1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÂU HOI AT 2010 pot

40 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 121,56 KB

Nội dung

Chi nhánh điện Cẩm Phả CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NHÓM 3: Câu 1: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn, người cho phép phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và lưu ý khi thực hiện như sau: a, Cắt điện và áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như dùng khoá để khoá bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác ; b, Chỉ cho toàn bộ đơn vị công tác thấy các thiết bị đã được cắt điện và những thiết bị còn mang điện ở xung quanh; (đây không phải là biện pháp kỹ thuật) c, Kiểm tra nhân viên của đơn vị công tác (họ tên, bậc an toàn) xem có đúng như ghi trong phiếu công tác không; (đây không phải là biện pháp kỹ thuật) d, Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền động dao cách ly; e, Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở các thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất; f, Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành; g, Cần phải lưu ý đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc trong tất cả các trường hợp cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn; (chỉ cần đặt rào chắn khi cắt điện một phần) h, Chuẩn bị nơi làm việc phải thực hiện theo trình tự sau: Cắt điện, đặt rào chắn, làm tiếp đất di động, treo biển báo an toàn. (trình tự đúng: Cắt điện, treo biển báo an toàn, làm tiếp đất di động, đặt rào chắn). Câu 2: Cắt điện để làm việc phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật sau đây: a, Cắt điện những phần trên đó sẽ tiến hành công việc; b, Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây: 0,7 m đối với điện áp từ 1 kV đến 15 kV; 1,0 m với điện áp trên 15 kV đến 35 kV; 1,5 m đối với điện áp trên 35 kV đến 110 kV; c, Khi không thể cắt được điện mà người làm việc có thể vi phạm khoảng cách nêu ở điểm b trên đây thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là: 0,45 (0,35) m đối với điện áp đến 15 kV; 0,7 (0,6) m đối với điện áp trên 15 đến 35 kV; 1,0 (1,5) m đối với điện áp trên 35 kV đến 110 kV; d, Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo lèo; e, Đối với máy cắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ truyền động tự động cho phép cắt điện (cấm) chỉ bằng những thiết bị này; f, Cần phải có biện pháp ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp qua các thiết bị như máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát diesel có điện bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc; g, Để ngăn ngừa thao tác nhầm thì sau khi cắt điện ở máy cắt, cầu dao cách ly có điều khiển từ xa chỉ cần treo biển “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” vào tay thao tác; (tháo cầu chảy mạch thao tác, cắt áp tô mát ) h, Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp thì sau khi cắt điện phải kiểm tra tay thao tác đã ở đúng vị trí cắt và khoá lại. Câu 3: Việc cắt điện và bàn giao thiết bị, đường dây cho đơn vị công tác thực hiện theo quy định sau đây: a, Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành; b, Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên có kinh nghiệm, nắm vững sơ đồ lưới điện thực hiện; c, Đối với đường dây thuộc quyền điều khiển của điều độ thì sau khi cắt điện đơn vị thao tác bàn giao trực tiếp cho đơn vị công tác sau đó báo cáo cho điều độ; (thao tác xong báo cáo Điều độ để Điều độ bàn giao, bàn giao trực tiếp cho đơn vị công tác hoặc thông qua trực điều độ chi nhánh) d, Khi đơn vị công tác làm việc trên thiết bị của trạm có người trực thuộc quyền điều khiển của Điều độ thì sau khi thao tác đơn vị vận hành phải báo cáo điều độ để điều độ bàn giao thiết bị cho đơn vị công tác; (trực trạm bàn giao cho đơn vị công tác sau khi đã báo cáo Điều độ) e, Đối với thiết bị, đường dây thuộc quyền kiểm tra của Điều độ sau khi cắt điện đơn vị vận hành phải báo cáo điều độ để điều độ bàn giao cho đơn vị công tác; (đơn vị vận hành bàn giao cho đơn vị công tác sau đó báo cáo Điều độ) f, Nếu đơn vị công tác cũng là đơn vị quản lý vận hành thì sau khi cắt điện không nhất thiết phải báo cho trực vận hành của đơn vị nhưng phải báo cáo tình hình đóng cắt điện cho trực vận hành khi kết thúc công việc; (sau khi cắt điện phải báo cho trực vận hành của đơn vị) g, Đơn vị cử người cho phép làm việc có thể bàn giao thiết bị đường dây cho đơn vị công tác bằng điện thoại nếu như có sự thỏa thuận trước; (phải bàn giao trực tiếp) h, Giao nhận thiết bị, đường dây đã cắt điện phải thực hiện bằng “Phiếu giao nhận đường dây đã cắt điện”. Câu 4: Sau khi cắt điện, nhân viên vận hành thực hiện việc treo biển báo và đặt rào chắn theo quy định sau: a, Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo “ Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Trường hợp cần thiết có thể uỷ nhiệm việc treo biển cho người khác; (không được uỷ nhiệm) b, Việc treo biển báo an toàn ở các dao cách ly 1 pha chỉ cần treo ở bộ phận truyền động pha giữa của dao; (treo ở cả 3 pha) c, Chỉ có người treo biển hay người được chỉ định thay thế mới được quyền tháo các biển đã treo; d, Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, dây thừng, tấm vật liệu cách điện rào chắn phải khô và chắc chắn; trên rào chắn phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người”; 1 1 Chi nhánh điện Cẩm Phả e, Khoảng cách từ rào chắn đến vật mang điện quy định như sau: 0,35 m đối với điện áp từ 1 đến 15 kV; 0,7 (0,6) m đối với điện áp trên 15 đến 35 kV; 1,0 (1,5) m đối với điện áp trên 35 đến 110 kV; f, ở thiết bị điện áp đến 15 kV, cho phép rào chắn có thể chạm vào phần có điện. Rào chắn này phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bị điện; trước khi dùng phải lau sạch bụi của rào chắn; g, Đặt rào chắn giao cho 1 người có kinh nghiệm sử dụng các trang bị an toàn để thực hiện; (phải có 2 người thực hiện) h, Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc có thể thoát khỏi vùng làm việc dễ dàng; trong thời gian làm việc cấm di chuyển hoặc cất rào chắn tạm thời và biển báo. Câu 5: Sau khi cắt điện, việc kiểm tra không còn điện tiến hành như sau: a, Sau khi cắt điện người chỉ huy trực tiếp của đơn vị công tác phải tiến hành xác minh không còn điện ở các thiết bị đã được cắt điện; (nhân viên vận hành) b, Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện để thử vào 3 pha vào hoặc ra (vào và ra) của thiết bị; c, ở nơi có đèn, đồng hồ, rơ le thì có thể căn cứ vào những tín hiệu này để xác minh thiết bị còn điện hay không; (không được căn cứ vào những tín hiệu này ) d, Bút thử điện phải được kiểm tra trước ở nơi có điện, nếu gần nơi làm việc không có điện thì cho phép thử ở nơi khác nhưng phải bảo quản bút thật tốt khi chuyên chở; e, Khi thử điện phải dùng bút có điện áp tương ứng, nếu không có thì dùng bút có cấp điện áp cao để thử ở lưới có điện áp thấp hơn; (không được dùng như vậy) f, Người thử điện phải đeo găng tay cách điện, đeo ủng hoặc đứng trên ghế cách điện và tư thế đứng thử phải thật chắc chắn; g, Cấm áp dụng phương pháp dùng sào gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đơn vị công tác; h, Lưu ý: Người thử điện phải là người đã được huấn luyện sử dụng thành thạo bút thử điện và phải có ít nhất bậc 3/5 an toàn trở lên. Câu 6: Lựa chọn vị trí đặt dây tiếp đất di động để bảo đảm an toàn cho đơn vị công tác phải thực hiện theo các nguyên tắc sau: a, Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến. Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho bảo đảm khoảng cách an toàn đến các phần dẫn điện đang có điện; b, Số lượng và vị trí đặt tiếp đấy phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó; c, Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm biến áp và công việc làm lần lượt từ mạch này sang mạch khác thì bắt buộc phải đặt đồng thời dây tiếp đất di động tại tất cả các mạch đấu sẽ tiến hành công việc; (cho phép làm tại mạch nào thì làm tiếp đất ở mạch đó) d, Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu. Nếu khu vực làm việc dài quá 500 m (2 km) phải đặt thêm một bộ tiếp đất ở giữa; e, Đối với đường trục có nhánh mà không cắt được cầu dao đầu nhánh thì tại đầu nhánh nằm trong khu vực công tác có chiều dài trên 200 m phải đặt thêm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh; (tại tất cả các nhánh nằm trong khu vực làm việc, không phân biệt chiều dài nhánh) f, Đối với hai đường dây đi chung cột, nếu sửa chữa một đường (đường kia vẫn vận hành) thì hai bộ tiếp đất đặt xa nhau không quá 2 km; (500 m) g, Đối với các nhánh rẽ vào trạm dài không quá 200 m cho phép đặt một bộ tiếp đất để ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt dao cách ly của máy biến áp; h, Đối với đường cáp ngầm chỉ cần làm tiếp đất di động ở 1 đầu cáp; (phải tiếp đất cả 2 đầu) i, Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất bằng cách đánh chập 3 pha với dây trung tính và đấu xuống đất; k, Dây tiếp đất di động phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng nhiều sợi, mềm, tiết diện nhỏ nhất là 25 mm 2 . Câu 7: Khi đặt và tháo dây tiếp đất di động phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn sau đây: a, Phải có 2 người thực hiện, một người giám sát, một người đặt hoặc tháo. Người giám sát phải có bậc an toàn điện ít nhất là 3/5 (4/5), người tháo lắp có bậc an toàn ít nhất là 2/5 (3/5); b, Nhóm đặt tiếp đất tự chọn vị trí đặt sao cho thuận tiện, dễ dàng cho người đặt; (vị trí đặt theo yêu cầu của phiếu công tác) c, Phải mang và sử dụng đầy đủ các trang bị an toàn, trang bị gồm: Bút thử điện phù hợp với lưới điện cần đặt tiếp đất, găng cách điện, sào cách điện, nếu đặt trên cột phải có dây an toàn; d, Sau khi kiểm tra không còn điện phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch các pha ngay, đặt tiếp đất tại vị trí nào phải thử hết điện tại vị trí ấy; e, Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, trước khi đấu đầu dây tiếp đất phải làm sạch chỗ tiếp xúc; khi tháo bộ tiếp đất thì tháo đầu tiếp xúc với dây dẫn trước, sau đó mới tháo đầu tiếp đất; f, Đầu đấu xuống đất của bộ tiếp đất có thể bắt bằng bu lông hoặc vặn xoắn, nếu vặn xoắn thì phải kiểm tra mối buộc bảo đảm chắc chắn; (không được vặn xoắn) g, Đầu đấu tiếp đất có thể đấu vào hệ thống tiếp đất chung của đường dây hay thiết bị, nếu hệ thống này bị hỏng hoặc khó lắp dây tiếp đất thì dùng cọc sắt đóng sâu khoảng 0,5 (1) m để làm đầu tiếp đất; h, Khi lắp hoặc tháo bộ tiếp đất cho phép dây của bộ tiếp đất chạm vào người. (không để dây tiếp địa chạm vào người) 2 2 Chi nhánh điện Cẩm Phả Câu 8: Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác ở lưới điện gồm những nội dung sau đây: a, Khảo sát hiện trường, lập phương án thi công; b, Cấp phiếu công tác; c, Cấp phiếu thao tác; d, Thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc; e, Chuẩn bị đầy đủ các trang bị an toàn, dụng cụ làm việc, vật tư trước khi ra hiện trường; f, Giám sát trong khi làm việc; g, Thực hiện thủ tục nghỉ giải lao; h, Thực hiện thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; i, Di chuyển nơi làm việc; k, Kết thúc công việc, khoá phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện. Câu 9: “Người cấp phiếu công tác” có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm về an toàn như sau: Chức năng, nhiệm vụ: a, Ra lệnh công tác bằng phiếu công tác hoặc lệnh công tác; b, Nắm rõ nội dung công việc, phạm vi, khối lượng công việc để đề ra các biện pháp an toàn cần thiết, cụ thể gắn với công việc bảo đảm các điều kiện cho đơn vị công tác thực hiện công việc một cách an toàn; c, Khi cử người lãnh đạo công việc và người chỉ huy trực tiếp chỉ cần căn cứ vào chức danh mà những người này được phép thực hiện; (phải căn cứ vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ, năng lực, trình độ chuyên môn ) d, Nhận lại phiếu công tác khi đã hoàn thành, sau đó để vào cặp lưu phiếu theo quy định; (kiểm tra việc thực hiện phiếu) e, Nếu phát hiện có sai sót trong việc thực hiện phiếu thì đánh dấu vào những lỗi phát hiện được rồi đưa vào cặp lưu; (tổ chức rút kinh nghiệm ngay) Chịu trách nhiệm về an toàn: f, Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác; g, Các điều kiện bảo đảm an toàn gắn với công việc do mình đề ra cho đơn vị công tác; h, Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn đơn vị công tác sử dụng. (người chỉ huy trực tiếp) Câu 10: “Người lãnh đạo công việc” có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm về an toàn như sau: Chức năng, nhiệm vụ: a, Trực tiếp chỉ đạo công việc, phân công từng người vào vị trí làm việc sau khi đã chuẩn bị xong hiện trường nơi làm việc; (người chỉ huy trực tiếp) b, Nhận phiếu công tác từ người cấp phiếu, ghi danh sách công nhân trong đơn vị công tác vào phiếu (nếu người cấp phiếu giao lại); giao 1 bản cho người chỉ huy trực tiếp, 1 bản cho người cho phép, cùng làm thủ tục giao nhận nơi làm việc; c, Phải thường xuyên có mặt tại nơi làm việc để kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị công tác; (thỉnh thoảng đi kiểm tra) d, Trong khi kiểm tra nếu phát hiện có vi phạm hoặc hiện tượng nguy hiểm thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị ra khỏi nơi làm việc. Chỉ sau khi khắc phục xong thì mới làm thủ tục cho phép trở lại làm việc; e, Kiểm tra chất lượng công việc trước khi kết thúc, nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện có thiếu sót cần sửa chữa lại thì cử người làm ngay, không cần thêm thủ tục khác; (làm thủ tục cho phép vào làm việc) f, Cùng với người chỉ huy trực tiếp và người cho phép làm thủ tục khoá phiếu công tác khi công việc đã hoàn thành bảo đảm chất lượng, người đã rút hết, các biện pháp an toàn đã được tháo dỡ; g, Phải có mặt tại hiện trường khi bắt đầu và kết thúc công việc; Chịu trách nhiệm về an toàn: h, Số lượng, trình độ nhân viên đơn vị công tác sao cho người chỉ huy trực tiếp đủ khả năng giám sát an toàn họ trong khi làm việc; 3 3 Chi nhánh điện Cẩm Phả i, Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người chỉ huy trực tiếp; (người cấp phiếu công tác) k, Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc phải chịu trách nhiệm ngang với người cho phép về chuẩn bị nơi làm việc, các điều đặc biệt ghi trong phiếu. Câu 11: Để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác khi thực hiện công việc, “Người lãnh đạo công việc” phải làm những việc sau: a, Kiểm tra các trang bị an toàn và dụng cụ làm việc trước khi sử dụng; (người chỉ huy trực tiếp) b, Quyết định số lượng và trình độ nhân viên đơn vị công tác sao cho người chỉ huy trực tiếp đảm bảo được khả năng giám sát an toàn khi làm việc; c, Cùng với người chỉ huy trực tiếp và người cho phép thực hiện các biện pháp an toàn và các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu; d, Sau khi đã làm xong các biện pháp an toàn thì ký vào phiếu (ghi rõ họ tên) rồi trao cho người chỉ huy trực tiếp 1 bản và mình giữ 1 bản; (người cho phép giữ 1 bản) e, Sau khi kết thúc công việc thì tiếp nhận nơi làm việc để đóng điện; (người cho phép) f, Phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát an toàn; (người chỉ huy trực tiếp) g, Phải định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện quy trình kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị công tác; h, Khi cần mở rộng phạm vi làm việc thì người lãnh đạo công việc tự quyết định và ghi thêm công việc làm mới vào phiếu công tác. (phải cấp phiếu công tác mới) Câu 12: Để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, trước khi ra hiện trường “Người chỉ huy trực tiếp” phải thực hiện những công việc sau đây: a, Khi nhận phiếu công tác từ người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo công việc phải kiểm tra lại phiếu, nếu có vấn đề gì chưa rõ phải hỏi lại; b, Viết phiếu thao tác để cắt điện các thiết bị, đường dây theo yêu cầu của phiếu công tác; (do người được giao quyền cấp PTT cảu đơn vị thực hiện) c, Ghi danh sách những người trong đơn vị công tác vào phiếu nếu được người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo công việc giao lại; (do người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo công việc ghi) d, Phải nắm chắc nội dung công việc của đơn vị công tác cũng như các biện pháp an toàn cần thiết kèm theo; e, Nếu công việc có phương án thi công thì phải phổ biến cho mọi người trong đơn vị công tác để hiểu rõ; f, Kiểm tra số lượng nhân viên theo phiếu công tác, xem xét tình hình sức khỏe, sử dụng trang phục bảo hộ lao động của nhân viên, chấn chỉnh ngay những sai sót hoặc báo cáo lại người giao việc; g, Kiểm tra số lượng và chất lượng các trang bị an toàn, dụng cụ làm việc cần sử dụng, chuẩn bị đầy đủ vật tư. Huy động mọi người đưa dụng cụ, phương tiện tập kết đến địa điểm làm việc; h, Viết trước vào hạng mục “Kiểm tra tại hiện trường” trong phiếu công tác ý kiến của mình. (chỉ được viết vào mục này sau khi kiểm tra hiện trường do người cho phép giao) Câu 13: Để chuẩn bị nơi làm việc tại hiện trường, “Người chỉ huy trực tiếp” phải làm những việc sau đây: a, Cử người trong đơn vị công tác cùng làm thủ tục cho phép với người cho phép, đặc biệt là kiểm tra các biện pháp, điều kiện an toàn tại nơi làm việc; (tự mình phải trực tiép làm) b, Nếu kiêm nhiệm chức danh người cho phép thì phải tiến hành thử điện, làm tiếp đất lưu động tại hiện trường, đặt các biển báo, rào chắn theo qui định; c, Thực hiện thêm các biện pháp an toàn bổ sung theo qui trình tại nơi làm việc, việc bổ sung này phải được sự nhất trí của người cho phép; (không cần) d, Ghi những việc đã làm vào mục 2 của phiếu công tác; ghi giờ, ngày, tháng, năm, ký tên vào chỗ chức danh người chỉ huy trực tiếp; (mục này là chỗ ghi của người cho phép) e, Phổ biến cho mọi người nội dung công việc cần làm; f, Chỉ dẫn cho mọi người những điều kiện cần thiết, chỗ nguy hiểm và biện pháp phòng tránh; 4 4 Chi nhánh điện Cẩm Phả g, Hỏi xem mọi người đã nắm chắc công việc chưa, cho trao đổi và giải đáp những vướng mắc về công việc và an toàn trước khi làm việc; h, Trước khi cử người vào từng vị trí làm việc phải hỏi lại ý kiến người cho phép. (không cần) Câu 14: Để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác từ khi phân công mọi người vào vị trí làm việc cho đến khi kết thúc công việc, “Người chỉ huy trực tiếp” phải thực hiện những việc sau đây: a, Giữ phiếu công tác và có mặt liên tục tại nơi làm việc để chỉ huy công việc và giám sát mọi người làm việc an toàn; b, Thường xuyên theo dõi công việc của mọi người, nếu thấy có biểu hiện không đúng phải kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở; c, Nếu một mình phụ trách cùng một lúc hai nhóm công tác thì phải luân phiên kiểm tra việc chấp hành của công nhân trong từng nhóm; (không được phụ trách 2 nhóm công tác cùng một lúc) d, Nếu quá trình làm việc có phát sinh các thủ tục ở mục 4, 5 trong phiếu công tác thì tự mình làm thủ tục và ghi tên những người liên quan vào phiếu; (mục 4 do người có quyền cấp phiếu quyết định, mục 5 phải phối hợp với người cho phép) e, Đối với công việc đơn giản, ít người thì có thể được tham gia làm việc nếu bảo đảm được việc giám sát của mình; f, Khi kết thúc công việc phải báo cho người lãnh đạo công việc (nếu có) để cùng kiểm tra lại khối lượng, chất lượng công việc; g, Sau khi công việc đã hoàn thành thì rút các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm, thu dọn hiện trường, rút hết người ra khỏi vị trí công tác, kiểm tra đủ số người và nhắc họ không được làm thêm việc gì nữa; h, Sau khi đã rút hết người và biện pháp an toàn làm thêm thì trao trả nơi làm việc cho người cho phép để họ kiểm tra, làm thủ tục đóng điện vận hành theo qui định. Nếu được người cho phép uỷ quyền việc đóng điện thì sẽ thực hiện thay người cho phép. (không được uỷ quyền) Câu 15: “Người chỉ huy trực tiếp” có trách nhiệm và quyền hạn về an toàn như sau: Trách nhiệm về an toàn: a, Việc sử dụng trang phục bảo hộ lao động của nhân viên trong đơn vị công tác; số lượng, chất lượng của trang bị an toàn, dụng cụ làm việc; b, Đề ra điều kiện để tiến hành công việc bảo đảm an toàn tại hiện trường; (người cấp phiếu) c, Số lượng, trình độ chuyên môn và an toàn của nhân viên đơn vị công tác; (người cấp phiếu) d, Không phải chịu trách nhiệm về sự chấp hành quy trình, các biện pháp làm việc an toàn của nhân viên trong đơn vị công tác khi tiến hành công việc; (phải chịu trách nhiệm) e, Sau khi kết thúc công tác, việc bảo đảm an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và lưới điện do người cho phép chịu hoàn toàn trách nhiệm; (cả người lãnh đạo công việc và người chỉ huy trực tiếp) Quyền hạn về an toàn: f, Có quyền kiến nghị với người giao việc những vấn đề chưa hợp lý khi nhận nhiệm vụ, yêu cầu người này phải xử lý thoả đáng kiến nghị của mình; báo cáo lên cấp trên nếu thấy cần thiết; g, Từ chối nhận người không đủ sức khoẻ để làm việc, từ chối sử dụng trang bị an toàn, dụng cụ làm việc không bảo đảm an toàn; h, Từ chối nhận nơi làm việc nếu sau khi bàn giao hiện trường người cho phép không có mặt thường xuyên tại nơi làm việc; (không có quyền này) i, Đình chỉ công việc của nhân viên trong đơn vị công tác đồng thời báo cáo cấp trên nếu người này có biểu hiện vi phạm các quy định về an toàn; k, Người có chức danh “Người chỉ huy trực tiếp” được phép chỉ huy bất cứ công việc gì thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. (phải phù hợp với năng lực, chuyên môn ) 5 5 Chi nhánh điện Cẩm Phả Câu 16: Khi thực hiện phiếu công tác, “Người chỉ huy trực tiếp” phải làm theo quy định sau: a, Mỗi người chỉ huy trực tiếp chỉ được cấp 1 phiếu công tác; b, Nếu chỉ huy nhiều công việc cùng một lúc thì phải được cấp đủ số phiếu công tác tương ứng; (không được chỉ huy nhiều việc một lúc) c, Phải giữ phiếu công tác trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác và bảo quản không để nhàu nát; d, Nếu tự mình thay đổi nhân viên trong đơn vị công tác thì ghi vào mục 4 (thay đổi nhân viên đơn vị công tác); (không được tự thay đổi nhân viên) e, Nếu công việc làm nhiều ngày theo 1 phiếu công tác thì chỉ cần làm thủ tục cho phép vào làm việc với Người cho phép ngày đầu tiên; (ngày nào làm thủ tục ngày đó) f, Khi đang làm việc nếu cần phải rời vị trí thì cử người khác đúng chức danh giám sát thay mình, nhưng không được giao lại phiếu công tác cho người đó; (giao lại PCT) g, Sau khi làm xong các biện pháp an toàn, Người chỉ huy trực tiếp phải ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các chỗ có chức danh “Người chỉ huy trực tiếp” trong phiếu; (ký phiếu theo trình tự thực hiện công việc) h, Vì một lý do nào đó không thực hiện được phiếu công tác thì phải ký đầy đủ và trả lại người cấp phiếu; (không cần ký, ghi vào góc phiếu là phiếu không thực hiện) i, Khi làm xong công việc và đã rút hết người ra khỏi vị trí làm việc, tháo gỡ các biện pháp an toàn tự làm thêm thì cùng Người cho phép làm thủ tục khoá phiếu; k, Phiếu công tác làm xong phải trả lại cho người cấp phiếu. Câu 17: “Người cho phép” có chức năng, nhiệm vụ như sau: a, Là người chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác và tiếp nhận lại nơi làm việc sau khi công tác xong để khôi phục vận hành; b, Thực hiện các thao tác cắt điện hoặc tiếp nhận thiết bị, đường dây đã cắt điện, làm tiếp đất di động, treo biển báo, làm rào chắn theo yêu cầu của người cấp phiếu, chỉ dẫn cho đơn vị công tác phạm vi được phép làm việc, nêu các cảnh báo và chỉ dẫn cần thiết. Tất cả những việc làm này phải ghi vào mục 2 của phiếu công tác; c, Kiểm tra các dụng cụ làm việc, trang bị an toàn của đơn vị công tác xem có bảo đảm chất lượng và phù hợp với yêu cầu của công việc không; (người chỉ huy trực tiếp) d, Kiểm tra danh sách đơn vị công tác xem có đúng như trong phiếu công tác không; e, Sau khi bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác thì giữ một tờ phiếu công tác để theo dõi và ghi ngày giờ cho phép làm việc vào sổ nhật ký vận hành (nếu là nhân viên vận hành); f, Bàn giao xong hiện trường cho đơn vị công tác phải tiếp tục ở hiện trường để liên tục giám sát đơn vị công tác và nhắc nhở họ làm việc đúng phạm vi cho phép; (không cần có mặt tại hiện trường sau khi đã bàn giao xong) g, Nếu công việc làm nhiều ngày hoặc có di chuyển nơi làm việc thì có thể bàn giao việc thực hiện các thủ tục này cho người chỉ huy trực tiếp nhưng phải có biên bản bàn giao cụ thể; (phải thực hiện từng ngày hoặc từng nơi làm việc cùng với người chỉ huy trực tiếp) h, Định kỳ đi kiểm tra việc chấp hành quy trình kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị công tác; (đây là trách nhiệm của người lãnh đạo công việc) i, Tiếp nhận lại nơi làm việc từ người chỉ huy trực tiếp sau khi kết thúc công việc, kiểm tra lại hiện trường, tháo tiếp địa, gỡ các biển báo, rào chắn và làm thủ tục khôi phục vận hành; k, Không được làm thay đổi sơ đồ lưới điện làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của đơn vị công tác. Câu 18: Người được quyền cho phép làm việc trong các trường hợp công tác ở lưới điện được quy định như sau: a, Công tác ở trạm biến áp có người trực do trạm trưởng làm Người cho phép; (trực chính vận hành) b, Trường hợp làm việc ở lưới điện do 1 đơn vị khác quản lý vận hành thì Người cho phép là nhân viên của đơn vị quản lý vận hành đó cử ra; Công tác ở lưới điện không có người trực (Trạm biến áp, đường dây điện cao, hạ áp trên không, đường cáp điện ngầm ) do đơn vị quản lý vận hành trực tiếp làm: c, Người lãnh đạo công việc hoặc Người chỉ huy trực tiếp được kiêm nhiệm chức danh Người cho phép. Thường thì Người lãnh đạo công việc giữ vai trò cho phép làm việc, chỉ khi thật cần thiết mới giao cho Người chỉ huy trực tiếp đảm nhiệm nhưng phải có sự trao đổi, thống nhất giữa hai người này; d, Đơn vị công tác có thể cử một người trong đơn vị có bậc an toàn điện từ 4/5 trở lên làm Người cho phép riêng, không cần phải kiêm nhiệm; (người cho phép phải được công nhận chức danh này và dược phép kiêm nhiệm) 6 6 Chi nhánh điện Cẩm Phả Trường hợp đơn vị công tác làm việc ở lưới điện liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì việc cử Người cho phép như sau: e, Người cho phép là người của một đơn vị quản lý vận hành đại diện cho các đơn vị quản lý vận hành khác; f, Đơn vị công tác làm việc trực tiếp trên thiết bị (đường dây) của đơn vị nào thì đơn vị đó làm đại diện các đơn vị liên quan khác để cử Người cho phép; g, Đơn vị công tác làm việc trên các thiết bị, đường dây của nhiều đơn vị quản lý vận hành thì 1 đơn vị bất kỳ trong số các đơn vị quản lý vận hành đó được đứng ra đại diện để cử Người cho phép; (phải tuân thủ nguyên tắc về trực tiếp vận hành và cấp điện áp làm việc) h, Trường hợp không cử được đơn vị đại diện để cho phép làm việc thì Điều độ Điện lực phải đảm nhiệm vai trò này. (không có trường hợp này) Câu 19: “Người cho phép” có trách nhiệm và quyền hạn về an toàn như sau: Trách nhiệm về an toàn: a, Chịu trách nhiệm về chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác; b, Thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc, tiếp nhận nơi làm việc khi kết thúc; c, Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng cho công việc; (người chỉ huy trực tiếp) d, Chịu trách nhiệm về số lượng, trình độ tay nghề và trình độ an toàn của nhân viên đơn vị công tác; (người cấp phiếu công tác) e, Chịu trách nhiệm về khôi phục vận hành an toàn khi kết thúc công tác; Quyền hạn về an toàn: f, Không làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc nếu phát hiện trong đơn vị công tác có người không đúng với danh sách ghi trong phiếu công tác; g, Yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp thực hiện việc cắt điện, làm tiếp đất di động, treo biển báo, làm rào chắn (nếu cần) trước khi bàn giao nơi làm việc; (không được phép làm việc này) h, Yêu cầu Người chỉ huy trực tiếp phải thu dọn toàn bộ vật tự, dụng cụ, các biện pháp an toàn tự làm thêm, vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra quân số trước khi tiến hành tháo gỡ các biện pháp kỹ thuật an toàn để khôi phục vận hành. Câu 20: Để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác tại hiện trường, “Người cho phép” phải thực hiện những công việc sau đây: a, Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết, thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc; b, Kiểm tra các trang bị an toàn và dụng cụ đồ nghề của đơn vị công tác xem có phù hợp với công việc không; (không thuộc nhiệm vụ) c, Khi làm xong các biện pháp an toàn thì chỉ cho đơn vị nơi làm việc, những phần còn mang điện và chứng minh không còn điện ở phần đã cắt điện và nối đất; d, Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong phiếu công tác; e, Sau khi ký phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc thì giữ 1 bản và để vào cặp phiếu đang làm việc để theo dõi và ghi vào sổ nhật ký vận hành; f, Trường hợp xử lý sự cố hoặc theo yêu cầu cấp bách của lãnh đạo Điện lực thì nhân viên vận hành được phép đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc mà không cần bất cứ điều kiện nào; (thu biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại biển báo, rào chắn cố định, cử người gác trước khi đơn vị công tác trở lại làm việc) g, Khi đơn vị công tác nghỉ giải lao, để hạn chế thời gian mất điện cho phép nhân viên vận hành tự đóng lại điện cho đến khi đơn vị công tác trở lại làm việc; (không đựoc làm thay đổi sơ đồ) h, Khi nhận được thông báo của Người chỉ huy trực tiếp đã kết thúc công việc thì cùng ký vào phần kết thúc công việc của phiếu công tác để đóng điện; (phải kiểm tra hiện trường) i, Nếu Người cho phép không có mặt ở hiện trường thì giao lại cho Người chỉ huy trực tiếp làm thủ tục khôi phục lại vận hành; (không được phép) k, Nếu trên thiết bị có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện. Câu 21: “Người giám sát an toàn điện” có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về an toàn như sau: Chức năng, nhiệm vụ: a, Giám sát không để xảy ra tai nạn về điện đối với đơn vị công tác; b, Phải hiểu rõ nội dung công việc của đơn vị công tác, nắm chắc sơ đồ lưới điện và các biện pháp bảo đảm an toàn về điện tại nơi làm việc; 7 7 Chi nhánh điện Cẩm Phả c, Tiếp nhận nơi làm việc từ Người chỉ huy trực tiếp, (người cho phép) kiểm tra các biện pháp an toàn đã thực hiện, tiếp nhận các cảnh báo chỉ dẫn của Người chỉ huy trực tiếp để nhắc nhở đơn vị công tác trong quá trình thực hiện công việc; d, Kiểm tra các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm, sau khi thấy hiện trường làm việc bảo đảm an toàn thì cùng với Người chỉ huy trực tiếp ký phiếu cho phép người vào vị trí làm việc; e, Thỉnh thoảng (liên tục) có mặt tại nơi làm việc để nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép, không được tự ý di chuyển, tháo dỡ tiếp đất di động, biển báo, rào chắn; Quyền hạn về an toàn: f, Kiến nghị với Người lãnh đạo công việc (người cho phép) không cho đơn vị công tác thực hiện công việc nếu họ sử dụng các trang bị an toàn điện không bảo đảm yêu cầu theo quy định của quy trình kỹ thuật an toàn điện; g, Buộc Người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác phải chấp hành sự chỉ dẫn bảo đảm an toàn về điện của mình tại nơi làm việc; h, Đình chỉ công việc của đơn vị công tác nếu phát hiện có bất cứ vi phạm gì khi thực hiện công việc. (vi phạm về an toàn điện) Câu 22: Quy trình kỹ thuật an toàn điện quy định những loại công việc phải cấp phiếu công tác như sau: a, Sửa chữa và tháo lắp đường cáp ngầm cao áp, đường dây nổi hoặc đấu chuyển từ các nhánh dây mới xây dựng vào đường dây trục của lưới; b, Những thao tác đóng, cắt, xử lý sự cố do trưởng ca điều độ ra lệnh; (không cần) c, Sửa chữa, di chuyển, tháo lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện trên lưới điện như: động cơ, máy biến áp, máy cắt, cầu dao, thiết bị chống sét, tụ điện, thanh cái, rơ le bảo vệ trừ trường hợp có quy định riêng; d, Những công việc làm ở xa nơi có điện; (không cần) e, Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân viên vận hành trực tiếp làm hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của nhân viên vận hành; (không cần) f, Làm việc trực tiếp với lưới điện đang mang điện hạ áp hoặc làm việc gần các thiết bị đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép; g, Kiểm tra định kỳ ngày, đêm đường dây; (không cần) h, Chặt cây trong hành lang an toàn lưới điện cao áp. Câu 23: Cấp phiếu công tác phải thực hiện những quy định sau: qui định tại điều 55, 56, 59 a, Phiếu công tác phải theo mẫu thống nhất của Tổng Công ty Điện lực Việt nam; b, Phiếu phải viết rõ ràng, dễ hiểu, không được tẩy xoá và không được viết bằng bút chì; c, Nếu người chỉ huy trực tiếp đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc thì phải cấp cho họ đủ số phiếu tương ứng; (không được đảm nhiệm nhiều công việc một lúc) d, Phiếu công tác phải có 2 bản, 1 bản giao cho người chỉ huy trực tiếp và người lãnh đạo công việc giữ 1 bản; (người cho phép) e, Người cấp phiếu công tác làm việc ở lưới điện cao áp phải có bậc AT 5/5, được huấn luyện về thủ tục cấp phiếu, nắm chắc lưới điện và được Giám đốc Điện lực cho phép; điều 59 f, Thời gian có hiệu lực của phiếu không được quá 01 tháng (15 ngày) tính từ ngày cấp phiếu; g, Đơn vị quản lý vận hành cấp phiếu công tác cho đơn vị công tác làm việc trên lưới điện của mình; (do đơn vị công tác cấp) h, Trong trường hợp cần thiết (ví dụ: sự cố) cho phép người cấp phiếu uỷ nhiệm cho người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp cấp phiếu; (không được uỷ nhiệm) i, Khi nhiều đơn vị cùng công tác trên lưới điện, mỗi đơn vị có người chỉ huy riêng, nhưng có chung một người lãnh đạo công việc thì chỉ cần cấp 1 phiếu công tác; (mỗi đơn vị công tác được cấp một PCT riêng) k, Khi cần mở rộng phạm vi làm việc thì người lãnh đạo công việc tự quyết định và ghi thêm công việc làm mới vào phiếu công tác (cấp PCT mới). Câu 24: Giám sát an toàn trong khi làm việc được thực hiện theo quy định sau: a, Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc theo các quy định về an toàn; điều 59-3 b, Nếu người chỉ huy trực tiếp không thể giám sát được mọi người thì phải phân công thêm người giám sát nhưng phải chịu trách nhiệm; điều 59-3 c, Người cho phép làm việc cũng phải tham gia giám sát bảo đảm an toàn cho đơn vị công tác; (không cần) 8 8 Chi nhánh điện Cẩm Phả d, Người lãnh đạo công việc phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát. Nếu cần vắng mặt thì cử người đủ điều kiện giám sát thay mình và giao phiếu công tác cho người đó, nếu không có người thay thế phải rút mọi người ra khỏi nơi làm việc; (thỉnh thoảng đi kiểm tra ) điều 59-2 e, Người chỉ huy trực tiếp phải định kỳ đi kiểm tra việc chấp hành quy trình KTAT của mọi người trong đơn vị công tác; (phải thường xuyên giám sát) điều 59-3 f, Người chỉ huy trực tiếp cũng có thể tham gia làm việc nhưng phải coi việc giám sát an toàn là nhiệm vụ chính; g, Nếu trong đơn vị công tác có an toàn viên thì giao toàn bộ việc giám sát cho người đó; (trách nhiệm giám sát là của người chỉ huy trực tiếp) h, “Người giám sát an toàn điện” đối với đơn vị công tác có trách nhiệm giám sát thực hiện tất cả các biện pháp an toàn liên quan đến công việc của đơn vị công tác đó; (chỉ giám sát về an toàn điện) Câu 25: Nếu công việc cần nghỉ giải lao thì phải thực hiện theo thủ tục sau đây: a, Đối với công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, phải rút hết đơn vị công tác ra khỏi nơi làm viêc, các biện pháp an toàn vẫn để nguyên; điều 70 b, Hết giờ nghỉ giải lao, cho phép mọi người được tự động trở lại đúng vị trí làm việc của mình như đã được phân công; (người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn trước khi cho nhân viên trở lại làm việc) điều 70 c, Khi mọi người đã trở lại vị trí làm việc thì Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn xem có còn nguyên vẹn hay không; (người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn trước khi cho nhân viên trở lại làm việc) d, Khi Người chỉ huy trực tiếp chưa làm thủ tục khoá phiếu công tác thì nhân viên