© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 1/7 BÀN VỀ VẬT LÍ TRONG WEB XÃ HỘI Martin Griffiths Từ “blog” cho đến “wiki”, Web ngày nay còn hơn cả một biển thông tin. Martin Griffiths khảo sát xem hoạt động quốc tế mới này ảnh hưởng như thế nào đến cách thức các nhà vật lí truyền đạt thông tin và truy cập thông tin. Việc xuất bản khoa học, giống như nhiều mặt khác của đời sống con người, đã có sự chuyển biến bởi Web. Hầu như tất cả các tạp chí ngày nay đều có thể đọc trực tuyến và các bài báo tải về chỉ bằng một cú click chuột mà không cần phải đi tới thư viện nào. Thật vậy, kiểu xuất bản thương mại truyền thống đang bị thách thức bởi các server phát hành trước khi in quyền truy cập mở như arXiv.org - như một bài nghiên cứu thực hiện cho số đặc biệt này của Physics World cho thấy – được hầu hết mọi người trong cộng đồng vật lí sử dụng để truy cập những nghiên cứu mới nhất. Nhưng trong khi việc truy cập trực tuyến các bài báo dĩ nhiên là thuận lợi, và cũng làm cho thông tin khoa học dễ dàng tiếp cận hơn đến thế giới đang phát triển, nhưng nó vẫn ít hơn lượng bài báo lưu trữ ở dạng số từ các thư viện truyền thống. Nói cách khác, dòng thông tin vẫn chỉ có một chiều. Tuy nhiên, ngày nay, Web đang phát triển. Thế hệ Web kế tiếp – một bộ ứng dụng gói dưới thuật ngữ được định nghĩa không chặt chẽ “Web 2.0” – khuyến khích mọi người không chỉ sử dụng Web làm nguồn tham khảo mà còn tương tác với nó. Web 2.0 khiến nó dễ sử dụng hơn cho mọi người tạo và chia sẻ nội dung, từ những bức ảnh kĩ thuật số cô cậu mèo của họ cho tới những bộ từ điển bách khoa do người dùng biên tập. Và nó rõ ràng là một nghề kinh doanh lớn, như đã được chứng minh bởi việc mới đây News Corporation giành được “mạng xã hội” MySpace với giá 580 triệu đôla, và việc Google bỏ ra 1,6 tỉ đôla mua quyền sở hữu site chia sẻ video YouTube. Cần biết rằng hiện thân đầu tiên của Web được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại CERN nhằm hỗ trợ nghiên cứu của họ, bạn có thể mong đợi Web 2.0 sẽ có một cuộc cách mạng tương tự tác động lên cách các nhà vật lí truyền thông tin và truy cập thông tin. Chẳng hạn, một số nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng website như “blog” và “wiki” trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Nhưng như khảo sát của chúng tôi cho thấy, phần nào là những nhà tiên phong của những phát triển này, nhưng tại thời điểm hiện nay, các nhà vật lí có lẽ đang bị bỏ lại ở đằng sau. Trận chiến trong thế giới blog Biểu hiện lan rộng nhất của nội dung phát sinh bởi người dùng trên Web là “blogging”. Blog (viết tắt của “web log”) về cơ bản là một cuốn nhật kí trực tuyến, có các mục ghi đều đặn, hoặc “post”, bởi một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Bất kì ai đọc blog cũng có thể thêm bình luận viết vào post, tạo ra những cuộc tranh luận © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 2/7 giống như thật của các cư dân của cái gọi là thế giới blog. Kể từ khi thuật ngữ đó lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1997, blog đã trở thành một hiện tượng Internet – 60 triệu lượt hiện được lập danh sách trong thư mục blog Technorati. Với quá nhiều người phát biểu quan điểm của họ, nên nội dung đó thường là sáo rỗng. Nhưng blog cũng được tán dương là một dạng mới của “nền báo chí công dân”, ví dụ như mang lại cho chúng ta những bản báo cáo tận mắt về những sự kiện gây ấn tượng sâu sắc như 11/9. Một vài tạp chí khoa học và tập san học thuật đã thiết lập blog, có những bản báo cáo cuộn lên từ các hội thảo hoặc cập nhật các tin khoa học mới nhất. Ngoài ra, nhiều nhà vật lí chuyên nghiệp cũng có blog của riêng họ. Một số thảo luận nghiên cứu ở cấp độ hàn lâm; một số xem blog của họ là một dạng vươn ra công chúng, cung cấp những lời giải thích dễ hiểu bằng tiếng Anh của những câu chuyện vật lí mới nhất, và một số khác dùng blog làm diễn đàn bóc trần nền khoa học tồi báo cáo trên phương tiện truyền thông. Trong dự án Quantum Diaries, 33 nhà vật lí viết blog về cuộc đời và công việc của họ để kỉ niệm Năm Vật lí thế giới 2005; và 40 nhà khoa học sử dụng blog làm một phần của cổng ScienceBlogs phổ biến. Nếu dường như có quá nhiều nỗ lực nhằm lần theo dấu vết của quá nhiều trang web được cập nhật thường xuyên, thì site “hợp nhất” Mixed States biên soạn những cập nhật mới đây từ toàn bộ các blog vật lí chính tại một nơi. Trong khi một số người có thể xem chúng là những kế hoạch hão huyền, thì blog vật lí bắt đầu có tác động thật sự lên cách thức các nhà nghiên cứu truyền đạt © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 3/7 thông tin. Chẳng hạn, một vài bài báo mới đây công bố trên arXiv.org đã trích dẫn mục từ blog, chứng minh rằng blog đang trở thành một kênh thông tin không lừa dối cho sự truyền đạt thông tin khoa học. Trong khi đó, một cuộc tranh luận về lí thuyết dây đã bắt đầu trong thế giới blog mới đây lại gây sự chú ý của nhiều người, được báo cáo rộng rãi trên các tạp chí khoa học và trích in trong các tờ báo quốc gia. “Tag xã hội” là một hình thức phân loại, trong đó người dùng phân loại các đối tượng – hình ảnh, website, các bài báo khoa học – bằng cách tự do chọn một bộ “tag”. Ví dụ, bạn có thể tag một bức ảnh với từ “gia đình”, “kì nghỉ”, và “Tây Ban Nha”. Rồi bạn có thể tìm kiếm bằng các tag mà những người dùng khác thêm vào. Điều này trái với hệ thống phân loại chặt chẽ “từ trên xuống dưới” giống như hệ thập phân Dewey cho sách vở. Một “đám tag” đại diện cho những tag phổ biến nhất bằng cách hiển thị các từ có kích thước khác nhau phụ thuộc vào mức độ thường xuyên mà chúng được sử dụng. Đám tag ở đây lấy từ site Connotea, site cho phép người dùng tag các bài báo khoa học. Nhà phê bình thẳng thắn nhất của lí thuyết dây, nhà toán học ở trường đại học Columbia, Peter Woit, đã sử dụng blog của ông Not Even Wrong để chỉ ra rằng lí thuyết dây không tạo ra được những dự đoán của thể kiểm tra bằng thí nghiệm, và tình trạng được công nhận cho lí thuyết dây, đó là cách tiếp cận hứa hẹn nhất để hòa giải vật lí lượng tử với hấp dẫn. Blog của ông đã khuấy động một cuộc tranh luận sôi nổi, và đôi khi bất ngờ, cả trong các bình luận post lên Not Even Wrong và trên blog của các nhà lí thuyết dây như Reference Frame của Lubos Motl, và Asymtotia của Clifford Johnson. Những cuộc đấu khẩu như thế không thể là tiêu biểu của mức độ tranh luận trong ngành vật lí, và khiến người ta tự hỏi không biết bao nhiêu tranh luận phụ thuộc vào tình trạng dễ dàng nặc danh mà những diễn đàn trực tuyến như thế mang lại. Nhưng, cho dù tốt hơn hoặc tệ hơn, blog đã mở ra một hình thức thuyết trình mới có thể - khi nó được thực hiện theo kiểu công chúng như vậy – đưa vào một ngữ cảnh rộng hơn theo kiểu mà một cuộc thảo luận tại một hội nghị, chẳng hạn, sẽ không thể nào có được. Trên thực tế, sự chú ý của các phương tiện truyền thông phát sinh bởi “cuộc chiến tranh dây” đã khiến một blogger phải thoái lui. Christine Dantas, một nhà vật lí người Brazil, thường xuyên thảo luận vấn đề hấp hẫn lượng tử trên blog Background Independence của bà. Sau đó, vào tháng 11, bà đã hạ blog đó xuống, giải thích trên một diễn đàn trực tuyến rằng việc đưa tin của các phương tiện truyền thông về cuộc chiến tranh dây đã khiến bà thấy khó chịu, nhất là sau khi blog của bà được đề cập tới trong một tập san vật lí của Brazil. Bà viết: “Tôi là một người trầm tính, và muốn được quay trở lại cuộc sống yên ả của mình, trở lại với việc đọc và nghiên cứu thầm lặng của mình”. © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 4/7 Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải chăng chính bản chất rất tự nhiên của blog đã thổi phồng những bất đồng còn rất mơ hồ giữa những nhóm nhỏ các nhà vật lí thành một “cuộc chiến thần thánh” ? Tính rắc rối của hấp dẫn lượng tử không tác động gì lên công việc của phần lớn các nhà vật lí, nhưng họ chiếm giữ một phần thiếu cân xứng trong số những tranh luận trong thế giới blog vật lí. Một số người đã so sánh cộng đồng blog với một “căn phòng tiếng vọng”, trong đó người ta có xu hướng viết về những điều mà họ đã nhìn thấy ở các blog khác. Chẳng hạn, Sabine Hossenfelder, đồng tác giả của blog Backreaction, nói rằng việc xem các tranh luận lí thuyết dây qua con mắt của các blog “giống như việc đặt chiếc kính phóng đại lên một đốm trên mũi bạn và rồi bị ám ảnh về nó”. Trở lại với những cuộc tranh luận sôi nổi đó, các blog cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp của các nhà vật lí viết chúng, qua đó người ta vẫn xem blog là một ví dụ cho thấy công việc thật xa vời thực tế hoặc một sự lãng phí thời gian đúng ra là nên dành cho nghiên cứu. Nhà vũ trụ học tại Viện Công nghệ California, Sean Carroll, người góp mặt cho blog vật lí nổi tiếng nhất Cosmic Variance, nhất định đã làm tăng hình ảnh mình qua việc viết blog. Hiện tại, ông được đọc qua xu thế đa phương tiện, vì người ta có thể tìm thấy những lời giải thích có thể truy cập được của những vấn đề khoa học khó. Nhưng, có bao nhiêu nhà vật lí thật sự đọc hoặc đóng góp cho các blog ? Trong khi 16 trong số 60 người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ thật sự đọc các blog vật lí, thì ba người trong số này rất có thể cũng là những người viết blog của riêng họ. Site Mixed States liệt kê khoảng 100 blog vật lí, đó là một danh sách thu gọn của cộng đồng toàn cầu hàng trăm ngàn nhà vật lí. Thật vậy, đa số những người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi hoặc là không biết sự tồn tại của các blog vật lí, hoặc nói rằng họ không tin tưởng lắm vào nội dung của chúng. “Tôi hoàn toàn không để ý tới các blog”, nhà vật lí lí thuyết hạt cơ bản Frank Close đến từ trường đại học Oxford nói. “Tôi sẽ không đọc những thứ mà một số người post lên bảng tin ngoài báo chí địa phương của tôi, và việc đưa nó lên Web khiến nó không còn trang trọng nữa”. Wiki trên Web Niềm tin là một vấn đề luôn trở đi trở lại trong thế giới trực tuyến. Vài năm trước đây, ý kiến cho rằng một trong những nguồn thông tin đáng tra cứu nhất trên thế giới là một bộ từ điển trực tuyến có thể được sửa chữa bởi chính những người sử dụng nó trông có vẻ thật buồn cười. Nhưng đó chính xác là điều đã xảy ra với Wikipedia, có thể chính là site Web 2.0 nổi tiếng nhất. Như nó đã xuất hiện, sự tự hiệu chỉnh được xây dựng trong hệ thống đôi khi dẫn tới những cuộc tranh luận, rồi hàng loạt sửa chữa thường xuyên nhanh chóng được hiệu chỉnh bởi những người dùng khác. Thật vậy, một nghiên cứu do tờ Nature thực hiện hồi năm 2005 cho thấy, trong lĩnh vực khoa học, Wikipedia chính xác tương đương với Enclyclopeadia Britannica, với trung bình các mục từ Wikipedia chứa khoảng bốn chỗ sai, so với ba chỗ của Britannica. Từ Big Bang cho tới tính toán lượng tử, có một sự phong phú thông tin vật lí trên Wikipedia, mặc dù chi tiết còn tản mạn ở các chủ đề còn chưa rõ ràng lắm. Theo khảo sát của chúng tôi, đa số các nhà vật lí ngày nay trông hài lòng với việc sử dụng Wikipedia làm nguồn tham khảo nhanh; thật vậy, 75% những người tham gia © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 5/7 cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ tham khảo Wikipedia cho thông tin vật lí. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng mà các nhà vật lí có ở những bộ từ điển bách khoa thay đổi rõ rệt, mặc dù tất cả đều đồng ý rằng bất kì thông tin quan trọng nào cũng phải đối chiếu với nguồn gốc. Nhà lí thuyết dây Havard, Molt cho rằng chất lượng bài báo trên Wikipedia là cao, nhất là ở những chủ đề mang tính phổ thông, được biên tập, thẩm tra và tinh lọc bởi một số lượng lớn người biên tập. Nhưng một số người vẫn còn hoài nghi. “Tôi không mơ tới việc đọc Wikipedia cho vật lí”, nhà vật lí đoạt giải Nobel Phillip Anderson nói. “Tôi cũng chẳng tin tưởng vào đó nếu như tôi có đọc nó”. Trên thực tế, Wikipedia là một ví dụ thành công nhất của ý tưởng chung về một trang web do người dùng biên tập, hay là “wiki”, hiện đang đặt ra nhu cầu sử dụng bởi các nhà vật lí vì những mục đích khác. Trong một sự hợp tác lớn, một bộ wiki có thể là phương pháp tốt để giải quyết vấn đề phổ biến kiến thức và các “thủ thuật nghề nghiệp”, nhất là khi những người cộng tác ở trên khắp thế giới và không thể tham gia vào một hội nghị bàn tròn. Những bộ wiki như thế đã có trong những chương trình hợp tác vật lí hạt cơ bản như CDF tại Fermilab và ATLAS tại CERN, chẳng hạn, và dần dần đang phát triển thành kho thông tin tham khảo nhanh về những thí nghiệm này. “Tôi có thể tưởng tượng rằng blog và wiki sẽ trở thành khuôn khổ cho những ý tưởng động não và tranh luận”, Gordon Watts thuộc trường đại học Washington ở Seattle nói. “Trong một số trường hợp, ý tưởng có thể hình thành trọn vẹn trên blog và chưa bao giờ được in ấn xuất bản, hãy để cho những người ngang hàng đánh giá”. Trong thực tế, một số người cho rằng một khuôn khổ dựa trên blog và wiki có thể là cơ sở cho một kiểu đánh giá ngang hàng mới. Trong mô hình này, một bài báo qua kiểm duyệt sẽ post lên một trang web công cộng, nơi đó các bài bình luận sẽ nối tiếp thêm vào. Văn bản của bài báo chính nó có thể trở thành một wiki có thể biên tập được. Một tiền thân của ý tưởng này là quyết định bởi các nhà quản trị arXiv.org cho phép “truy hồi” những bài báo đã post trên server của nó. Truy hồi là một đặc điểm quan trọng của Web 2.0. Trong khi các “siêu liên kết” nguyên thủy của Web là có tính một chiều, đơn giản trỏ từ site này đến site khác, thì truy hồi có nghĩa là báo cho một trang web biết một trang web khác đã thêm một liên kết tới nó. Trong trường hợp của arXiv.org, nếu một nhà vật lí viết về một bài báo nhất định trong blog của họ và gởi một yêu cầu truy hồi, thì mục từ blog khi đó tự động được thêm vào trên trang của bài báo. Một sự kết hợp của bản thảo arXiv.org và các bình luận blog như thế đã tỏ ra có hiệu quả. Ví dụ, các nhà vật lí Robert Alicki, Daniel Lidar, và Paolo Zanardi đã tạo một phiên bản chữa được của bài báo của họ về sự hiệu chỉnh lượng tử (arXiv.org/abs/quant-ph/0506201) dưới ánh sáng tranh luận trên blog của Dave Bacon, The Quantum Pontiff. Bacon, người nghiên cứu về tính toán lượng tử tại trường đại học Washington, dĩ nhiên là vui mừng. “Đây hiện là bình luận yêu thích của tôi về một bài báo arXiv”, ông post trên blog của mình như vậy. Tuy nhiên, một hệ thống như thế không hẳn là không có những vướng mắc của nó. Các tranh luận về vật lí thường bị chệch hướng bởi những kẻ lập dị quảng bá cho các lí thuyết hoặc quan điểm chính trị riêng tư của họ. Trong một nỗ lực © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 6/7 nhằm giữ cho những yếu tố xao lãng như vậy ra khỏi hệ thống arXiv, mỗi truy hồi phải được điều tiết bởi tám thành viên cố vấn vật lí ở nước ngoài của nó. Nhưng điều này làm phát sinh những câu hỏi riêng của nó, chẳng hạn như ai được và không được phép thêm truy hồi. Ví dụ, hồi năm ngoái, Woit nói rằng ông sẽ bị loại khỏi hệ thống do ông không đáp ứng được định nghĩa của arXiv về “nhà nghiên cứu đang hoạt động”. Lí luận kịch liệt rằng cái ông nhìn thấy là một điều sỉ nhục cho danh tiếng của ông, Woit đã khởi kiện Jacques Distler, một nhà lí thuyết dây ngồi ở vị trí cố vấn người nước ngoài, có lòng đố kị cá nhân chống lại ông. Và ông vẫn bị loại. Xã hội hóa trực tuyến Mặc dù nằm ở tiền tuyến của sự phát triển Web trong thập niên 1990, nhưng các nhà vật lí đã chậm chân trong việc nắm bắt một số cách tân do Web 2.0 mang lại. Ví dụ, “tag xã hội” là một dạng phân loại bởi người dùng được sử dụng rộng rãi ở những site như các diễn đàn chia sẻ ảnh. Người sử dụng chọn các “tag” để mô tả ảnh của họ - “tôi”, “London”, “màu đỏ” và vân vân – và có thể tìm kiếm không chỉ những tag riêng của họ, mà còn tìm được tag của hàng triệu người dùng khác. Hình thức phân loại “từ dưới lên” này cũng có thể sử dụng cho thông tin khoa học. Thật vậy, các site Connotea và CiteULike đã được thành lập riêng để áp dụng tag xã hội cho các bài báo khoa học. Ý tưởng là khi bạn tìm thấy một bài báo trực tuyến hữu ích, bạn lưu nó lại trong tài khoản của bạn và thêm tag mô tả nội dung của bài báo. Nếu như đây chỉ là một cách cho từng cá nhân quản lí nguồn tham khảo của họ, thì nó sẽ không gây hứng thú khủng khiếp như vậy. Các mặt đổi mới của những site như Connotea là ở mặt xã hội: bạn có thể nhìn thấy cái mà những người dùng khác lưu và tìm tag của họ để tìm kiếm những bài báo mới về một chủ đề mà bạn chọn. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học dường như đã chấp nhận ý tưởng đó hăng hái hơn các nhà vật lí – với “di truyền học” và “sự trao đổi chất” nằm trong số những tag phổ biến nhất trên Connotea (xem hình) - và chỉ có duy nhất một người trong số những người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi đã từng sử dụng những site như thế. Trong thế giới ngày càng rộng hơn, không còn nghi ngờ gì nữa về mục tiêu phổ biến nhất của Web 2.0. MySpace là một “mạng xã hội” cho phép mỗi người dùng – có tới 120 triệu người, đa phần là thanh thiếu niên – tạo một trang chủ riêng với các hình ảnh và chi tiết về những thứ họ thích và không thích. Trang đó cũng trình bày nổi bật bao nhiêu “bạn bè” mà người dùng có trên site, và bạn bè cũng có thể thêm bình luận vào trang của mỗi người khác, tạo ra một số điều tranh luận thông thường. Nơi này hình như không phải là nơi thích hợp để tìm một nhà vật lí, nhưng bạn vẫn sẽ tìm ra mà không cần nhà lí thuyết dây Michio Kaku, tác giả của những cuốn sách phổ biến khoa học nổi tiếng Siêu không gian và Thế giới