hay nách). Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch. thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan chưa, nếu có, đã lan đến đâu trước khi chữa trị. Ung thư hạch bạch huyết thư ng khởi đầu từ 1 hạch bạch huyết; lan đến các hạch bạch huyết khác hoặc. trị ung thư tùy thuộc vào các yếu tố sau: - thời kỳ của ung thư, - loại ung thư, thí dụ: follicular lymphoma - Ung thư tăng trưởng nhanh hay chậm - tuổi tác - tình trạng sức khoẻ chung của

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan