Sau 1 năm thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm: Quên đội mũ bảo hiểm cho trẻ em! Thứ Năm, 18/12/2008-2:53 AM Gửi cho bạn bè Bản để in "Kẽ hở luật đã được khắc phục, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm" - đó là nhận định của WHO (tổ chức Y tế thế giới) sau một năm thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm tại Việt Nam. Tuy nhiên, WHO cũng tỏ ra lo ngại, khi phần lớn trẻ em Việt Nam không đội mũ bảo hiểm khi được đèo bằng xe máy. Bởi một nguyên nhân hết sức đơn giản là do thiếu các chế tài và các bậc phụ huynh còn lo ngại những tác hại chưa được kiểm chứng khi đội mũ bảo hiểm cho con em mình. Theo Báo cáo của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho thấy vào cuối tháng 10.2008, tử vong giao thông đường bộ giảm hơn 1.400 ca, và thương tích nghiêm trọng giảm hơn 2.200 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số hết sức đáng mừng khi 95% trong số 26 triệu phương tiện giao thông của Việt Nam là xe máy và con số này đang gia tăng với hơn 9.000 xe đăng ký mới mỗi ngày. Đáng nói hơn, khi theo ước tính thì đến 59% trong số các trường hợp tử vong do giao thông đường bộ là người đi xe máy. "Nhờ việc áp dụng luật đội mũ bảo hiểm bắt buộc mà hôm nay nhiều người được sống để tận hưởng cuộc sống cùng gia đình" - Tiến sỹ Jean -Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết. Để có được những con số đáng ghi nhận trên, điều có thể nhận thấy rõ chính là những nỗ lực không nhỏ của Chính phủ Việt Nam trong việc khắc phục được một kẽ hở lớn trong việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Tháng trước, Thông tư số 23/2008/TT-BCA-C11 của Bộ Công an đã đi vào hiệu lực. Thông tư này cho phép lực lượng cảnh sát phạt những người lái và ngồi sau mô tô xe máy mà không cài quai mũ bảo hiểm đúng quy cách. Theo đó, nếu một người không cài quai mũ bảo hiểm đúng cách, cảnh sát sẽ coi đó là không đội mũ bảo hiểm và người lái hoặc người ngồi đằng sau xe sẽ bị phạt tới 200.000 đồng. Sau đó, Quyết định 04/2008/QD-BKHCN (có hiệu lực ngày 15.11.2008) của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện yêu cầu tất cả mũ bảo hiểm được sản xuất trong nước và nhập khẩu, phải được cấp giấy chứng nhận và tuân thủ với tiêu chuẩn quốc gia trước khi được bán ra thị trường. Theo Tiến sỹ Olivé, chúng ta cần tập trung sự chú ý sang vấn đề một số lượng lớn các trẻ em Việt Nam không đội mũ bảo hiểm khi được đèo bằng xe gắn máy. Bởi, cần ghi nhớ rằng, không có trường hợp ngoại lệ nào trong việc thực hiện việc đội mũ bảo hiểm, và trẻ em, cũng cần phải đội mũ bảo hiểm như người lớn. Nhưng vấn đề đặt ra ở Việt Nam là: hiện tại trẻ em dưới 16 tuổi không phải chịu phạt vi phạm hành chính bằng tiền, và không có chế tài áp dụng đối với người lớn khi đèo trẻ em trên xe mà không cho trẻ đội mũ bảo hiểm là một hạn chế đối với việc thi hành luật đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em. Thực tế, quan sát việc đội mũ bảo hiểm tại một số tỉnh tiêu biểu ngay sau khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho thấy tỷ lệ đội mũ trung bình ở người lớn là 96%, tuy nhiên tỷ lệ này ở trẻ em chỉ đạt 39%. Theo WHO thì tổ chức này đang hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và sửa đổi những quy định liên quan nhằm cho phép áp dụng chế tài đối với người lớn đèo trẻ em trên xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm. Tiến sỹ Olivé cũng đưa ra khuyến cáo: "Hãy đội mũ bảo hiểm cho con bạn và đảm bảo cài quai mũ chắc chắn vào mọi lúc. Đừng biến con bạn trở thành một con số trong báo cáo tai nạn giao thông đường bộ". . Sau 1 năm thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm: Quên đội mũ bảo hiểm cho trẻ em! Thứ Năm, 18 /12 /2008-2:53 AM Gửi cho bạn bè Bản để in "Kẽ. thi hành luật đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em. Thực tế, quan sát việc đội mũ bảo hiểm tại một số tỉnh tiêu biểu ngay sau khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho thấy tỷ lệ đội mũ trung bình. không đội mũ bảo hiểm khi được đèo bằng xe gắn máy. Bởi, cần ghi nhớ rằng, không có trường hợp ngoại lệ nào trong việc thực hiện việc đội mũ bảo hiểm, và trẻ em, cũng cần phải đội mũ bảo hiểm