song song. Kaku, người đã tự liệt kê chính mình là đã kết hôn/thẳng thắn/không hút thuốc/không uống rượu, đã tích góp được đến 2725 người bạn trên trang của ông. Tuy nhiên, cũng có một công dụng nghiêm túc hơn của mạng xã hội đối với các nhà vật lí. Jennifer Golbeck, một nhà khoa học máy tính tại trường đại học Maryland, nhận thấy rằng một mạng xã hội giống như MySpace chứa thông tin hữu ích về những người biết được ai và bao nhiêu người tin tưởng vào mỗi một trong số các quan hệ của họ. Golbeck đang nghiên cứu một thuật toán sử dụng thông tin này để cho bạn biết bạn có thể tin tưởng bao nhiêu vào một ai đó mà bạn không hề biết, © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 7/7 dựa trên địa vị của họ trong mạng xã hội của bạn. Phép đo niềm tin này có thể được dùng bởi các nhà khoa học và các chương trình hợp tác. Ví dụ, bạn có thể cho phép truy cập bản thảo của một bài báo cho những người có niềm tin tưởng trên một ngưỡng nhất định nào đó. Rõ ràng là một thế giới mới hào nhoáng của các blog và truy hồi, wiki đánh giá ngang hàng, tag xã hội và các mạng niềm tin đang chờ đợi các nhà vật lí dám dấn thân vào Web 2.0. Nhưng trong khi các nhà vật lí hài lòng với việc xuất bản và tải xuống những bài báo trực tuyến của họ, thì vẫn có một sự mong mỏi muốn bài báo được in. “Không thể phủ nhận là Web có một số tiện lợi quan trọng”, nhà vật lí đoạt giải Nobel nay đã 85 tuổi, Jack Steinberger nói, “nhưng nó cũng có một số trở ngại không mong muốn, và tôi cảm thấy tiếc nuốc một thời vàng son đã qua khi mà việc công bố một cái gì đó là một sự kiện trong cuộc sống của chúng ta nghiêm túc hơn so với việc đưa một cái gì đó lên Web”. Có lẽ Web 2.0 sẽ không hoàn toàn ghi dấu ấn của nó lên nền vật lí cho tới khi thế hệ MySpace chạm tới các phòng thí nghiệm. Liên kết tới các trang web xã hội Blog của các nhà vật lí chuyên nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Các blog đề cập tới trong bài bao gồm: • Asymptotia ( asymptotia.com) • Backreaction ( backreaction.blogspot.com) • Cosmic Variance ( cosmicvariance.com) • Not Even Wrong ( www.math.columbia.edu/~woit/wordpress) • The Quantum Pontiff ( dabacon.org/pontiff) • Reference Frame ( motls.blogspot.com) Nhiều blog khác có thể tìm thấy tại “tuyển tập” blog vật lí " Mixed States ( mixedstates.something similar.com), hoặc tại cổng ScienceBlogs (scienceblogs.com). Technorati là một thư mục tra cứu nhanh của mọi blog ( technorati.com). Các site CiteULike ( citeulike.org) và Connotea (connotea.org) cho phép các nhà khoa học lưu trữ và tìm kiếm thông tin về những bài báo bằng “tag xã hội”. Nghiên cứu của Jennifer Golbeck về niềm tin trong mạng xã hội có thể tìm tại trust.mindswap.org và trang MySpace của Michio Kaku tại www.myspace.com/mkaku. Martin Griffits (Physics World, tháng 1/2007) hiepkhachquay dịch (An Minh, ngày 15/7/2007, 10:17:30 AM) . © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 1/7 BÀN VỀ VẬT LÍ TRONG WEB XÃ HỘI Martin Griffiths Từ “blog” cho đến “wiki”, Web ngày nay còn hơn cả một biển thông. luận về vật lí thường bị chệch hướng bởi những kẻ lập dị quảng bá cho các lí thuyết hoặc quan điểm chính trị riêng tư của họ. Trong một nỗ lực © hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội. hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 5/7 cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ tham khảo Wikipedia cho thông tin vật lí. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng mà các nhà vật lí có ở những