vận hành không được thao tác thiết bị làm thay đổi sơ đồ gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc; e, Trường hợp xử lý sự cố hoặc thực hiện yêu cầu cấp bách của lãnh đạo Điện lực khôi phục lại vận hành thì nhân viên vận hành được phép đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có người làm việc, không cần chờ khoá phiếu; điều 71 f, Để đóng điện khẩn cấp trong trường hợp nêu ở điểm “e” trên đây, nhân viên vận hành phải tháo gỡ các nối đất, còn rào chắn tạm thời và biển báo vẫn để nguyên; (thu dọn các rào chắn, biển báo tạm thời, đặt lại biển báo, rào chắn cố định) điều 71.1 g, Sau khi đóng điện khẩn cấp thì nhân viên vận hành phải cử người thường trực tại khu vực làm việc để báo cho đơn vị công tác biết thiết bị đã được đóng điện, không được phép làm việc trên đó nữa; điều 71.2 h, Sau khi nghỉ giải lao, để trở lại làm việc phải có mặt Người cho phép cùng với Người chỉ huy trực tiếp làm thủ tục cho phép vào làm việc. (không cần phải có mặt người cho phép, chỉ cần NCHTT kiểm tra) Câu 26: Thủ tục kết thúc công việc, khoá phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện như sau: a, Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và người lãnh đạo công việc phải xem xét lại; điều 76 b, Sau khi người lãnh đạo công việc kiểm tra không còn vấn đề gì thì đơn vị công tác phải rút hết các biện pháp an toàn tự làm thêm rồi làm thủ tục khoá phiếu; điều 76 c, Nếu kiểm tra chất lượng phát hiện có thiếu sót cần sửa chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc cho nhân viên của đơn vị thực hiện như công việc vẫn đang tiến hành; (làm thủ tục cho phép vào làm việc) d, Công việc sửa chữa bổ sung thiếu sót phát hiện được không cần cấp thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu thời gian bắt đầu và kết thúc việc làm thêm; điều 77 e, Khi đã có lệnh tháo tiếp đất, cấm mọi người tự ý vào khu vực làm việc tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì; f, Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý vận hành. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp và người cho phép ký vào phần kết thúc công tác và khoá phiếu; điều 79 trong QT còn ghi rõ NCHTT (hoặc NGS) g, Việc thao tác đóng điện vào thiết bị được thực hiện sau khi đã khoá phiếu công tác. Sau khi đóng điện an toàn thì cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định; (thực hiên các việc trên trước khi đóng điện) đoạn đầu đúng đoạn sau sai h, Nếu trên thiết bị đóng điện có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện. điều 80 9 9 Chi nhánh điện Cẩm Phả Câu 27: Quy trình KTAT điện quy định người được phép làm việc trên cao phải có đầy đủ những điều kiện sau đây: a, Được đào tạo nghề điện và phải có bậc 2 nghề nghiệp trở lên; (không bắt buộc) biện pháp tổ chức khi làm việc trên cao b, Đã được huấn luyện về an toàn và sát hạch đạt yêu cầu; điều 82 c, Người làm việc trên cao từ 3 m trở lên phải có đầy đủ sức khoẻ, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh Có giấy chứng nhận của cơ quan y tế; d, Công nhân hợp đồng, tạm tuyển không được làm việc trên cao mặc dù họ hiểu biết về chuyên môn và quy trình kỹ thuật an toàn điện; (được phép) điều 81 e, Không có biểu hiện đã uống rượu, bia trước khi làm việc và không được sử dụng những chất này trong lúc làm việc; điều 88 nghiêm cấm uống f, Người làm việc trên cột cao từ 50 m trở lên thì trước khi làm việc phải khám lại sức khoẻ; g, Phải đảm bảo sức khoẻ đồng thời có thể lực thật tốt; (có đầy đủ sức khoẻ và chứng nhận của cơ quan y tế) h, Không được quá 55 tuổi. (không quy định) Câu 28: Để bảo đảm an toàn cho người làm việc trên cao phải áp dụng các biện pháp tổ chức sau đây: a, Bất cứ công việc gì khi làm việc trên cao cũng phải có phiếu công tác; (chỉ những công việc có liên quan đến lưới điện) b, Nhóm trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi cho công nhân làm việc, đồng thời nhắc nhở các biện pháp phòng ngừa tai nạn và những nguy hiểm khác; c, Nếu có một hay nhiều người có hành động vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn thì người có trách nhiệm về an toàn có quyền đình chỉ hẳn công việc, không cần báo cáo cấp trên; (phải báo cáo) điều 84 d, Khi có 2 người làm việc trở lên, nhất thiết phải cử nhóm trưởng. Khi làm việc ở những chỗ có đông người, xe cộ và tàu thuyền qua lại phải có biện pháp để ngăn người, phương tiện vào khu vực làm việc; điều 85 e, Người làm việc trên cao phải chấp hành mọi mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp, bất kể mệnh đó đúng hoặc chưa đúng; (nếu mệnh lệnh không đúng có quyền không thực hiện) f, Nếu biện pháp an toàn do người phụ trách đề ra chưa cụ thể, chưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người làm việc phải tự áp dụng các biện pháp mình cho là đúng để làm việc; (phải yêu cầu ngưòi phụ trách giải thích rõ) nếu không được giải thích phải báo cáo lên trên 1 cấp và có quyền không thực hiện g, Nghiêm cấm uống rượu, bia khi làm việc trên cao; h, Đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng theo thời vụ và học sinh nếu được huấn luyện và sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu thì được phép làm việc trên cao cả ở nơi có điện. (không được làm ở nơi có điện) Câu 29: Người làm việc trên cao phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm an toàn như sau: a, Sử dụng đúng và đủ trang phục BHLĐ được cấp phát, đeo dây an toàn, mùa rét mặc đủ ấm; b, Làm việc trên cao từ 3m trở lên phải đeo dây an toàn, nếu thời gian làm việc rất ngắn thì không cần đeo nhưng phải chọn tư thế đứng hoặc ngồi thật chắc chắn; (phải đeo dây an toàn kể cả thời gian làm việc ngắn) c, Khi trèo nên cột, lên thang phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác; d, Cấm làm việc trên cao khi có gió cấp 6, mưa to nặng hạt và có giông sét; e, Cột mới dựng xong có thể trèo lên tháo dây chằng theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp; (sau 24 giờ) f, Khi mang dụng cụ vật nặng lên cao theo người phải tập trung tư tưởng, không được mang nặng quá sức để tránh rơi hoặc ngã khi đang trèo; (không được mang theo người) g, Các dụng cụ nhẹ mang theo người phải đựng trong bao đựng chuyên dùng, cấm đút túi quần, túi áo và phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột; h, Nếu đứng trên thang để làm việc mà thang bảo đảm chắc chắn thì cho phép mắc dây đeo an toàn vào thang; (không được mắc dây an toàn vào thang) i, Không được tung ném dụng cụ, vật liệu mà phải dùng dây thừng đưa lên, hạ xuống từ từ qua puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây; k, Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch, cấm hút thuốc. Câu 30: Khi công tác trong trạm biến áp cần phải nhớ những quy định tối thiểu sau đây: a, Công nhân vào trạm làm việc nhất thiết phải có bậc an toàn 3/5 (2/5) và nhóm trưởng phải có bậc an toàn 4/5 ( 3/5) trở lên; điều 114 b, Những người vào trạm tham quan, nghiên cứu phải do công nhân vận quản lý vận hành hướng dẫn; (trưởng, phó đơn vị hoặc kỹ thuật viên hướng dẫn) điều 113 c, Người không nhiệm vụ cấm vào trạm. Vào làm việc, tham quan đều phải tôn trọng nội quy trạm, những người vào lần đầu phải được hướng dẫn tỷ mỷ; 10 10 [...]... phát hiện nguy cơ đe doạ sự cố phải báo cáo ngay cấp trên để xử lý kịp thời Câu 32: Khi điều khiển cầu dao cao áp phải thực hiện các quy định sau đây: (điều 124, 125, 126, 127) a, Do 2 người thực hiện theo 1 phiếu thao tác có chữ ký của người đã được giám đốc Điện lực uỷ nhiệm Phiếu phải ghi rõ trình tự thao tác và các chú ý về KTAT; b, Trước khi đi thao tác phải đọc kỹ phiếu để phản ánh những điều chưa... xuyên bảo quản để không bị mất và đảm bảo đọc được rõ ràng; h, Biển báo an toàn về điện phải thực hiện theo tiêu chuẩn về kích thước và yêu cầu kỹ thuật nêu trong quy trình KTAT điện hiện hành của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Câu 50: Quy trình quản lý vận hành đường dây cao áp quy định về kiểm tra vận hành đường dây như sau: a, Kiểm tra định kỳ ngày tối thiểu 1 tháng 1 lần Nắm vững thường xuyên tình... khi chạm người vào cột thì không được chạm vào dây thông tin; 18 18 Chi nhánh điện Cẩm Phả e, Dùng những dụng cụ có tay cầm cách điện tốt, mặc quần áo BHLĐ được cấp phát, thả tay áo, cài khuy Câu 58: Quy trình KTAT điện quy định thời hạn thử nghiệm định kỳ các trang bị an toàn như sau: a, Sào cách điện: 12 tháng; Quy định lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp 110kV cách thử khác nhau thời gian như nhau b, Găng,... áp vượt quá 50% dòng điện pha định mức; (tìm nguyên nhân để xử lý) k, Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn quy định Câu 81: Thao tác tách và đưa MBA phân phối vào vận hành như sau: Thao tác tách MBA ra khỏi vân hành tiến hành theo các bước sau đây: a, Bước 1: Cắt tất cả các aptômat, dao cắt tải của MBA theo thứ tự từ lộ tổng đến các lộ ra; (các lộ ra rồi đến lộ tổng) b, Bước 2: Cắt các máy cắt, dao... định nếu có tiến hành công tác; Thao tác đưa MBA vào vận hành tiến hành theo các bước sau đây: e, Bước 1: Kiểm tra các aptômat, dao cắt tải của lộ tổng và các lộ ra của trạm biến áp đang ở vị trí mở, không còn người làm việc và các tiếp địa đã được tháo dỡ; f, Bước 2: Đóng áptômat, dao cắt tải lộ tổng sau đó đóng các lộ ra; (chưa đóng phía cao áp) g, Bước 3: Đóng các máy cắt, dao cách ly hoặc cầu chì... thường ) thì phải cắt ngay MBA ra khỏi vận hành Câu 82: Khi trạm biến áp phân phối bị sự cố thì xử lý như sau: a, Khi phát hiện sự cố, người vận hành phải báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị hoặc tổ trưởng để cấp (không cần) phiếu thao tác tách máy biến áp ra khỏi vận hành; b, Trường hợp nhảy máy cắt, cầu chì tự rơi, cầu chì tự rơi cắt có tải phía cao áp mà aptômat, cầu chì phía hạ áp không tác động, người... thường khác thì thao tác đưa máy vào vận hành và báo cáo người có thẩm quyền theo quy định; c, Trường hợp aptômat hoặc cầu chì của dao cắt tải phía hạ áp tác động mà máy cắt hoặc cầu chì tự rơi, cầu chì tự rơi cắt có tải phía cao áp không tác động thì người vận hành thao tác đóng lại aptômat hoặc thay dây chì của dao cắt tải và đưa lộ đó vào vận hành; (tìm nguyên nhân để xử lý) d, Trường hợp có cả... sửa chữa ngay; d, Sau khi thử, tổ trưởng phải ghi ngày thử, trọng lượng thử, nhận xét vào sổ theo dõi và đánh dấu vào dây đã thử; e, Cá nhân được giao dây AT phải tự bảo quản và thử nghiệm (quản lý tập trung tại tổ) Nếu xẩy ra tai nạn do hư hỏng dây AT thì người được giao hoàn toàn chịu trách nhiệm; (tổ trưởng) f, Dây an toàn đã được thử nghiệm tốt chưa đến thời hạn thử nghiệm lại thì khi sử dụng không... phép xe nổ máy; (tắt máy khi giao hàng bất kể thời gian nhanh hay chậm) g, Không được câu móc, sử dụng điện tuỳ tiện, sau giờ làm việc, trước khi ra về phải tắt tất cả các thiết bị dùng điện; h, Các phế thải như giẻ lau bẩn, các thùng đựng hàng bằng giấy, vỏ túi nylông phải được thu dọn sạch sẽ để vào chỗ quy định Câu 124a: Khi có cháy xảy ra thì xử lý như sau: a, Báo động toàn đơn vị bằng kẻng hoặc... phải phóng riêng từng bình hoặc từng nhóm; h, Nếu hệ thống tụ điện đặt chung với trạm biến áp thì có thể đặt chung tụ điện với các thiết bị khác (phải đặt riêng và có tường ngăn cách để tránh hoả hoạn) Câu 40: Khi đi kiểm tra định kỳ đường dây phải thực hiện những biện pháp an toàn sau đây: a, Phải có trang phục bảo hộ lao động được cấp phát phù hợp; b, Phải có phiếu công tác và phiếu kiểm tra đường . Chi nhánh điện Cẩm Phả CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NHÓM 3: Câu 1: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn,. khoá tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện. điều 80 9 9 Chi nhánh điện Cẩm Phả Câu 27: Quy trình KTAT điện quy định người được phép làm việc trên cao phải có đầy đủ những điều kiện sau. tiêu chuẩn về kích thước và yêu cầu kỹ thuật nêu trong quy trình KTAT điện hiện hành của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Câu 50: Quy trình quản lý vận hành đường dây cao áp quy định về kiểm

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w