1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 32 HÀNH MỔ CÁ docx

7 830 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 201,89 KB

Nội dung

Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 32 THỰC HÀNH MỔ CÁ I. Mục tiêu - HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống. - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ. - Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Mẫu cá chép Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim. Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK. Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn. - HS: + 1 con cá chép (cá giếc) + Khăn lau, xà phòng. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Hoạt động 1: Tổ chức thực hành - GV phân chia nhóm thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK). Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (4 bước) Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình a. Cách mổ: - GV trình bày kĩ thuật giải phẫu (như SGK trang 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá). - Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1 SGK). - Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ. b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ - Hướng dẫn HS xác định vị trí các nội quan - Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK). - Quan sát mẫu bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. c. Hướng dẫn viết tương trình - Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá + Trao đổi nhóm nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan + Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan + Kết quả bảng 1 đó là bản tường trình bài thực hành. Bước 2: Thực hành của học sinh - HS thực hành theo nhóm 4-6 người - Mỗi nhóm cử ra: + Nhóm trưởng: điều hành chung + Thư kí: ghi chép kết quả quan sát. - Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV: + Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong + Quan sát cấu tạo trong: quan sát đến đâu ghi chép đến đó. - Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan, điền bảng SGK trang 107. Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS: - GV quan sát việc thực hiện những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan. - GV thông báo đáp án chuẩn, các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót. Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò - Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương n ắp mang trong phần đầu gồm các lá mang gần các x ương cung mang – có vai trò trao đổi khí. - Tim (hệ tuần hoàn) Nằm phía trư ớc khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào đ ộng mạch – giúp cho sự tuần hoàn máu. - Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan) Phân hoá rõ rệt thành th ực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho s ự tiêu hoá thức ăn. - Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước. - Thận (hệ bài tiết) Hai d ải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài. - Tuyến sinh dục (hệ sinh sản) Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 bu ồng trứng phát triển trong mùa sinh sản. - Não (hệ thần kinh) Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tu ỷ s ống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá. Bước 4: Tổng kết - GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp. - Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể. - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh. - Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình - GV đánh giá điểm cho 1 số nhóm. 4. Kiểm tra - đánh giá - GV đánh giá việc học của HS - Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được - Cho điểm 1-2 nhóm có kết quả tốt. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Chuẩn bị bài cấu tạo trong của cá chép. . Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 32 THỰC HÀNH MỔ CÁ I. Mục tiêu - HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. - Rèn kĩ năng mổ trên động vật. - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ. - Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: Mẫu cá chép Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim. Tranh phóng to hình 32. 1 và 32. 3. Bước 2: Thực hành của học sinh - HS thực hành theo nhóm 4-6 người - Mỗi nhóm cử ra: + Nhóm trưởng: điều hành chung + Thư kí: ghi chép kết quả quan sát. - Các nhóm thực hành theo hướng

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN